Giáo án Khoa học lớp 5 Cánh diều Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường

Giáo án Khoa học lớp 5 Cánh diều Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:

- Tóm tắt được những nội dung chính đã học dưới dạng sơ đồ.

- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng của chủ đề vào giải quyết một số tình huống đơn giản trong cuộc sống.

2. Năng lực:

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong chủ đề Sinh vật và môi trường.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ ý kiến, trình bày kết quả nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách xử lí rơm rạ sau thu hoạch.

Quảng cáo

Năng lực khoa học tự nhiên:

- Tóm tắt được những nội dung chính đã học dưới dạng sơ đồ.

- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng của chủ đề vào giải quyết một số tình huống đơn giản trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

- Trách nhiệm: Có ý thức và hành động cụ thể để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên:

- Giáo án, máy tính, máy chiếu.

- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.

2. Đối với học sinh:

- SGK.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

Quảng cáo

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS trình bày được một hoặc một số nội dung thuộc chủ đề sinh vật và môi trường; trình bày được kiến thức đã vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS: Hãy nêu những nội dung em đã học ở chủ đề này. Em đã vận dụng những kiến thức đó như thế nào?

- GV mời đại diện 2 -3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tuyên dương các HS có câu trả lời đúng.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ những kiến thức đã học thuộc chủ đề Sinh vật và môi trường này, các con sẽ tổng hợp kiến thức và vận dụng xử lí các tình huống về môi trường trong thực tế trong bài học Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức đã học về chủ đề Sinh vật và môi trường

a. Mục tiêu: HS

- Hệ thống được những kiến thức đã học về con người và sức khoẻ.

- Củng cố kĩ năng trình bày.

b. Cách thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu các nhóm dựa vào sơ đồ gợi ý về chủ đề Con người và sức khoẻ SGK trang 99, vẽ sơ đồ tư duy về chủ đề Sinh vật và môi trường:

Trình bày về chủ đề Sinh vật và môi trườngdựa vào gợi ý dưới đây.

Giáo án Khoa học lớp 5 Cánh diều Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường

- GV mời các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình trước lớp. GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm nhóm mình.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

- HS nêu nối tiếp:

+ Các yếu tố của môi trường, chức năng của môi trường, tác động của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,...

+ Trồng cây cần đủ các yếu tố đất, nước, không khí và ánh sáng,...; nuôi chó mèo cần cho ăn, tập cho chó mèo đi vệ sinh đúng chỗ,...

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

- HS nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ, nhóm trưởng phân công mỗi bạn nhận một nội dung để vẽ sơ đồ tư duy, sau đó tập hợp lại tạo thành một sơ đồ tư duy chung về chủ đề Sinh vật và môi trường của cả nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.

Gợi ý:

+ Chức năng cơ bản của môi trường đối với sinh vật và con người:

Cung cấp chỗ ở. Ví dụ: cung cấp chỗ ở cho các loài động vật như hổ, báo, hươu,…

• Cung cấp thức ăn, nước uống. Ví dụ: cung cấp nước uống cho ngựa, nai,…

• Bảo vệ sinh vật khỏi các tác động bên ngoài như thời tiết xấu, sự tấn công của kẻ thù. Ví dụ: làm nơi trú nấp cho các loài yếu thế như hươu, nai, thỏ,…

• Chứa đựng các chất thải. Ví dụ: chứa chất thải của tất cả các loài động vật.

+ Tác động của con người đối với môi trường:

• Tác động tích cực: trồng cây gây rừng, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

• Tác động tiêu cực: Khai thác các khoáng sản qúa mức, chặt phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,..

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học lớp 5 Cánh diều chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Khoa học lớp 5 mới nhất của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Khoa học 5 chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học