Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

Thời gian thực hiện: 4 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Vẽ được hình biểu diễn và nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng.

- Dựng được ảnh của một vật qua gương phẳng.

- Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh

ảnh, để tìm hiểu vấn đề ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu về tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng trong các trường hợp khác nhau, biết cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

Quảng cáo

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực nhận biết:Nhận biết được các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. Xác

định được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng trong các trường hợp đặt vật.

- Năng lực tìm hiểu:Dựa vào quan sát thí nghiệm, nêu được tính chất của ảnh tạo bởi

gương phẳng, xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng. Từ đó có thể vẽ ảnh của

một vật tạo bởi gương phẳng.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng giải thích được các hiện tượng trong đời sống thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm.

- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Nhân ái, trách nhiệm, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên:Chuẩn bị:

Quảng cáo

- Kế hoạch bài học.

- - Học liệu:Cho mỗi nhóm học sinh: 1gương phẳng có giá đỡ, 1 tờ giấy trắng, 1 tấm kính trong có giá đỡ, 2 vật bất kỳ giống nhau, 1 cây nến, diêm để đốt nến, 1 phiếu giao việc, 1 bút chì, 1 thước đo độ, 1 thước thẳng.

2.Học sinh

- Sách, vở, dụng cụ học tập, 1 bút chì, 1 thước đo độ, 1 thước thẳng.

- Ôn tập cách vẽ tia phản xạ, vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng.

- Ôn tập định luật phản xạ ánh sáng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

- Tổ chức tình huống học tập.

Quảng cáo

b. Nội dung:Giải thích được hiện tượng thực tế.

c.Sản phẩm:Các câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên: Tại sao chữ AMBULANCE trên đầu xe cứu thương lại phải viết ngược từ phải sang trái

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh: Trả lời yêu cầu.

- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận

HS: Chữ AMBULANCE trên đầu xe cứu thương được viết ngược từ phải sang trái nhằm mục đích để người đi đường khi nhìn vào gương chiếu hậu của mình sẽ thuận lợi đọc được chữ “AMBULANCE” theo chiều xuôi, từ đó dễ dàng nhận ra xe cứu thương mà chủ động nhường đường cho xe qua.

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 1)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

→ Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1:Ảnh của vật qua gương phẳng

a. Mục tiêu:Tổ chức tình huống học tập.

b. Nội dung:Nhận biết được mục đích hàng ngày chúng ta thường sử dụng gương phẳng để làm gì?

c.Sản phẩm:HS hiểu được công dụng của gương phẳng và có sự tò mò: vì sao lại có hình tháp lộn ngược trên mặt nước?

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu học sinh:

+ Cầm gương lên soi và nói xem các em nhìn thấy gì trong gương?

+ Hãy nêu thêm ví dụ về ảnh của vật qua gương phẳng hoặc các mặt phản xạ khác.

?Nêu ý kiến của mình vì sao lại có hình tháp lộn ngược trên mặt nước?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS: làm theo yêu cầu của GVvà vì sao lại có hình tháp lộn ngược trên mặt n­ước.

- GV: theo dõi từng phương án.

- Dự kiến sản phẩm:Hình tháp lộn ngược trên mặt nước là ảnh của tháp trên mặt nước phẳng lặng giống như­ gương.

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận

HS báo cáo: Hình của một vật mà ta nhìn thấy trong gương gọi là ảnh của vật đó tạo bởi gương.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét và kết luận.

I. Ảnh của vật qua gương phẳng

Hình ảnh của vật nhìn thấy trong gương phẳng được gọi là ảnh của vật qua gương phẳng.

Ảnh của con mèo qua gương phẳng.

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 2)

- Ảnh của tháp rùa trên mặt nước phẳng, lặng.

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 3)

TIẾT 2

Hoạt động 2.2:Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng

a. Mục tiêu:

HS biết được tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi g­ương phẳng: Ảnh tạo bởi g­ương phẳng không hứng đ­ược trên màn chắn, lớn bằng vật; Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương).

b. Nội dung:Dùng các dụng cụ thực hành để xác định được tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

c.Sản phẩm:HS đề xuất, làm được thí nghiệm và rút ra được tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi g­ương phẳng.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

+ GV mời nhóm tr­ưởng nhận dụng cụ TN quan sát ảnh của chiếc pin và viên phấn trong g­ương và yêu cầu HS làm thí nghiệm, quan sát ảnh của chiếc pin và viên phấn trong gương. Sau đó trả lời các câu hỏi:

? 1. Có thể thu được ảnh qua gương phẳng trên màn chắn không?

? 2.Khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng có khoảng cách từ vật tới gương phẳng không?

? 3. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?

- GV yêu cầu HS nghĩ cách làm thí nghiệm để kiểm tra xem ảnh của vật qua gương phẳng có thu được trên màn chắn không.

- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo các bước sau để kiểm tra dự đoán về khoảng cách từ ảnh của vật tới tầm kính và độ lớn của ảnh so với vật (hình 17.2):

+ Đặt cây nến 1 trước tấm kính (không đặt sát vào kính) và thắp sáng

+ Di chuyển cây nến 2 ra phía sau tầm kính đến đúng vị trí ảnh của cây nên 1 (sao cho ảnh ngọn lửa của cây nên 1 nằm ở ngọn của cây nến 2).

=> So sánh độ lớn ảnh của cây nến 1 với cây nến 2; đo khoảng cách từ hai cây nến đến tấm kính để từ đó rút ra kết luận.

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 4)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh:Đọc SGK, tiến hành thí nghiệm và quan sát ảnh của chiếc pin và viên phấn trong gương, trao đổi nhóm tìm câu trả lời cho các câu hỏi của GV.

- Dự kiến sản phẩm HS:

+ Ảnh không hứng đư­ợc ảnh.

+ Dự đoán độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật:

+ Khoảng cách từ ảnh của vật tới gương bằng khoảng cách từ vật tới gương.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận (bên cột nội dung)

- Độ lớn ảnh của cây nến 1 với cây nến 2 bằng nhau.

- Khoảng cách từ hai cây nến đến tấm kính bằng nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức, ghi bảng.

II. Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng

1.Dự đoán về tính chất của ảnh qua gương phẳng

Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không thu được trên màn chắn.

Khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.

Độ lớn ảnh của vật bằng độ lớn của vật.

2. Thí nghiệm và kết luận

Thí nghiệm:

+Đặt cây nến 1 trước tấm kính (không đặt sát vào kính) và thắp sáng.

+ Di chuyển cây nến 2 ra phía sau tầm kính đến đúng vị trí ảnh của cây nên 1 (sao cho ảnh ngọn lửa của cây nên 1 nằm ở ngọn của cây nến 2).

Kết luận:

- Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.

- Khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng.

⇒ Dự đoán là đúng.

TIẾT 3

Hoạt động 2.3:Dựng ảnh của vật qua gương phẳng

a. Mục tiêu

-.Củng cố cho HS định luật phản xạ ánh sáng, các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Biết xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.

- Luyện tập kỹ năng vẽ ảnh của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.

b. Nội dung:Học sinh thực hành xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

c.Sản phẩm:Học sinh hoàn thành cách dựng ảnh của vật qua gương.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên:

+ Yêu cầu HS nghĩ cách dựng ảnh của một điểm S qua gương phẳng và dựng ảnh của một vật qua gương phẳng.

+ Yêu cầu HS hoạt động thực hành theo nhóm.

? 1.Giải thích tại sao chỉ nhìn thầy ảnh S' mà không thể thu được ảnh này trên màn chắn.

? 2.Hãy tìm cách vẽ hình biểu diễn ảnh của một vật qua gương phẳng mà không cần vẽ tia sáng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh tiếp nhận và tiến hànhTN.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS báo cáo kết quả thực hành:

+ Không hứng được S' trên màn vì chỉ có đường kèo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S' (tức ảnh ảo) chứ không có ánh sáng thật đến S'.

+ Ta có thể vẽ ảnh của vật theo 2 cách:

Cách 1: Sử dụng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ ảnh của vật, giao điểm của hai tia phản xạ kéo dài là ảnh của vật qua gương.

Cách 2: Sử dụng tính chất ảnh đối xứng với vật qua gương.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Học sinh nhận xét, bổ sung.

Giáo viên nhận xét và kết luận.

III. Dựng ảnh của vật qua gương phẳng

1. Dựng ảnh của một điểm S (nguồn sáng rất nhỏ)

Cách 1:

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 5)

Cách 2:

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 6)

2. Dựng ảnh của một vật qua gương phẳng

-Lấy A’ đối xứng với A qua gương.

- Lấy B’ đối xứng với B qua gương.

- Nối A’ với B’ ta được ảnh A’B’ của vật AB qua gương phẳng.

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 7)

TIẾT 4

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:Dùng các kiến thức vật lí để luyện tập củng cố nội dung bài học.

b. Nội dung:Hệ thống bài tập trắc nghiệm của giáo viên trong phần Phụ lục.

c.Sản phẩm:Học sinh hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm và trả lời BT trắc nghiệm.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Đại diện 1 nhóm HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu kết quả khác.

- Giáo viên nhận xét và kết luận câu trả lời đúng.

Phụ lục (BT trắc nghiệm)

Câu 1: C

Câu 2: D

Câu 3: C

Câu 4: A

Câu 5: B

Câu 6: C

Câu 7: A

Câu 8: C

Câu 9: B

Câu 10: A

4. Hoạt động 4:Vận dụng

a. Mục tiêu:HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

b. Nội dung:Vận dụng làm bài tập.

c.Sản phẩm:Bài làm của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vào giải bài tập thực tế.

Bài 1:Bạn A đứng cách bức tường 4 m, trên tường treo thẳng đứng một tấm gương phẳng rộng và nhìn thấy ảnh của mình trong gương. Bạn A phải di chuyển về phía nào, một khoảng bao nhiêu để cách ảnh của mình 2 m?

Bài 2: Ảnh của chữ "TÌM" trong gương phẳng là chữ gì?

Bài 3: Giải thích tại sao chỉ nhìn thấy ảnh S’ mà không thể thu được ảnh này trên màn chắn.

Bài 4: Giải thích được cách bố trí gương trong tiệm cắt tóc, tiệm trang điểm, cửa hàng thời trang,..

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 9)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Hoạt động cá nhân, hoàn thiệnbài tập

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Cá nhân HS trả lời

Bước 4:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Học sinh nhận xét, bổ sung.

Giáo viên nhận xét và kết luậnvà đưa ra một số cơ thể sinh vật có tính đối xứngtrong thực tế.

Tích hợp môi trường:

- Các mặt hồ, dòng sông trong xanh cũng là một gương phẳng, ngoài tác dụng đối với nông nghiệp, sản xuất còn có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tạo ra môi trường trong lành.

- Gương phẳng còn được dùng trong trang trí nội thất giúp ta có cảm giác phòng rộng hơn.

- Các biển báo giao thông, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông đẽ dàng nhìn thấy về ban đêm.

Vận dụng

Bài 1: Vì khoảng cách từ bạn A và ảnh của bạn A trong gương đến tấm gương bằng nhau nên để cách ảnh của mình 2 m thì bạn A phải đứng cách gương

2:2 = 1 (m).

Do đó bạn A phải di chuyển tiến gần đến tấm gương và cách gương 1 khoảng 1 m.

Bài 2: Ảnh của chữ “TÌM” trong gương phẳng là chữ “MÍT”.

Bài 3:

Vì ảnh này là ảnh ảo được tạo bởi giao điểm của các tia sáng phản xạ kéo dài.

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 8)

Bài 4:Trong tiệm cắt tóc người ta bố trí 2 cái gương:

+ Gương phía trước để người cắt tóc có thể nhìn thấy mặt và phần tóc phía trước của mình trong gương.

+ Gương treo phía sau có tác dụng tạo ảnh của mái tóc phía sau gáy, ảnh này được gương phía trước phản chiếu trở lại và người cắt tóc có thể quan sát được đồng thời ảnh của mái tóc phía trước lẫn phía sau khi nhìn vào gương trước mặt mình.

Một số cơ thể sinh vật có tính đối xứng:

+ Con bướm

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 10)

+ Con chuồn chuồn

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 11)

Một số vật có tính đối xứng:

+ Tháp Eiffel – Pháp.

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 12)

Đền Taj Mahal - Ấn Độ

Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng | Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 13)

Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại bài cũ.

- Làm bài tập ở SBT.

- Xem trước bài 18: Nam châm.

PHỤ LỤC: (BT TRẮC NGHIỆM)

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng Ảnh của một một vật qua một gương phẳng luôn là:

A. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

B. Ảnh thật cùng chiều và bằng vật, đối xứng nhau qua gương.

C. Ảnh ảo, cùng chiều, bằng vật, đối xứng nhau qua gương.

D. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 2: Câu nào trong những câu dưới đây là đúng?

A. Ảnh của một vật qua gương phẳng lớn hơn vật.

B. Ảnh của một vật qua gương phẳng nhỏ hơn vật.

C. Dùng màn chắn có thể hứng được ảnh của một vật qua gương phẳng.

D. Ảnh của một vật qua gương phẳng lớn bằng vật.

Câu 3: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng?

A. Hứng được trên màn hình và lớn bằng vật.

B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

D. Hứng được được trên màn và lớn hơn vật.

Câu 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?

A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.

B. Không hứng được trên màn.

C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Câu 5: Chọn phát biểu không đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?

A. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

B. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật.

C. Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương.

Câu 6: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng. Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng 600. Hãy tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương.

A. 200.

B. 450.

C. 600.

D. 300.

Câu 7: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’.

A. d = d’.

B. d > d'.

C. d < d’.

D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật.

Câu 8: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.

B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật.

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Khi soi gương, ta thấy:

A. Ảnh thật ở sau gương.

B. Ảnh ảo ở sau gương.

C. Ảnh thật ở trước gương.

D. Ảnh ảo ở trước gương.

Câu 10: Ảnh ảo là gì?

A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn.

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn luôn hứng được trên màn chắn.

C. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng song song với màn chắn.

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án KHTN 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án Khoa học tự nhiên 7 chuẩn của cả ba bộ sách mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên