Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 30: Polymer
Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 30: Polymer
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
‒ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu khái niệm polymer, monomer, mắt xích, cấu tạo, phân loại polymer (polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp), khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite.
‒ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
‒ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
‒ Năng lực nhận biết khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất vật lí chung của polymer (trạng thái, khả năng tan); Trình bày được các phương trình hoá học của phản ứng điều chế PE, PP từ các monomer.
‒ Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt được protein (len lông cừu, tơ tằm) với chất khác (tơ nylon).
‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật dụng làm bằng chất polymer, chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn, hiệu quả; Trình bày được ứng dụng của polyethylene; Ý thức được vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer không phân huỷ sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polymer trong đời sống.
3. Phẩm chất
‒ Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về polymer.
‒ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được GV và bạn cùng nhóm phân công.
‒ Trung thực, cẩn thận trong trình bày kết quả học tập của cá nhân và của nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
‒ Tranh ảnh trong SGK, tranh ảnh về các hạt nhựa, ống nhựa dẫn nước, chai đựng nước, ..., powerpoint bài giảng.
‒ Phiếu học tập, phiếu đánh giá HS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu
‒ Xác định được nội dung sẽ học trong bài là polymer, qua đó nhận biết được sự hiện diện của polymer và những ứng dụng của chúng trong đời sống.
‒ Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động.
b) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Để phát huy tính sáng tạo, tích cực khám phá kiến thức mới của HS, GV có thể sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật đặt câu hỏi hay kĩ thuật trình bày một phút, ..., kết hợp một số hình ảnh minh hoạ về polymer trong thực tiễn. GV đồng thời đặt câu hỏi để thu hút sự quan tâm, chú ý của HS:
+ Polymer là gì?
+ Polymer có cấu tạo, tính chất và ứng dụng gì?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
‒ HS suy nghĩ độc lập và trả lời theo ý kiến cá nhân.
‒ GV khuyến khích HS đưa ra càng nhiều phương án trả lời càng tốt.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một vài HS để trả lời câu hỏi khởi động.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
‒ GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS.
‒ GV dẫn dắt HS đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và đưa ra mục tiêu của bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Trình bày khái niệm polymer, monomer, mắt xích, tính chất vật lí của polymer
a) Mục tiêu
‒ Dựa vào thông tin và Hình 30.1 được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS trình bày được khái niệm polymer, monomer, mắt xích, cấu tạo, phân loại, tính chất vật lí của polymer.
‒ Phát triển được năng lực chủ động, sáng tạo, đồng thời kích thích sự khám phá kiến thức của HS thông qua quá trình hình thành kiến thức mới về khái niệm polymer, monomer, mắt xích, cấu tạo, phân loại, tính chất vật lí của polymer.
b) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
‒ GV chia lớp thành các nhóm đồng thời yêu cầu công việc: quan sát Hình 30.1 và tìm hiểu, thu thập thông tin về khái niệm polymer, monomer, mắt xích, cấu tạo, phân loại, tính chất vật lí của polymer trong SGK.
‒ GV có thể sử dụng phương pháp hỏi – đáp kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn cho HS thảo luận để trả lời câu Thảo luận 1 (SGK trang 128).
– Thông qua kết quả trả lời câu Thảo luận 1 của HS, GV giúp HS biết được khái niệm polymer, monomer, mắt xích, cấu tạo, phân loại, tính chất vật lí của polymer.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Từ thông tin trong SGK, GV theo dõi, động viên và giúp đỡ HS trả lời câu Thảo luận 1 theo mẫu Phiếu học tập số 1.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
GV chữa Phiếu học tập của HS, kết hợp với phương pháp đánh giá chéo hay đánh giá chẩn đoán giữa các nhóm HS để có kết quả báo cáo chuẩn xác.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
‒ HS nhận xét, bổ sung (nếu có), đánh giá Phiếu học tập của một số nhóm đại diện.
‒ GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.
Polymer là những hợp chất hữu cơ, có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo hoá học của polymer
a) Mục tiêu
‒ Dựa vào thông tin và Hình 30.2 được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS trình bày được cấu tạo hoá học của polymer.
‒ Thông qua quá trình hình thành kiến thức về cấu tạo hoá học của polymer để phát triển được các năng lực tự chủ, sáng tạo của HS.
b) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành các nhóm, sử dụng phương pháp trực quan và kết hợp với kĩ thuật phán đoán để hoàn thành câu Thảo luận bổ sung thông qua việc quan sát Hình 30.2 và tìm hiểu, thu thập thông tin về cấu tạo của polymer trong SGK.
Ứng với mỗi loại cấu tạo, hãy giới thiệu một số polymer có trong thực tiễn mà em biết.
– Kết quả trả lời các câu Thảo luận bổ sung của HS được trình bày trong Phiếu học tập. Qua kết quả trả lời, GV giúp HS biết được cấu tạo các loại polymer.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
‒ HS chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin từ SGK và nghĩ cách trả lời câu Thảo luận bổ sung theo gợi ý của GV.
‒ GV theo dõi, động viên và giúp đỡ HS trả lời câu Thảo luận bổ sung theo mẫu Phiếu học tập số 1.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV sử dụng phương pháp thuyết trình cho HS đại diện nhóm báo cáo sẽ trình bày nội dung phiếu học tập của nhóm.
– HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các nhóm khác.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
‒ Từ nội dung trình bày của nhóm bạn, HS rút ra nhận xét, bổ sung (nếu có), đồng thời đánh giá theo tiêu chí đã được GV hướng dẫn.
‒ GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.
Có 3 loại polymer theo cấu trúc:
• Mạch không nhánh.
• Mạch phân nhánh.
• Mạng không gian.
Hoạt động 4: Phân loại polymer theo nguồn gốc
a) Mục tiêu
‒ Dựa vào thông tin và Hình 30.3 được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS trình bày được cách phân loại polymer theo nguồn gốc.
‒ Phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù của HS thông qua quá trình hình thành kiến thức mới về cách phân loại polymer theo nguồn gốc.
b) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chia lớp thành các nhóm, sử dụng phương pháp trực quan và kết hợp với kĩ thuật phán đoán để hoàn thành các câu Thảo luận 2, 3 thông qua việc quan sát Hình 30.3 và tìm hiểu, thu thập thông tin về phân loại polymer theo nguồn gốc trong SGK.
– Kết quả trả lời các câu Thảo luận 2, 3 của HS được trình bày trong Phiếu học tập. Qua kết quả trả lời, GV giúp HS biết được các loại polymer theo nguồn gốc.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
‒ HS chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin từ SGK và nghĩ cách trả lời câu Thảo luận 2, 3 theo gợi ý của GV.
‒ GV theo dõi, động viên và giúp đỡ HS trả lời câu hỏi theo mẫu Phiếu học tập số 1.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
GV chữa Phiếu học tập của HS, kết hợp với phương pháp đánh giá chéo hay đánh giá chẩn đoán giữa các nhóm HS để có kết quả báo cáo chuẩn xác.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
‒ Từ nội dung trình bày của nhóm bạn, HS rút ra nhận xét, bổ sung (nếu có), đồng thời đánh giá theo tiêu chí đã được GV hướng dẫn.
‒ GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận.
+ Polymer là chất có khối lượng phân tử rất lớn, do các mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
Dựa theo nguồn gốc, polymer có 2 loại:
+ Polymer thiên nhiên: Tơ tằm, tinh bột, cellulose, …
+ Polymer tổng hợp: PE, PP, PVC, …
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án KHTN 9 Bài 31: Sơ lược về hóa học Vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
Giáo án KHTN 9 Bài 32: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate
Giáo án KHTN 9 Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án KHTN 9 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án Khoa học tự nhiên 9 chuẩn của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)