Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 48: Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất
Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 48: Phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.
– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày về sự phát triển của thế giới sinh vật trên Trái Đất, nguồn gốc xuất hiện của các nhóm sinh vật và sự phát sinh loài người; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái quát sự phát triển của thế giới sinh vật trên Trái Đất; Mô tả được nguồn gốc xuất hiện của sinh vật nhân thực từ sinh vật nhân sơ; Mô tả được sự xuất hiện và sự đa dạng hoá của sinh vật đa bào; Trình bày được khái quát sự hình thành loài người.
– Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các ví dụ cụ thể, làm rõ được nguồn gốc phát sinh của các loài sinh vật (kể cả loài người).
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất để giải thích được nguồn gốc chung của sinh giới.
3. Phẩm chất
– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
– Có quan điểm đúng đắn về sự hình thành sự sống và quá trình hình thành các loài sinh vật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Tranh, ảnh trong SGK và tranh, ảnh về sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, sự phát sinh loài người; bài giảng (bài trình chiếu).
– Phiếu học tập, bảng nhóm, phiếu đánh giá HS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu
– Xác định được nội dung sẽ học trong bài là về sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.
– Tạo tâm thế sẵn sàng tìm hiểu, thực hiện nhiệm vụ được giao để trả lời được câu hỏi đặt ra ở tình huống khởi động.
b) Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
– GV sử dụng thí nghiệm của hai nhà khoa học Miller và Urey nhằm tạo ra được một số amino acid như alanine, asparagine, glutamine, glycine, valine, proline, … trong điều kiện Trái Đất nguyên thuỷ để cung cấp thêm thông tin cho HS trả lời câu hỏi.
– GV định hướng cho HS đưa ra câu trả lời dựa vào cơ chế tiến hoá.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS suy nghĩ độc lập và đưa ra các câu trả lời.
– GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên vài HS để trả lời theo quan điểm cá nhân.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, đánh giá chung các câu trả lời của HS.
– GV dẫn dắt đến vấn đề cần tìm hiểu trong bài học và đưa ra mục tiêu của bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phát sinh và các giai đoạn tiến hoá của sự sống trên Trái Đất; Mô tả nguồn gốc xuất hiện của sinh vật nhân thực, sự xuất hiện và đa dạng hoá của sinh vật đa bào
a) Mục tiêu
Trình bày được sự phát sinh và quá trình tiến hoá của sự sống trên Trái Đất.
b) Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
– GV sử dụng phương pháp dạy học theo trạm để hướng dẫn HS trả lời các câu thảo luận trong SGK.
– GV tổ chức lớp học theo hình thức vòng tròn học tập mở, trong đó có ba trạm học tập.
Mỗi HS phải tham gia đủ ba trạm, gồm:
+ Trạm 1: Sự phát sinh và các giai đoạn tiến hoá của sự sống trên Trái Đất.
+ Trạm 2: Nguồn gốc xuất hiện của sinh vật nhân thực.
+ Trạm 3: Sự xuất hiện và đa dạng hoá của sinh vật đa bào.
– HS có thể tự do lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia mỗi trạm không quá 10 phút. GV có thể thiết kế thêm các trạm chờ (tuỳ theo không gian lớp học).
– Tại mỗi trạm, GV chuẩn bị nội dung theo gợi ý trong SGK, tăng cường sử dụng hình ảnh, sơ đồ, video,… có liên quan đến thông tin ở mỗi trạm. Nhiệm vụ của HS ở mỗi trạm là trả lời các câu hỏi thảo luận trong SGK theo mẫu Phiếu học tập số 1. Lưu ý: Tại trạm 2, GV cần đặt câu hỏi để HS tái hiện kiến thức về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (hoặc cho HS xác định dựa trên hình ảnh).
– Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 1.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận theo nhóm được phân công và đưa ra câu trả lời trong biên bản thảo luận nhóm.
– GV theo dõi và động viên, khích lệ HS đưa ra câu trả lời.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV yêu cầu đại diện một vài HS báo cáo kết quả.
– GV thu Phiếu học tập số 1 của HS, sử dụng phương pháp đánh giá đồng đẳng chéo giữa các nhóm bằng cách GV chữa bài, đưa ra thang điểm chấm để các nhóm đánh giá lẫn nhau.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– HS nhận xét, bổ sung, đánh giá phiếu học tập của một số nhóm đại diện (có thể bốc thăm hoặc theo chỉ định của GV).
– GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận:
+ Sự sống trên Trái Đất có nguồn gốc từ các hợp chất vô cơ, được hình thành và phát triển trải qua ba giai đoạn gồm: tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.
+ Tổ tiên của các sinh vật đơn bào nhân thực là các tế bào nhân sơ. Các sinh vật đơn bào nhân thực tiến hoá để hình thành các sinh vật đa bào thông qua các dạng sống tập đoàn. Nấm, động vật và thực vật được tiến hoá từ các nguyên sinh vật.
+ Sự tiến hoá lên cạn, trôi dạt lục địa và sự lan toả thích nghi đã làm tuyệt chủng nhiều nhóm sinh vật nhưng cũng làm xuất hiện nhiều nhóm sinh vật mới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự hình thành loài người
a) Mục tiêu
– Nêu được các giai đoạn hình thành loài người.
– Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh loài người.
b) Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung mục này theo hình thức trò chơi “Chúng ta là ai?”. Trong đó, GV cho HS quan sát hình ảnh về các dạng người khác nhau kèm theo nội dung mô tả đặc điểm về hình thái, giải phẫu để HS xác định. Từ các đặc điểm đã xác định, HS tiến hành tổng hợp thông tin để phân loại các loài người khác nhau.
– GV cho HS thảo luận theo cặp bằng kĩ thuật think – pair – share để trả lời các câu Thảo luận 4, 5 (SGK trang 210) theo mẫu Phiếu học tập số 2.
– Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 2.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS nghiên cứu nội dung SGK và trả lời câu hỏi trên Phiếu học tập số 2.
– GV theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động học tập để đưa ra câu trả lời.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
– GV yêu cầu đại diện một vài HS trình bày ý kiến.
– HS báo cáo, tiếp thu góp ý của các nhóm khác.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– Các HS nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời của bạn.
– GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận:
+ Tổ tiên của loài người là các nhóm người Hominin có não nhỏ, dáng đứng thẳng và có thể đi được bằng hai chân, bắt nguồn từ châu Phi và sống cách đây khoảng 6 – 7 triệu năm trước.
+ Quá trình tiến hoá đã hình thành nên các nhóm người khác nhau như:
• Vượn người phương nam sống cách đây khoảng 2 đến 3 triệu năm, đi bằng hai chân và đã biết sử dụng công cụ để tự vệ và tấn công.
• Người khéo léo sống cách đây khoảng 1,6 đến 2 triệu năm, đã biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
• Người đứng thẳng sống cách đây khoảng 35 000 đến 1,6 triệu năm, đã biết dùng lửa trong sinh hoạt.
• Người Neanderthal sống cách đây 35 000 đến 200 000 năm, đã biết săn bắn và có đời sống văn hoá.
• Người hiện đại xuất hiện vào khoảng 195 000 năm trước, đã có tiếng nói, bắt đầu có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.
• Sự phát sinh và tiến hoá của loài người chịu tác động của nhân tố sinh học và nhân tố xã hội nhưng các nhân tố xã hội là tác nhân quyết định.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án KHTN 9 Bài 45: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống
Giáo án KHTN 9 Bài 46: Khái niệm về tiến hoá và các hình thức chọn lọc
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án KHTN 9 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án Khoa học tự nhiên 9 chuẩn của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)