Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài tập Chủ đề 3

Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài tập Chủ đề 3

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 9 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:

- Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản trong chủ đề 3 Điện.

- Vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi và bài tập liên quan.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Phát huy tốt vai trò của bản thân trong các hoạt động thảo luận và nhận xét, tổng kết, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và các bạn trong lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải hợp lý cho những bài tập đòi hỏi sự tư duy; thể hiện được sự sáng tạo khi lập sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức của chủ đề.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, kể tên, phát biểu, phân loại, phân tích, phân biệt, so sánh, giải thích về các vấn đề của bài học.

Quảng cáo

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Hệ thống hóa được kiến thức về điện như: Định luật ôm, điện trở; đoạn mạch nối tiếp; đoạn mạch song song; năng lượng của dòng điện và công suất điện.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào việc giải các bài tập ôn tập chủ đề. Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Hứng thú liên hệ kiến thức học được với những tình huống thực tế.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Phiếu học tập, sơ đồ tư duy, tranh ảnh liên quan tới chủ đề điện.

2. Học sinh: Bảng nhóm, bút lông, kiến thức chủ đề điện.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức

a) Mục tiêu:

- Phát triển năng lực tìm tòi, khám phá, tư duy sáng tạo của học sinh trong việc hệ thống hóa kiến thức đã học.

- Phát triển khả năng quan sát và đánh giá các kiến thức.

Quảng cáo

b) Nội dung:

- GV hướng dẫn các nhóm HS hệ thống hóa kiến thức về điện bằng hình thức sơ đồ tư duy, với sự trợ giúp và gợi ý của GV. (Đã yêu cầu hs các nhóm chuẩn bị ở nhà)

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức về điện.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

SẢN PHẨM

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS các nhóm lên trình bày sơ đồ tư duy đã được chuẩn bị ở nhà.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm cử đại diện lên trình bày hoạt động nhóm.

- GV quan sát, lắng nghe các nhóm trình bày.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS đại diện nhóm lên trình bày.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động hệ thống hóa kiến thức của các nhóm.

Sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức cơ bản vềđiện (Sản phẩm gợi ý)

Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài tập Chủ đề 3 | Giáo án Khoa học tự nhiên 9

Quảng cáo

2. Hoạt động 2: Bài tập trắc nghiệm

a) Mục tiêu: Đánh giá được năng lực học sinh thông qua các câu hỏi trắc nghiệm.

b) Nội dung: GV hướng dẫn HS hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm.

c)Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

B

B

A

D

C

A

A

C

B

C

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

SẢN PHẨM

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV Y/c HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm Plicker.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét phần chơi của các HS, công bố kết quả và cho điểm những HS có bài làm tốt.

3. Hoạt động 3: Bài tập trắc nghiệm

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập.

b) Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập thông qua làm việc nhóm để định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề. (PHT 1)

c) Sản phẩm: Kết quả bài làm cá nhân và nhóm của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

SẢN PHẨM

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Vận dụng kiến thức về điện, GV tổ chức cho HS thảo luận giải các bài tập ở PHT 1.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm hoàn thành PHT 1.

- GV quan sát hỗ trợ nếu cần.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV chiếu kết quả của các nhóm lên tivi.

- HS quan sát, nhận xét và bổ sung.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- GV chốt lại những yêu cầu kiến thức cần đạt trong phiếu học tập.

- Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm.

PHỤ LỤC 1

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Khi đường kính của đoạn dây dẫn tăng tên gấp 2 lần thì:

A. Điện trở của đoạn dây dẫn tăng lên gấp 2 lần.

B. Điện trở của đoạn dây dẫn tăng lên gấp 4 lần.

C. Điện trở của đoạn dây dẫn giảm đi 2 lần.

D. Điện trở của đoạn dây dẫn giảm đi 4 lần.

Câu 2: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở suất?

A. Ôm (Ω)

B. Ôm mét (Ωm)

C. Vôn (V)

D. Paxcan (Pa)

Câu 3: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn tăng thì

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm.

C. Điện trở của đoạn dây dẫn tăng.

D. Điện trở của đoạn dây dẫn giảm.

Câu 4: Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến các đoạn dây dẫn có điện trở khác nhau?

A. Tiết diện của dây.

B. Vật liệu của dây.

C. Chiều dài của dây.

D. Màu sắc của dây.

Câu 5: Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn đó?

A. Không đổi khi thay đổi hiệu điện thế.

B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế.

C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.

D. Có lúc tăng, có lúc giảm tùy theo hiệu điện thế tăng ít hay nhiều.

Câu 6: Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp:

A. Luôn lớn hơn các điện trở thành phần.

B. Luôn nhỏ hơn các điện trở thành phần.

C. Lớn hơn điện trở thành phần nhỏ nhất nhưng nhỏ hơn điện trở thành phần lớn nhất.

D. cCó trường hợp lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất nhưng cũng có trường hợp nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất.

Câu 7: Hai điện trở R1 = 3Ω , R2 = 6Ω mắc song song với nhau, điện trở tương đương của mạch là :

A. R = 2Ω.

B. R = 4Ω.

C. R = 9Ω.

D. R = 6Ω.

Câu 8: Cho ba điện trở R1 = 3 Ω, R2 = 4 Ω và R3 = 6 Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm ba điện trở này mắc nối tiếp.

A. R = 7Ω.

B. R = 10Ω.

C. R = 13Ω.

D. R = 72Ω.

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án KHTN 9 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án Khoa học tự nhiên 9 chuẩn của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên