Giáo án Lịch Sử 10 Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII

Giáo án Lịch Sử 10 Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII

Xem thử Giáo án Sử 10 KNTT Xem thử Giáo án Sử 10 CTST Xem thử Giáo án Sử 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Thế kỷ XVI – XVIII, nước ta bị chia làm hai miền có hai chính quyền riêng biệt mà hầu như các tập đoàn phong kiến đang thống trị không còn khả năng thống nhất lại.

- Trước tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở cả hai miền, nguy cơ chia cắt đất nước ngày càng gia tăng và chính phong trào Tây Sơn, trong quá trình đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang thống trị đã làm nên thành tựu xoá bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống nhất lại đất nước.

- Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào nông dân còn hoàn thành hai cuộc kháng chiến (chống Xiêm và Thanh), bảo vệ độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước anh hùng của dân tộc.

2. Tư tưởng

- Giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước.

- Tự hào về người nông dân Việt Nam.

3. Kĩ năng

- Tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử.

- Bồi dưỡng khả năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử.

II. Chuẩn bị của Giáo viên & học sinh

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh, bản đồ Việt Nam.

- Một số nhận xét của thương nhân nước ngoài về kinh tế Việt Nam hay các đô thị Việt Nam.

2. Học sinh:

- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi, sưu tập tư liệu liên quan đến bài giảng.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:

1. Những biểu hiện về sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỷ XVI – XVIII ?

2. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI – XVIII ?

3. Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao ? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào ?

2. Mở bài:

Thế kỷ XVI – XVIII, đất nước ta bị chia cắt làm hai, chế độ phong kiến khủng hoảng ở cả hai miền, các tập đoàn phong kiến thống trị không còn khả năng thống nhất đất nước. Trước tình hình này, phong trào nông dân Tây Sơn đã đánh đổ các thế lực phong kiến thống trị, đánh bại giặc ngoại xâm, bước đầu thống nhất đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc.

3. Hình thành kiến thức mới

Mục tiêu & Phương thức Dự kiến sản phẩm

* Hoạt động 1: Toàn lớp và cá nhân

I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII

- GV giới thiệu sơ lược về tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài và Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII.

- Giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục.

- GV phát vấn kiến thức cũ:

?? Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kì này? (HS dựa vào SGK trả lời: Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất, Lê Duy Mật…)

- Đàng Trong: năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương.

- Năm 1771, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Đến năm 1788 phong trào Tây Sơn đã đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài, cơ bản thống nhất đất nước.

?? Sự kiện trên có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển của quốc gia dân tộc ?

- Chính quyền Đàng Trong cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu. Theo một giáo sĩ phương Tây, bấy giờ “gạo đắt như vàng… lên nhau” => phong trào nông dân bùng nổ khắp nơi.

* Hoạt động 2: Toàn lớp và cá nhân

- GV kể sơ nét về cuộc đời và sự nghiệp của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

?? Nguyên nhân khởi nghĩa Tây Sơn? Vì sao khởi nghĩa Tây Sơn được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ ?

- GV hướng dẫn học sinh đọc SGK, nêu các mốc thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình thống nhất đất nước mà phong trào Tây Sơn đã thực hiện, phân tích cho các em hiểu rõ ý nghĩa các sự kiện 1785, 1786-1788

- Giáo viên giảng giải cho HS hiểu sự phát triển của phong trào Tây Sơn; từ một cuộc khởi nghĩa nông dân phát triển thành một phong trào dân tộc, không chỉ đập tan các thế lực cát cứ mà còn đảm đương nhiệm vụ chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập của tổ quốc.

* Hoạt động 3: Toàn lớp và cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống Xiêm (1785) (GV chốt ý: Sau khi Tây Sơn giết 2 chúa Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần, chỉ có Nguyễn Ánh chạy thoát. Trong hai năm 1782 – 1783, Nguyễn Huệ đã hai lần đánh bại nguyễn Ánh ở gia Định, Nguyễn Ánh phải bỏ chạy sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm sai Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta. Vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ vào Nam chống giặc)

II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII

- GV sử dụng lược đồ “Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút” để trình bày diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống Xiêm (Đêm 19, rạng 20.01.1785, Nguyễn Huệ nhử địch vào trận địa mai phục, giết 4 vạn binh Xiêm)

- Dẫn câu nói: “.. người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (1785), ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”để HS thấy rõ chiến công oanh liệt của Tây Sơn.

1. Kháng chiến chống Xiêm (1785)

- Được Nguyễn Ánh cầu viện, 5 vạn quân Xiêm sang xâm lược nước ta.

- Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức đánh tan giặc tại trận Rạch Gầm – Xoài Mút, miền Nam trở lại yên bình.

?? Ý nghĩa chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút ? (đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn).

* Hoạt động 4: Toàn lớp và cá nhân

2. Kháng chiến chống Thanh (1789)

- GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định nguyên nhân cuộc kháng chiến chống Thanh.

- Được Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân quân Thanh sang xâm lược nước ta, đất nước lại rơi vào cảnh loạn lạc.

- GV đọc (hoặc đề nghị HS đọc bài hiểu dụ của vua Quang Trung), phân tích ý nghĩa của bài hiểu dụ:

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng.

Đánh cho nó chích luân bất phản,

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.(Thể hiện ý thức dân tộc, quyết tâm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc).

- GV sử dụng lược đồ, trình bày sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống Thanh, qua đó giúp HS thấy đượcï thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ – Quang Trung và tinh thần dân tộc của nghĩa quân Tây Sơn.

- GV đề nghị HS đọc bài thơ của Ngô Ngọc Du để hiểu được tình cảm dân tộc đối với phong trào Tây Sơn.

- Để chuẩn bị tiến quân ra Bắc, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung.

- Đúng giao thừa Tết Kỷ Dậu 1789, quân ta được lệnh lên đường. Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, đến trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, quân ta chiến thắng vang dội trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa, đánh bại hoàn toàn quân Thanh.

* Hoạt động 5: Toàn lớp và cá nhân

- GV phát vấn:

?? Dựa vào nội dung vừa học, các em hãy cho biết phong trào Tây Sơn đã có những công lao gì với dân tôc ?

Hs nghe và ghi chép.

III. Vương triều Tây Sơn

*Sự thành lập

- Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng Đế (hiệu Thái Đức), vương triều Tây Sơn thành lập.

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế quản lý từ Thuận Hoá trở ra Bắc.

*Các chính sách

- Khôi phục sản xuất, tổ chức lại chính quyền, công tác giáo dục, thi cử.

↠ Đất nước ổn định, quân đội tổ chức tốt.

- Quan hệ thân thiện với nhà Thanh, Lào và Chân Lạp.

*Sự sụp đổ

- Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39.

- Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.

4. Củng cố bài

1. Đặc điểm và nguyên nhân cuộc kháng chiến chống Thanh.

2. Chuẩn bị các câu hỏi trang 120, SGK

5. Ôn tập và chuẩn bị bài:

- Học ba câu hỏi trong sách giáo khoa, trang 103.

- Đọc trước SGK bài 24: “ Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI – XVIII ”

- Sưu tập tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học mới.

Xem thử Giáo án Sử 10 KNTT Xem thử Giáo án Sử 10 CTST Xem thử Giáo án Sử 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 10 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên