Giáo án Lịch Sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Giáo án Lịch Sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Xem thử Giáo án Sử 10 KNTT Xem thử Giáo án Sử 10 CTST Xem thử Giáo án Sử 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ta nửa đầu thế kỷ XIX dưới vương triều Nguyễn.
- Nhận xét được chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng cho HS ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập.
- Giáo dục ý thức quan tâm đến đời sống nhân dân đất nước mà trước hết là những người xung quanh.
3. Kĩ năng
Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày, phân tích, so sánh gắn sự kiện với thực tế cụ thể.
4. Định hướng các năng lực hình thành
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện sự kiện
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & học sinh
1. Giáo viên:
Giáo án, tranh ảnh, bản đồ VN thời nhà Nguyễn và tài liệu tham khảo liên quan đến bài học,máy tính.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài trước ở nhà
- Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Trình bày, khái quát, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét, phân tích lược đồ...
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Tạo tình huống
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Phương thức tiến hành: GV đưa ra hình ảnh Nguyễn Ánh và giới thiệu về nhân vật này
c. Dự kiến sản phẩm: Sau khi đánh bại các vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, thành lập nhà Nguyễn. Trong 50 năm đầu thống trị, nửa đầu thế kỷ XVIII tình hình đất nước ta đã thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 25.
2. Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu & Phương thức | Dự kiến sản phẩm | ||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước của triều Nguyễn (cá nhân). |
I. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao |
||||||||||||||
GV gợi cho HS nhớ lại sự kiện 1792 vua Quang Trung mất, Triều đình rơi vào tình trạng lục đục, suy yếu, nhân cơ hội đó, Nguyễn Ánh đã tổ chức tấn công các vương triều Tây Sơn. 1802 các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi vua. GV giảng giải thêm về hoàn cảnh lịch sử đất nước và thế giới khi nhà Nguyễn thành lập. Trong bối cảnh lịch sử mới yêu cầu phải củng cố ngay quyền thống trị của nhà Nguyễn. |
- Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long)→ Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). |
||||||||||||||
GV? Sau khi lên ngôi Gia Long đã bắt tay vào việc tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào. HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, bổ sung và kết luận. GV có thể dùng bản đồ Việt Nam thời Minh Mạng để chỉ các vùng từ Ninh Bình trở ra Bắc là Chấn BắcThành, từ Bình Thuận trở vào Nam là Chấn Gia Định Thành. Chính quyền Trung ương chỉ quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Còn lại hai khu tự trị Tổng chấn có toàn quyền. Đó là giải pháp tình thể của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên ngôi. GV tiếp tục trình bày kết hợp bản đồ Việt Nam thời Minh Mạng, yêu cầu HS quan sát và nhận xét. GV kết luận. |
* Tổ chức bộ máy nhà nước. - Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê. Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực doanh (Trung Bộ) do Triều đình trực tiếp cai quản. - Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. - Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử. - Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc. - Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ. |
||||||||||||||
Hoạt động 2: Tìm hiểu chính sách ngoại giao của triều Nguyễn.(cá nhân). |
* Ngoại giao. |
||||||||||||||
GV trình bày khái quát chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn. GV? Em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn, mặt tích cực và hạn chế? HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung, kết luận: |
- Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc). - Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục. - Với phương Tây: đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ. |
||||||||||||||
Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình kinh tế của nhà Nguyễn. (theo nhóm). |
II. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn |
||||||||||||||
GV: Tìm hiểu về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp của nước ta dưới triểu Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX? HS theo dõi sgk, trao đổi theo nhóm nhỏ, phát biểu. GV bổ sung, kết luận. |
* Nông nghiệp: - Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền. - Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức. - Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều. - Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ. |
||||||||||||||
GV có thể so sánh với chính sách quân điền thời kỳ trước để thấy được ở thời kỳ này do ruộng đất công còn nhiều cho nên quân điền có tác dụng rất lớn còn ở thời Nguyễn do ruộng đất công còn ít nên tác dụng của chính sách quân điền không lớn. Một hình thức khẩn hoang phổ biến ở thời Nguyễn đó là hình thức: khẩn hoang doanh điền: Nhà nước cấp vốn ban đầu cho nhân dân → mua sắm nông cụ, trâu bò để nông dân khai hoang , ba năm sau mới thu thuế theo ruộng tư. Chính sách này đưa đến kết quả lớn: có những nơi một năm sau đã có huyện mới ra đời như Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình). |
Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao. + Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu. |
||||||||||||||
GV: Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Nguyễn? Có biến đổi so với thời trước không? Mức độ tiếp cận với khoa học kĩ thuật như thế nào? |
* Thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ). + Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước. - Trong nhân dân: Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước. |
||||||||||||||
HS suy nghĩ, so sánh với công nghiệp của phương Tây để trả lời: + Nhìn chung thủ công nghiệp vẫn duy trì phát triển nghề thủ công truyền thống (cũ). + Đã tiếp cận chút ít với kĩ thuật phương Tây như đóng thuyền máy chạy bằng hơi nước. Nhưng do chế độ công thương hà khắc nên chỉ dừng lại ở đó. |
* Thương nghiệp + Phát triển chậm chạp. + Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng: Hoa, Xiêm, Malai. Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng. Đô thị tàn lụi dần. |
||||||||||||||
Hoạt động 4: Cả lớp |
III. Tình hình văn hóa - giáo dục |
||||||||||||||
GV yêu cầu HS lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX theo mẫu:
HS theo dõi SGK tự lập bảng thống kê. Sau khi HS lập bảng thống kê xong GV có thể chiếu bảng thống kê đã chuẩn bị sẵn lên màn hình TV. HS: Đối chiếu phần của mình tự làm với bảng thông tin phản hồi của GV để chỉnh sửa cho chuẩn xác. GV? Em có nhận xét gì về Văn hóa - Giáo dục thời Nguyễn? HS suy nghĩ trả lời GV nhận xét, kết luận |
- Nghệ thuật dân gian - Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỷ trước. - Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo. - Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan. - Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí... - Kinh đô Huế, Lăng tẩm, Thành Lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội. |
3. Hoạt động luyện tập
GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học về lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa nước ta nửa đầu thế kỷ XIX. Cho HS làm các bài tập trắc nghiệm liên quan.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
Trong quá trình bài học. GV có thể cho HS làm các bài tập nâng cao.
V. Hướng dẫn học sinh tự học
- HS học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài mới. Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân. Nắm:
+ Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân ta.
+ Tìm hiểu các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
Xem thử Giáo án Sử 10 KNTT Xem thử Giáo án Sử 10 CTST Xem thử Giáo án Sử 10 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 10 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử 10 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử 10 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)