Giáo án Lịch Sử 7 Bài 14 phần 4: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
Giáo án Lịch Sử 7 Bài 14 phần 4: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Hiểu được vì sao ở thế kỉ XIII, trong 3 lần kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên, quân dân ĐV đều thắng lợi . Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống xâmlược Mông Nguyên .
2. Thái độ
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
- Bài học kinh nghiệm lịch sử về truyền thống đoàn kết dân tộc.
3. Kĩ năng
Phân tích so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung .
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm qua cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về công cuộc bảo vệ đất nước ta hiện nay. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về cuộc khãng chiến của ông cha ta.
II. Phương pháp dạy học
Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.
III. Phương tiện
Tranh ảnh, lược đồ diễn biến ba lần cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Lược đồ diễn biến ba lần cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
- Đoạn trích Hịch Tướng Sĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các tướng của Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là nguyên nhân tháng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
- Thời gian: 2 phút.
- Tổ chức hoạt động
- GV cho học sinh đọc câu : “ Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” Em hãy nêu ý nghĩa của câu nói này? Muốn đánh giặc để bảo vệ đất nước phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc vì vậy nhà Trần rất quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân, gần giũ dân
- Dự kiến sản phẩm
Tạo điều kiện để dân phát triển là kế sách lâu dài và quan trọng nhất để giữ nước. Muốn đánh giặc để bảo vệ đất nước phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc vì vậy nhà Trần rất quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân, gần giũ dân
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Qua ba lần khãng chiến chống quân Mông Nguyên giành thắng lợi đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu và mặc dù tương quan lực lượng luôn nghiên về quân giặc nhưng quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ vang và có ý nghĩa gì đối với đất nước, trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học này.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1 Nguyên nhân thắng lợi.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được các nguyên nhân dẫn đến sự thắng lợi của quân dân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
- Phương pháp: cá nhân, nhóm.
- Phương tiện: Máy chiếu
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi Những nguyên nhân nào làm cho cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên dân tộc ta đều thắng lợi ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). ? Hãy nêu 1 số dẫn chứng vế tinh thần đoàn kết của dân tộc ta? ? Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho 3 lần kháng chiến? ? Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
1.Nguyên nhân thắng lợi : - Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia . - Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt . - Tinh thần hi sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội nhà Trần . - Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những ngươì chỉ huy . |
2. Hoạt động 2 Ý nghĩa lịch sử.
- Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của thắng lợi trong ba lần lkhangs chiến chống Mông Nguyên.
- Phương pháp: cá nhân.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Thời gian: 16 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho cả lớp nghiên cứu sgk, trả lời câu hỏi Những thắng lợi đó của quân ta trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa gì ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). Hoạt động nhóm đôi B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp. Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập Thảo luận : Bài học lịch sử từ 3 lần chiến thắng xâm lược Mông Nguyên ? B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). B3: HS: báo cáo, thảo luận B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
Ý nghĩa lịch sử : - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ . - Góp phần xây đắp truyền thống quân sự VN . - Để lại nhiều bài học vô cùng quí giá - Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác . |
3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mộng.
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên là
A. Trần Hưng Đạo.
B. Trần Quang Khải .
C. Trần Thủ Độ.
D. Trần Thái Tông.
Câu 2: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cả ba lần kháng chiến chống quân Nguyên là
A. tự vũ trang đánh giặc
B. Bắt sứ giả của giặc .
C. Chặn đánh địch khi chúng mới đến
D. Thực hiện “ vườn không nhà trống”
Câu 3: Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên?
A. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên, .
B. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc .
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.
D. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.
Câu 4: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên?
A. Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến .
B. Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết.
C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
D. Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ .
Câu 5: Thắng lợi của 3 lần cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên để lại bài học quí giá là
A. dốc toàn bộ lực lượng để đối phó.
B. lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều.
C. củng cố khối đoàn kết toàn dân .
D. Xây dựng phòng tuyến để chống giặc.
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- HS biết nhận xét, phân tích nguyên nhân thắng lợi của nhân dân ta .
2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành
Câu hỏi: Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên do chiến lược chiến thuật đúng đắn của sáng tạo của bộ chỉ huy. Bằng kiến thức đẫ học em hãy chứng minh
+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi.
3. Dự kiến sản phẩm:
* Chiến lược chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy được biểu hiện là:
- Thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc.
- Biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã chuẩn bị từ trước.
- Buộc từ thế mạnh sang thế yếu, từ thế chủ động sang thế bị động.
Học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài 15.
Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 7 chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài 15 phần 1: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài 15 phần 2: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài 16 phần 1: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)