Giáo án Lịch Sử 7 Bài 27 phần 1: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Giáo án Lịch Sử 7 Bài 27 phần 1: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài, học sinh:

- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền. Các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh và khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương tây.

- Các ngành kinh tế thời Nguyễn còn có nhiều hạn chế

2. Thái độ

- Thấy được chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử, nền kinh tế- xã hội không có điều kiện phát triển

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tư duy lô gic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện tình hình chính trị- kinh tế dưới thời Nguyễn

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, các câu ca dao, tục ngữ về chế độ phong kiến nhà Nguyễn

+ So sánh, phân tích tình hình chính trị- kinh tế qua từng thời kì

+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống: có ý thức về tình đoàn kết và tình yêu quê hương đất nước.

II. Phương pháp dạy học

Nêu vấn đề, .....

III. Phương tiện

Tranh ảnh

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Bản đồ Việt Nam.

- Lược đồ đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn (1832)

- Tranh ảnh về quân đội thời Nguyễn

- Tư liện có liên quan

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: GV cho HS quan sát những hình ảnh H6.1, 6.2, 6.3 trong sgk Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài học.

2. Phương thức:

- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:

+ Em hãy cho biết nội dung của các bức tranh.

+ Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình hình kinh tế- chính trị của nước ta thời Nguyễn.

- HS quan sát, trả lời

3. Dự kiến sản phẩm

- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

+ Ba hình ảnh này là: Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn, Quan võ thời Nguyễn, Lính cận vệ thời Nguyễn.

+ Tuy nhiên, các em chưa nắm được tình hình chính trị- kinh tế dưới thời Nguyễn thế nào:

- Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Vua Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho cả đất nước. Thái tử Quang Toản lên ngôi đã không đập tan âm mưu xâm lược của Nguyễn Anhs, triều Tây Sơn tồn tại được 25 năm thì sụp đổ. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập. Để rõ hơn chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài 27

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Hoạt động 1

Mục 1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

* Mục tiêu: HS nắm được nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?

* Phương thức: Hoạt động nhóm.(12-14 phút)

* Tổ chức hoạt động:

- GV: giới thiệu cho Hs triều Tây Sơn sau khi Quang Trung mất, Quang Toản không đủ sức gánh vác công việc đất nước, Nguyễn Nhạc an phận không lo việc đất nước về sau.

? Nhân cơ hội triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã có hành động gì?

- GV: dùng lược độ tường thuật lại trận chiến Nguyễn Ánh đánh đổ Tây Sơn

? Sau khi Nguyễn Ánh đánh đổ triều Tây Sơn đã có hành động gì?

- Hoạt động nhóm

-B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

Nhóm 1:Nhìn trên lược đồ cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn. Kể tên 1 số đơn vị tỉnh và ohur trực thuộc?

Nhóm 2: Vua Gia Long củng cố luật pháp thế nào?Em biết gì về nội dung bộ luật

Nhóm 3: Nhà Nguyễn thi hành biện pháp gì để củng cố quân đội?Mô tả hình 6.2, 6.3 trong sgk?

Nhóm 4: Về ngoại giao nhà Nguyễn đã làm gì?

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo, thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). HS nhóm khác có thể chất vấn nhóm bạn với việc đặt câu hỏi: vì sao, như thế nào.

Ví dụ:

+ Nhóm 1: Nhóm bạn hỏi: Bạn có nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính?

+ Nhóm 2: nhóm bạn hỏi: bạn có biết bộ hoàng triều hình luật có bao nhiêu quyển , bao nhiêu điều?

+ Nhóm 3: nhóm bạn hỏi: Qua hình 6.2, 6.3 bạn thấy nhà nước ta thời kì đó như thế nào?

+ Nhóm bạn hỏi: Hậu quả của chính sách đó là gì?

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

- Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân( Huế) làm kinh đô.

- Năm 1806 lên ngôi hoàng đế, nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố.

- Năm 1815 nhà Nguyễn ban hành lậu Gia Long.

- Năm 1931 chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

- Quân đội: nhiều binh chủng, xây dựng thành trì vững chắc

→ Quan tâm và củng cố quân đội.

- Đối ngoại: thần phục nhà Thanh

Hoạt động của GV & HS Nội dung

Hoạt động 2.

Mục 2. Kinh tế dưới triều Nguyễn

*Mục tiêu: Học sinh thấy được tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp dưới triều Nguyễn.

*Phương thức: Hoạt động nhóm. (12 phút)

* Tổ chức hoạt động

-B1: GV giao nhiệm vụ cả lớp chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

Nhóm 1:Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào?

Nhóm 2: Thời Nguyễn có quan tâm tu sửa đê điều không? Tại sao việc đê điều gặp khó khăn?

Nhóm 3: Tình hình thủ công nghiệp ở triều Nguyễn như thế nào?

Nhóm 4: Tình hình thương nghiệp ở triều Nguyễn như thế nào?

-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo, thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). HS nhóm khác có thể chất vấn nhóm bạn với việc đặt câu hỏi: vì sao, như thế nào.

Ví dụ:

+ Nhóm 1: Nhóm bạn hỏi: vì sao diện tích canh tác được tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong?

+ Nhóm 3: nhóm bạn hỏi: bạn có suy nghĩ gì về tài năng của thợ thủ công nước ta đầu thế kỉ XIX?

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Kinh tế dưới triều Nguyễn

a. Nông nghiệp:

- Chú trọng khai hoang

- Lập ấp, đồn điền

- Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến

b. Thủ công nghiệp:

- Thợ thủ công có điều kiện phát triển nhưng không bị kìm hãm.

c. Thương nghiệp:

- Nội thương: Buôn bán phát triển

- Ngoại thương: Hạn chế buôn bán với người phương tây

3.3. Hoạt động luyện tập:

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: tình hình chính trị, kinh tế dưới triều Nguyễn.

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

3. Dự kiến sản phẩm

GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng:

1. Mục tiêu:

- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá về sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức:

Câu 1 Tình hình kinh tế nước ta nữa đầu thế kỉ XIX so với kinh tế nước ta hiện nay như thế nào?

Câu 2.Liên hệ suy nghĩ của mình cần làm gì để đấ nước giàu mạnh.

b. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

+ Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu về tình hình chính trị- kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn.

+ Liên hệ với tình hình thực tế nước ta và địa phương hiện nay, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm (VD: Bằng những hiểu biết của bản thân em hãy đánh giá thực trạng kinh tế, chính trị hiện nay như thế nào?

- HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh…). VD: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ miêu tả về nông nghiệp ở địa phương em.

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

3. Dự kiến sản phẩm:

- Thực trạng kinh tế, chính trị của nước ta hiện nay:

- Đề xuất một số biện pháp:

+ Có cơ chế chính sách hợp lý…

Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 7 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên