Giáo án Lịch Sử 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến
Giáo án Lịch Sử 7 Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến
Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Thời gian hình thành và tồn tại của xã hội phong kiến.
- Nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong xã hội.
- thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.
2. Thái độ
Giáo dục niềm tin, long tự hào và truyền thống lịch sử, thành tựu văn hoá, khoa học kĩ thuật mà các dân tộc đã đạt được trong thời phong kiến.
3. Kĩ năng
Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, biến cố lịch sử, từ đó rút ra nhận xét, kết luận càn thiết.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp trực quan, nhóm
III. Phương tiện
- Ti vi.
- Máy vi tính.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Giáo án word
- Bản đồ thế giới
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Sự phát triển của vương quốc Cam Pu Chia thời Ăng co được biểu hiện như thế nào?
- Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của các vua Lạn Xạng?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là thời gian tồn tại và nền kinh tế của các nước phong kiến, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở châu Âu và phương Đông có gì khác nhau.
Dụ kiến sản phẩm: Châu Âu chế độ phong kiến hình thành muộn hơn phương Đông nhưng lại phát triển sớm hơn và suy vong sụp đổ diễn ra nhanh còn phương Đông phát triển muộn và suy yếu kéo dài.
- Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Qua các tiết học trước, chúng ta đã biết được sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến ở cả phương Đông và phương Tây. Chế độ phong kiến là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1 Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.
Mục tiêu: Trình bày được những nét chính Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện: máy chiếu
- Thời gian: 18 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập -Yêu cầu HS đọc kênh chữ. GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm: chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm đảm nhận giải quyết một vấn đề giáo viên chuyển giao ? cơ sở kinh tế của XHPK phương Đông và phương Tây là gì? ? Trình bày các giai cấp cơ bản trong XHPK ở cả phương Đông và châu Âu? ? Hình thức bóc lột chủ yếu trong XHPK là gì? ? Giai cấp lãnh chúa và địa chủ bóc lột địa tô như thế nào? ? Nền kinh tế phong kiến ở phương Đông và phương Tây còn khác nhau ở điểm nào? GV: sau khi học sinh thảo luận và trình bày xong giáo viên tiếp tục giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện. ? Theo em cơ sở kinh tế của XHPK phương Đông và châu Âu có điểm giống và khác nhau? Dự kiến sản phẩm. - Giống: nông nghiệp là chủ yếu. phương Đông đóng kín ở các công xã nông thôn – phương Tây lãnh địa - Khác: Phương Tây xuất hiện thành thị trung đại → thương nhân, thủ công nghiệp phát triển → chủ nghĩa tư bản... Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
1 / Sự hình thành xã hội phong kiến. ( Không dạy ) 2/ Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến. - Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. - Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản: + Phương Đông: địa chủ và nông dân. + Phương Tây: lãnh chúa và nông nô - Phương thức bóc lột bằng địa tô. |
2. Hoạt động 2
Mục tiêu: nắm được thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện: máy chiếu
- Thời gian: 14 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV & HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập ? Trong xã hội phong kiến ai là người nắm quyền? ? Chế độ phong kiến phương Đông và Châu Âu có gì khác biệt. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
3. Nhà nước phong kiến. - Thể chế nhà nước: Vua đứng đầu → Chế độ quân chủ - Chế độ quân chủ phương Đông và châu Âu có sự khác biệt: + Phương Đông quyền lực tập trung vào tay vua nhưng đến thời phong kiến vua được tăng thêm quyền lực gọi là Hoàng đế hoặc Đại vương. + Phương Tây lúc đầu quyền lực của vua bị hạn chế trong các lãnh địa nhưng sau đócàng được tập trung cao hơn. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cơ sở kinh tế và thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông là
A. hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.
B. hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.
C. hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.
D. hình thành sớm, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh.
Câu 2: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu là
A. hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.
B. hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm.
C. hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn.
D. hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.
Câu 3: Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến phương Đông là.
A. sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.
B. nghề nông trồng lúa nước.
C. kinh tế nông nghiệp lãnh địa phong kiến.
D. nghề nông trồng lúa và chăn nuôi.
Câu 4: Cơ sở kinh tế của Xã hội phong kiến châu Âu là
A. nghề nông trồng lúa nước.
B. kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.
C. sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn.
D. nghề nông trồng lúa và chăn nuôi gia súc.
Câu 5: Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là
A. địa chủ và nông nô.
B. lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. địa chủ và nông dân lĩnh canh.
D. lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.
Câu 6: Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến châu Âu là
A. địa chủ và nông nô.
B. lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.
C. địa chủ và nông dân lĩnh canh.
D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Thế nào là chế độ quân chủ?
- Thời gian: 2 phút.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
Chuẩn bị bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập.
Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 7 chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài 9 phần 1: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài 9 phần 2: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)