Giáo án Lịch Sử 7 Kiểm tra học kì 1
Giáo án Lịch Sử 7 Kiểm tra học kì 1
Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS:
I. Mục tiêu bài kiểm tra
1. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố những kiến thức về lịch sử thế giới thời trung đại và lịch sử dân tộc các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê và Lý - Trần.
- Nắm được những thành tựu kinh tế , văn hóa tiêu biểu của các thời kỳ và những nét chính về tình hình xã hội.
- Giúp học sinh trình bày, lý giải, so sánh được tình hình nước ta từ buổi đầu xây dựng nền độc lập. Sự phát triển của lịch sử dân tộc về xã hội và chống giặc ngoại xâm thời Ngô – Đinh - Tiền Lê và Lý - Trần.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng khái quát sự kiện , tìm ra những điểm chính , biết thống kê các sự kiện có hệ thống .
- Lý giải, so sánh, nhận xét, các sự kiện lịch sử thời Ngô – Đinh - Tiền Lê và Lý - Trần.
3. Thái độ
- Có tinh thần yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc.
- Có thái độ trân trọng đối với các di sản văn hóa lịch sử thế giới và nền văn hóa dân tộc
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tái hiện các kiến thức lịch sử cơ bản.
- Năng lực giải thích và so sánh cuộc tiến công tự vệ của Lý Thường Kiệt và so sánh cách đánh giặc của nhà Trần trong lần thứ ba với lần thứ hai.
II/ Hình thức đề kiểm tra:
Đề kiểm tra kết hợp hai hình thức tự luân và trắc nghiệm khách quan.
III/ Ma Trận:
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng cộng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Các quốc gia phong kiến thời kì trung đại châu Âu | Biết được: người tìm ra châu Mĩ; ngành sản xuất, lực lượng sản xuất quan trọng trong các lãnh địa; tác động của thành thị đối với lãnh địa. | Lý giải được vì sao xuất hiện thành thị trung đại | Liên hệ hiện nay nơi nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan | ||||||
Số câu:5 Số điểm:1.25 Tỉ lệ %:12.5% |
Số câu: 3 Số điểm:0.75 Tỉ lệ %: 7.5 |
Số câu: 1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ %: 2.5 |
Số câu: 1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ %: 2.5 |
Số câu: 5 Số điểm: 1.25 Tỉ lệ: 12.5% | |||||
Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê | Biết được kinh đô nước ta dưới thời Ngô Quyền | Lý giải được Đinh Bộ Lĩnh được tôn là Vạn Thắng vương | Nhận xét được công lao của Đinh Bộ Lĩnh với nước ta. | ||||||
Số câu: 3 Số điểm: 0.75 Tỉ lệ %: 7.5% |
Số câu: 1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ %:2.5 |
Số câu: 1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ %:2.5 |
Số câu: 1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ %:2.5 |
Số câu: 3 Số điểm:0.75 Tỉ lệ: 7.5% | |||||
Nước Đại Việt thời Lý | Biết được sự chuẩn bị chống Tống của Nhà Lý | Hiểu được bộ máy chính quyền thời Lý – Trần được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương | Hiểu được cuộc tấn công của nhà Lý sang đất Tống để tự vệ | ||||||
Số câu: 3 Số điểm: 4.25 Tỉ lệ %: 42.5% |
Số câu: 1 Số điểm:2 Tỉ lệ %:20 |
Số câu: 1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ %:2.5 |
Số câu: 1 Số điểm:2 Tỉ lệ %:20 |
Số câu: 3 Số điểm:4.25 Tỉ lệ:42.5% | |||||
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên | Xác định tên nhân vật của câu nói “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” | Nhận xét về ý nghĩa lịch sử; | So sánh được cách đánh giặc của nhà Trần. | xác định lược đồ cuộc kháng chiến | |||||
Số câu: 4 Số điểm: 3.75 Tỉ lệ: 37.5% |
Số câu:1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ %:2.5 |
Số câu:1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ %:2.5 |
Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ %:30 |
Số câu:1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ %:2.5 |
Số câu: 4 Số điểm:3.75 Tỉ lệ: 37.5% | ||||
Số câu: 15 Số điểm: 10 Tỉ lệ %: 100% |
Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ %:10% |
Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ %:20% |
Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ %:10% |
Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ %:20% |
Số câu:1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ %:2.5% |
Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ %:30% |
Số câu:3 Số điểm:0.75 Tỉ lệ %:7.5% |
Số câu: 15 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |
IV. Đề kiểm tra
Thời gian: 45’ ( không kể thời gian phát đề)
A. Trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là
A. nông dân tự do.
B. nông nô.
C. nô lệ.
D. lãnh chúa phong kiến.
Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?
A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.
B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.
C. Sản xuất bị đình đốn.
D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.
Câu 3. Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?
A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phong kiến phát triển.
B. Cản trở sự phát triển kinh tế lãnh địa.
C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa.
D. Làm cho lãnh địa thêm phong phú.
Câu 4. Ai là người tìm ra châu Mĩ?
A. B. Đi-a-xơ.
B. Va-xcô đơ Ga-ma.
C. C. Cô-lôm-bô.
D. Ph. Ma-gien-lan.
Câu 5. Để kỉ niệm chuyến đi vòng quanh Trái Đất lần đầu tiên, hiện nay nơi nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan?
A. Eo biển giữa châu Âu và châu Phi.
B. Eo biển giữa châu Á và Bắc Mĩ.
C. Mũi cực Nam của châu Phi.
D. Mũi cực Nam của Nam Mĩ.
Câu 6. Dưới thời Ngô Quyền, kinh đô nước ta đặt ở
A. Hoa Lư.
B. Cổ Loa.
C. Thăng Long.
D. Mê Linh.
Câu 7. Đinh Bộ Lĩnh được tôn là Vạn Thắng vương nhờ
A. quân của ông mạnh hơn các sứ quân khác, đánh đâu thắng đấy.
B. lực lượng của các sứ quân khác lúc này suy yếu.
C. liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ.
D. ông có tài, được nhân dân ủng hộ, đánh đâu thắng đấy.
Câu 8. Công lao của Đinh Bộ Lĩnh với nước ta là gì?
A Đánh đuổi giặc ngoại xâm.
B. Dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước.
C. Đánh thắng giặc ngoại xâm, xây dựng nền độc lập, thống nhất đất nước.
D. Phá bỏ nền thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc.
Câu 9. Thời Lý - Trần, bộ máy chính quyền được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Điều đó chứng tỏ
A. nhà nước phong kiến đạt đỉnh cao.
B. các vua quan tâm đến việc phát triển đất nước.
C. sự hoàn chỉnh của nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
D. nhà Vua muốn thâu tóm mọi quyền hành.
Câu 10. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của ai?
A. Trần Thủ Độ.
B.Trần Quốc Tuấn.
C. Trần Khánh Dư.
D. Trần Nhật Duật.
Câu 11. Câu nào dưới đây Không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên?
A. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông- Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.
D. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.
Câu 12. Dựa vào mũi tên hướng tấn công của quân Mông Cổ trên lược đồ xác định dây là lần tấn công nào của chúng?
A. Lần I năm 1258.
B. Lần II năm 1285.
C. Lần III năm 1287.
B. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1. Trước hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào? (2đ)
Câu 2. Tại sao nói: Cuộc tiến công sang nước Tống của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tấn công với mục đích tự vệ? (2đ)
Câu 3. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai? (3đ)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. MÔN LỊCH SỬ LỚP 7
A. Trắc nghiệm (3.0 diểm)
(Mỗi câu đúng được 0,25đ)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
B | A | C | C | D | B | D | B | C | A | D | A |
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (2.0 đ) | ||
*Trước hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Nhà Lý đã chuẩn bị đối phó: | ||
- Cử Lý Thường Kiệt chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến. | 0.5 | |
- Cho quân đội luyện tập và canh phòng. | 0.5 | |
- Phong chức tước cho các tù trưởng. chiêu mộ binh lính. | 0.5 | |
- Lý Thường chủ động tiến công trước để tự vệ. | 0.5 | |
Câu 2 (2.0 đ) | ||
* Cuộc tiến công của Lý Thường Kiệt là cuộc tiến công tự vệ vì: | ||
- Ta chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước ta. | 1,0 | |
- Trong quá trình tấn công ta cho yết bảng nói rõ mục đích của cuộc tấn công. | 0,5 | |
- Sau khi thực hiện được mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước. | 0,5 | |
Câu 3 (3.0 đ) | ||
*Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai: | ||
- Giống: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”. | 1 | |
- Khác: + Lần thứ ba tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó khăn; | 1.5 | |
+ Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc. | 0.5 |
Xem thử Giáo án Sử 7 KNTT Xem thử Giáo án Sử 7 CTST Xem thử Giáo án Sử 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 7 chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài 19 phần 1: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài 19 phần 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài 19 phần 3: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Giáo án Lịch Sử 7 Bài 20 phần 1: Nước Đại Việt thời Lê Sơ
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Lịch Sử lớp 7 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)