Giáo án bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Giáo án bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 6 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Kể lại được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Quảng cáo

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.    

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV nhắc lại yêu cầu từ tiết học trước: mỗi bạn chuẩn bị 1 tấm hình, 1 kỉ vật gắn liền với một trải nghiệm của bản thân.

Quảng cáo

- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tiế hành hoạt động kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV nhắc lại quy trình chuẩn bị bài nói.

NV1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thơi gian nói

- GV yêu cầu HS quan sát nội dung sách giáo khoa. GV chuẩn bị sơ đồ 5W1H

(Phiếu học tập phần Hồ sơ dạy học)

NV2: Tìm ý, lập dàn ý

- GV hướng dẫn HS:

+ Đọc lại bài văn đã viết.

+ Xác định các ý sẽ nói.

+ Liệt kê các ý sẽ trình bày bằng cách gạch đầu dòng, diễn đạt bằng những từ/ cụm từ ngắn gọn trên những mảnh giấy ghi chép nhỏ (dạng giấy ghi chú).

+ Trao đổi dàn ý với bạn h òng nhóm để hoàn thiện hơn.

+ Cân nhắc việc có nên sử dụng hình ảnh để minh hoạ cho bài nói hay không, nếu HS đã lưu lại những hình ảnh liên quan đến câu chuyện mà HS muốn chia sẻ.

- GV sử dụng kĩ thuật công não: yêu cầu mỗi nhóm HS trong thời gian 30s, nêu ít nhất một cách thức để làm cho bài nói trở nên hấp dẫn, thú vị hơn. Nhóm nào đến cuối cùng vẫn nêu được ý tưởng trùng lặp với với nhóm trước sẽ giành chiến thắng.

- GV liệt kê nhanh các ý tưởng của HS lên bảng phụ để giúp HS ghi nhớ.

- GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu cách trình bày một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

1. Chuẩn bị bài nói

2. Các bước tiến hành

- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian ói

- Tìm ý, lập dàn ý

Quảng cáo

Hoạt động 2: Trình bày bài nói

a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: 

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp luyện nói theo cặp đôi. Nhắc HS nhìn vào bảng kiểm trong SGK để tăng hiệu quả của luyện tập.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS luyện nói

+ HS thực hiện đánh giá theo phiếu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến 

thức => Ghi lên bảng.

3. Trình bày bài nói

Hoạt động 2: Trao đổi về bài nói

a. Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: 

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đóng vai người nghe và người nói. Hướng dẫn HS đóng vai trò người nghe, ghi lại:

+ 3 ưu điểm về bài nói của bạn

+ 2 hạn chế

+ 1 đề xuất thay đổi, điều chỉnh bài nói

- GV hướng dẫn HS dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài nói của mình hoặc đánh giá bài nói của bạn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện đánh giá theo phiếu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

4. Trao đổi về bài nói

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS: HS xem lại các vấn đề, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS tham khảo bài của các nhóm khác để có thêm hiểu biết.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC

Bàng kiểm kĩ năng kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân

Nội dung kiểm tra

Đạt/chưa đạt

Bài trình bày có đủ ba phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc.

Câu chuyện kể về trải nghiệm của nguời nói.

Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về (các) nhân vật, không gian, thời gian xảy ra.

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.

Các sự việc được kể theo trinh tự hợp lí

Kết hợp kể và tả khi kể.

Trình bày suy nghĩ/ bài học rút ra từ câu chuyện.

Giọng kể to, rõ, mạch lạc, thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung câu chuyện.

Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng kể, nét mặt, cử chỉ hợp lí.

Sử dụng hình ảnh, âm nhạc, đoạn phim, kỉ vật…

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên