Giáo án bài Lao xao ngày hè - Chân trời sáng tạo
Với giáo án bài Lao xao ngày hè Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Lao xao ngày hè - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 6 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện của hồi kí.
- Nhận biết được chủ đề của văn bản
- Đặc điểm của chung và tác động của văn bản đến cá nhân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
3. Phẩm chất:
- Yêu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Khoảng thơi gian mong chờ nhất với mỗi thế hệ học sinh có lẽ là những ngày hè, được nghỉ học và thỏa thích vui chơi nơi làng quê. Với tác giả Duy Khán, kí ức đó chính là chứng kiến thế giới loài chim phong phú và đã dạng với tiếng hót líu lo, ríu rít những màu sắc đáng yêu và kỉ niệm bên bạn bè, người thân. Tác giả đã làm hiện lên bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở làng quê thuở trước, tuy đơn sơ, nghèo khó nhưng giàu sức sống, đậm đà tình người. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu tác phẩm này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Duy Khán. NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc: Đọc diễn cảm, chú ý nhấn mạnh các thành ngữ, câu chuyện cổ tích, bài đồng dao, thể hiện chất dân gian trong bài. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - Giải nghĩa từ khó: + Hoa móng rồng là loài hoa như thế nào. + Giải thích thành ngữ: Kẻ cắp bà già gặp nhau. NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi: + Thể loại của văn bản? Những dấu hiệu nào cho em biết thể loại của VB? + Bức tranh cuộc sống được miêu tả qua cảm nhận của ai? Theo ngôi kể nào? + Trong văn bản, em thấy có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? + Từ ý chính ấy, hãy xác định bố cục bài văn. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học Dự kiến sản phẩm: Thuộc thể loại hồi kí vì kể lại những sự việc mà người viết chứng kiến trong quá khứ. + Người kể chuyện xưng “tôi” (ngôi thứ nhất) + Hình thức ghi chép và cách kể sinh động, hấp dẫn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV mở rộng: |
1. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tên: Nguyễn Duy Khán (1934 –1993) - Quê quán: Bắc Ninh - Ông là nhà văn, nhà báo, phóng viên chiến trường trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. 2. Tác phẩm - VB được trích từ Hồi kí tự truyện "Tuổi thơ im lặng". II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, tìm hiểu chú thích - Thể loại: hồi kí - Ngôi kể: ngôi thứ nhất, qua cảm nhận của nhân vật “tôi”. - Phương thức biểu đạt: Tự sự , miêu tả. 2. Bố cục: 3 phần - P1: từ đầu đến "Râm ran": Buổi sáng chớm hè ở làng quê. - P2: tiếp theo đến “bãi húng dũi”: Thế giới loài vật - P3: còn lại: Cảnh sinh hoạt ở làng quê. |
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu khung cảnh vườn quê vào buổi sáng chớm hè
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV1: Tìm hiểu - GV đặt câu hỏi gợi mở: + Đoạn văn miêu tả cảnh gì ? Vào thời điểm nào.? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: *Nhóm 1: Tìm những chi tiết mà Duy Khán đã sử dụng để miêu tả khung cảnh vườn quê trong buổi sáng chớm hè. (Cảnh vật ? Con người ?) * Nhóm 2: Nhận xét trình tự miêu tả. Từ ngữ, chi tiết, hình ảnh ... ? Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng.. * Nhóm 3:Đoạn văn giúp em cảm nhận như thế nào về cảnh thiên nhiên ... buổi sớm ở làng quê ... (? Hình ảnh cây cối, các loài hoa, các loài vật được miêu tả ở đây có gì đặc biệt ? Có mấy loài ... được nhắc tên ? Mỗi loài ... có giống nhau không ? Chúng có đặc điểm gì ... đặc điểm ấy có phù hợp với thực tế không ?) * Nhóm 4: ? Ngoài ... bức tranh vườn quê còn có cả âm thanh, hãy lắng nghe xem đó là âm thanh gì ? Từ ngữ nào gợi tả âm thanh đó. - Gv đặt tiếp câu hỏi: Qua đó ta hiểu gì về tác giả? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Khung cảnh vườn quê, vào chớm hè. * Nhóm 1: - Cây cối um tùm - Cả làng thơm - Hoa lan nở trắng xoá - Hoa móng rồng thơm như mùi mít chín - Hoa giẻ từng chùm - Ong vàng, ong vò vẽ... - Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao - Trẻ em trò chuyện râm ran. * Nhóm 2: + Miêu tả từ khái quát đến cụ thể. + Từ ngữ gợi tả, hình ảnh chi tiết chọn lọc: “um tùm” “Trắng xóa” “Bụ bẫm” .... - Phép tu từ.... + Nhân hóa chỗ nào ? (Hoa dẻ bụ bẫm, ong đánh lộn ... đuổi bướm ... bướm hiền lành, bỏ chỗ ...) + So sánh ... ? (thơm như mùi mít chín ...) + Hoán dụ ...? (Cả làng thơm) * Nhóm 3: tự bộc lộ * Nhóm 4: Âm thanh của cây cối, muôn vật, đất trời, âm thanh của con người: lao xao, râm ran. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Người ta thường ví: Đẹp như tranh vẽ. Nếu như họa sĩ vẽ những bức tranh với màu sắc, hình khối, đường nét. Thì Duy khán, bằng chất liệu ngôn từ, ông đã vẽ lên một bức tranh cảnh vật làng quê trong buổi sáng chớm hè không chỉ có màu sắc, hình khối đường nét mà còn có cả âm thanh và hương vị. - Nhiều loài hoa ... mỗi loài có dáng vẻ riêng, vẻ đẹp riêng, phong phú, đa dạng ... - Đường nét mềm mại, duyên dáng của cây, lá, hoa, của ong bướm rập rờn, nhẹ nhàng nên thơ. - Màu sắc tươi sáng của cây lá xanh um = màu xanh dày và đậm, điểm xuyết trên đó là sắc trắng của hoa lan, màu vàng của hoa dẻ hoa móng rồng và rất nhiều màu sắc khác của bướm của ong. Nhà văn không hề nhắc đến, nhưng đọc câu văn dường như ta còn cảm nhận được cả màu xanh mát của bầu trời buổi ban mai ... - Hương thơm nồng nàn quyến rũ của mít chín, của hoa lan, hoa dẻ, hoa móng rồng. Tất cả hòa quyện, lan tỏa trong không gian bao la, khoáng đạt và trong trẻo, thấm vào từng nhành cây ngọn cỏ, khiến cả làng thơm ... Nhà văn đã sử dụng thật đắt (chính xác, hiệu quả) các từ láy: từ gợi hình dáng như “um tùm, bụ bẫm”, đặc biệt là hai từ láy gợi tả âm thanh “lao xao, râm ran”. Lao xao là thứ âm thanh rất nhẹ rất khẽ. Đó là sự sống của muôn ngàn vạn vật đang cựa mình, đang sinh sôi, nảy nở. Nếu như âm thanh lao xao nhẹ và khẽ, ta chỉ có thể cảm nhận và thật lắng nghe, thì “râm ran” ... lại là thứ âm thanh hiện hữu rất rõ ... Âm thanh của sự sống con người. * Hình ảnh lũ trẻ con xuất hiện cuối đoạn văn có ý nghĩa hoàn thiện bức tranh cuộc sống ... - Con người được nhắc đến rất ít, nhưng vẫn rõ nét, là trung tâm cảnh vật ... Thiên nhiên có đẹp đến đâu, cũng chỉ là phông nền ... là nơi chúng tôi tụ hội chơi đùa |
3. Phân tích 3.1. Khung cảnh vườn quê vào buổi sáng chớm hè. * Khung cảnh: vườn quê vào buổi sáng chớm hè. * Hình ảnh: - Cây cối um tùm - Cả làng thơm - Hoa lan nở trắng xoá - Hoa móng rồng thơm như mùi mít chín - Hoa giẻ từng chùm - Ong vàng, ong vò vẽ... - Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao * Âm thanh của cây cối, muôn vật, đất trời, âm thanh của con người: lao xao, râm ran. * Nghệ thuật: + Quan sát tỉ mỉ, tinh tế. + Từ ngữ gợi tả, hình ảnh đặc sắc. + Nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh, hoán dụ => Cảnh thiên nhiên đẹp như một bức tranh sinh động, tràn đầy sức sống. |
Hoạt động 3: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu về thế giới những loài chim
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi, HS tiếp tục thảo luận theo nhóm: * Nhóm 1: Em hãy kể tên các loài chim được miêu tả trong tác phẩm? * Nhóm 2: Tại sao các loài chim ... được tác giả gọi là loài chim "mang vui đến cho trời đất"? * Nhóm 3: Loài chim ác được tác giả miêu tả như thế nào? Vì sao tác giả gọi chúng là loài chim ác? Theo em, quan niệm về tiếng kêu báo điềm dữ của loài quạ có đúng không ? Vì sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Nhóm 1: (Học sinh liệt kê các loài chim) - Bìm bịp, diều hâu, quạ cắt... - Chèo bẻo - Sáo sậu, sáo đen đậu cả trên lưng trâu mà hót, mà học nói, hót mừng được mùa. - Bồ các kêu váng lên vừa bay vừa kêu... - Chim tu hú kêu báo hiệu được mùa vải chín. - Đàn ngói sạt qua vội vã... - Nhạn tha hồ vùng vẫy... Nhóm 2: Chúng là loại chim hiền mang tiếng hót vui cho con người. Chúng đều gần gũi, gắn bó với con người mang niềm vui đến thôn quê. Nhóm 3: - Diều hâu mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm ... - Chèo bẻo là kẻ cắp, là chim trị ác, có nét đáng yêu... - Quạ băt gà con, trộm trứng... - Cắt đánh nhau xỉa bằng cánh... - Quan niệm của dân gian – không chính xác ..., tư tưởng lạc hậu, mê tín ... Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
3.2, Thế giới loài chim trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên của làng quê lúc giao mùa. - Có rất nhiều loài chim. - Các loài chim hiền mang vui đến cho trời đất. - Nhóm các loài chim xấu, chim ác. - Các loài chim hiện lên sinh động với những nét độc đáo riêng. - Tình cảm yêu mến, sự hiểu biết về các loài chim... - Các loài vật: tiếng gà, tiếng vịt tạo nên âm thanh sinh hoạt gần gũi làng quê |
Hoạt động 4: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu cảnh sinh hoạt buổi chiều và tối ở làng quê
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Những hoạt động nào của con người ở làng quê được hiện lên trong bức tranh? - GV yêu cầu HS thảo luận theo phiếu học tập dưới đây. Hãy bộc lộ cảm xúc của em khi đọc đoạn văn.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
3.3. Cảnh sinh hoạt buổi chiều và tối ở làng quê. - Hoạt động: tắm suối, ăn cơm tối giữa sân, giải chiếu ngủ bên hiên nhà. - Tâm trạng: vui vẻ, đầm ấm, mãn nguyện với hạnh phúc đơn sơ. ⇒ Niềm xao xuyến bâng khuâng khó tả, nhớ tiếc niềm vui hiện có hiếm hoi, mong ước thiết tha: mọi mùa hè đểu chan chứa niềm vui lao xao như thế. |
Hoạt động 5: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ NV3: Tổng kết văn bản GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? + Xác định chủ đề của văn bản Lao xao ngày hè. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống. Bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. 2. Nghệ thuật - Quan sát tinh tế, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, vốn hiểu biết phong phú, miêu tả tự nhiên, sinh động và hấp dẫn. Sử dụng nhiều yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ. - Lời văn giàu hình ảnh. - Sử dụng các phép tu từ so sánh, nhân hóa; từ ngữ chắt lọc tinh tế. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm trên bảng phụ:
Câu 1: Nhận xét nào đúng khi nói về đoạn trích?
A. Đoạn văn này miêu tả trực tiếp các loài chim theo cách nhìn và cảm nhận của người lớn.
B. Đây là lời kể của một em bé ở làng quê về các loài chim vì câu chuyện có nói đến chuyện lũ trẻ con xem đàn Chèo bẻo cứu bạn.
C. Đây là hồi kí của nhà văn về thời niên thiếu của mình ở làng quê.
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Tác giả Duy Khán đã từng là:
A. Là nhà văn quân đội
B. Là một giáo viên
C. Là một phóng viên
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Văn bản "Lao Xao" viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả
B. Kể chuyện
C. Trần thuật
D. Tả và kể
Câu 4: Văn bản "Lao xao" trích trong tác phẩm "Tuổi thơ im lặng" xuất bản năm 1987 của nhà văn Duy Khán đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Đoạn trích Lao xao thuộc thể loại nào?
A. Hồi kí tự truyện.
B. Bút kí.
C. Truyện ngắn.
D. Nhật kí.
Câu 6: Nội dung chính của đoạn trích đề cập đến loài vật nào?
A. Loài gà.
B. Loài kiến.
C. Loài nhện.
D. Loài chim.
Câu 7: Trong đoạn trích thứ hai, tác giả đã miêu tả cuộc đánh nhau giữa:
A. Chèo bẻo và diều hâu.
B. Chèo bẻo và chim cắt.
C. Diều hâu và chim cắt.
D. Chim cắt và gà mẹ.
Câu 8: Chim cắt sử dụng loại vũ khí nào khi đánh nhau?
A. Dùng chân đá và cào đối thủ.
B. Vừa dùng mỏ, dùng chân, vừa dùng cánh đánh đối thủ.
C. Dùng cánh xĩa đối thủ.
D. Dùng mỏ cắn và xé thịt đối thủ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
+ Đáp án: 1C – 2D – 3D – 4B – 5A – 6D – 7B-8C
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy chia sẻ với bạn về ấn tượng và cảm xúc của em khi đọc Lao xao ngày hè.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học |
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)