Giáo án bài Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Giáo án bài Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 6 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS biết tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản.

 - Biết thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

Quảng cáo

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Với một văn bản dài, để tóm tắt tác phẩm ngắn gọn và dễ hiểu, em sẽ sử dụng cách nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay

Quảng cáo

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với sơ đồ tóm tắt văn bản

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của sơ đồ tóm tắt văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể xưng hô như thế nào? Tác dụng của ngôi kể thứ nhất là gì?

Theo em, một bài văn kể lại trải nghiệm theo ngôi thứ nhất cần đáp ứng những yêu cầu gì?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Dự kiến sản phẩm: Kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. Tác dụng giúp câu chuyện trở nên chân thận, người kể có thể bộc lộ những suy nghĩ,tình cảm, tâm trạng của mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Tìm hiểu chung

 

1. Khái niệm

- Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiế, chỉ giữ lại các ý chính , thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

2. Yêu cầu đối với sơ đồ tóm tắt văn bản

- Yêu cầu đối với sơ đồ để tóm tắt văn bản:

a. Yêu cầu về nội dung

+ Tóm lược đúng và đủ các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản.

+ Sử dụng các từ khoá, cụm từ.

+ Thể hiện được quan hệ giữa các sự việc, phần, đoạn, ý chính trong văn bản,

+ Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.

b. Yêu cầu về hình thức

+ Kết hợp hài hoà, hợp lí giữa các từ khoá, mũi tên, kí hiệu

+ Sáng rõ, có tính thẩm mĩ, giúp nắm bắt nội dung chính của văn bản một cách thuận lợi, rõ ràng.

 

 

 

 

Quảng cáo

Hoạt động 2: Phân tích ví dụ tham khảo

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của sơ đồ tóm tắt văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát ví dụ SHS/trang 32 và trả lời các câu hỏi:

+ Sơ đồ đã tóm tắt đúng, đủ các phần, đoàn, ý chính của văn bản chưa?

+ Sơ đồ sử dụng các từ khoá, cụm từ chọn lọc chưa?

+ SĐ đã thể hiện được quan hệ giữa các phần, đoạn, ý chính chưa?

+ SĐ thể hiện được nội dung bao quát của văn bản chưa?

+ SĐ đã phù hợp với nội dugn của kiểu văn bản chưa?

+ Các trình bày đã đạt yêu cầu kết hợp hài hoà giữa các từ khoá, hình vẽ, mũi tên, trình bày sáng rõ, có tính thẩm mĩ chưa?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

II. Phân tích ví dụ

- Sơ đồ tóm tắt văn bản Thánh Gióng đã đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và hình thức.

 

 

Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước

a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc kĩ Hướng dẫn quy trình viết trong SHS.

- Hướng dẫn HS làm bài: Hãy tóm tắt bằng sơ đồ một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc. Có thể lựa chọn văn bản trong chương trình: Sự tích Hồ Gươm; Bánh chưng, bánh giầy.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

III. Thực hành

- Quy trình viết gồm 3 bước:

+ Bước 1: Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt

+ Bước 2: Tóm tắt băn bản bằng sơ đồ

+ Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ đã vẽ

- GV đưa ra sơ đồ mẫu truyện Bánh chưng, bánh giầy.

 

 

 

 

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài, dám sát dàn ý đã lập.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

 

 

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên