Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 121 - Chân trời sáng tạo
Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 121 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 121 - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết tu từ ẩn dụ, hoán dụ và tác dụng của chúng, vận dụng được biện pháp tu từ khi viết và khi nói.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện cụm từ và chỉ ra tác dụng của phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
3. Phẩm chất:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV đưa ra ví dụ và yêu cầu HS quan sát:
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng"
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Từ "Mặt trời" trong hai dòng thơ có mang ý nghĩa giống nhau không? Tại sao tác giả lại sử dụng cách nói như vậy? Cách nói như vậy gọi là gì? Bài học ngày hôm nay sẽ cùng tìm hiểu biện pháp tu từ này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: HS nắm được khái niệm cụm từ và cách mở rộng thành phần chính của câu.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||
NV1: Tìm hiểu phép tu từ ẩn dụ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Hãy quan sát ví dụ sau và trả lời câu hỏi: Anh đội viên nhìn Bác
+ Trong đoạn thơ, cụm từ "Người Cha" dùng để chỉ ai? + Vì sao có thể dùng "Người Cha" để chỉ Bác Hồ? + Nếu không đặt câu thơ đó trong văn cảnh (bài thơ) liệu chúng ta có hiểu "Người Cha" là ai không? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: - Người cha: để chỉ Bác Hồ - Mục đích: Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với các anh bộ đội như tình cha con; Tình cảm kính yêu, biết ơn của các chiến sĩ với Bác. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. NV2: Tìm hiểu phép tu từ hoán dụ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: GV yêu cầu HS đọc các VD. Áo nâu cùng với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. - GV chú ý HS các từ in đậm: áo nâu, áo xanh - GV đặt câu hỏi: + Nếu tách các từ áo nâu, áo xanh ra khỏi câu thơ thì chúng có ý nghĩa như thế nào? + Trong câu thơ trên, những từ ngữ đó chỉ đối tượng nào?Vì sao? + Như vậy giữa áo nâu và áo xanh với người nông dân và công nhân có mối quan hệ? + Em nhận xét gì về cách gọi tên của các sự vật đó? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: áo xanh: áo màu xanh Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. Gv giải thích thêm: Người nông dân và công nhân ( sự vật được chỉ) + Người nông dân mặc áo nâu Dấu hiệu SV + Người công nhân mặc áo xanh - GV bổ sung: Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành có mối quan hệ gần gũi + Nông dân gọi áo nâu; CN gọi áo xanh + Nơi ở người nông dân- nông thôn + Nơi ở người CN - thị thành NV3: So sánh biện pháp từ ẩn dụ và hoán dụ Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, so sánh biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ theo phiếu học tập sau:
- HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
I. Ẩn dụ 1. Xét ví dụ 2. Nhận xét - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt. II. Hoán dụ
2. Nhận xét - Hoán dụ: Cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác. |
Nội dung |
Ẩn dụ |
Hoán dụ |
Định nghĩa (là gì? Thế nào là...?) |
là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đổng với nó. |
là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó. |
Cơ chế (... được tạo ra theo cách nào?) |
dựa trên mối quan hệ tương đổng giữa các sựvật, hiện tượng. |
dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng. |
Tác dụng (có tác dụng gì?) |
làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, sáng tạo. |
làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, sáng tạo. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV cho mỗi HS tìm ví dụ cho mỗi biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ). - Gv làm mẫu thông qua ví dụ từ trong bài Lao xao ngày hè. Sau đó yêu cầu HS tự tìm thêm ví dụ trong VB. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS.
NV2: Bài tập 2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập 2 - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV3: Bài tập 3 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. GV phân công HS làm theo nhóm Nhóm 1: ý a Nhóm 2: ý b Nhóm 3: ý b Nhóm 4: ý d
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bài tập 4 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. GV yêu cầu HS tự suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV giao bài tập về nhà cho HS: bài tập 5,6,7/trang 121 |
Bài tập 1/ trang 121 - HS tự tìm ví dụ. - Chỉ ra điểm giống và khác nhau: + Giống: cả hai biện pháp đều dựa trên quan hệ liên tưởng tương đồng. + Khác: So sánh có đủ hai vế A và B (cái được so sánh, cái dùng để so sánh và từ so sánh). Ẩn dụ: chỉ có vế B (cái dùng để so sánh và từ so sánh).
Bài 2/ trang 121 a. Biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn: "Kẻ cắp hôm nay gặp bà già" và "người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm"
b. Nét tương đồng - Giữa bà già và diều hâu: để chỉ sự lọc lõi, ác độc. (sự giống nhau dựa trên bản chất là xấu xa) - Giữa chèo bẻo, kẻ cắp: ban đêm ngày mùa, thức đêm suốt để rình mò như kẻ cắp. - Người có tội - người tốt: ẩn dụ chỉ chim chèo bẻo qua việc vây đánh diều hâu, lập công cứu gà con (dựa trên bản chất). Tác dụng của phép ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt, khiến cho thế giới các loài chim hiện lên sinh động, bộc lộ được những đặc điểm giống như con người. Bài 3/ trang 121 a. cả làng xóm (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ người trong xóm b. đõ ong (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ những con ong trong đõ c. thành phố (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ người dân sống trong thành phố d. nhà trong, nhà ngoài (lấy vật chứa để gợi vật được chứa ), chỉ những thân sống ở nhà trong và nhà ngoài
Bài 4/trang 121 - “Mắt xanh” gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá trầu giống đôi mắt con người. ⇒ phép nhân hóa
|
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) nói về đặc điểm riêng của một loài cây hoa một con vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn đó có sử dụng ít nhất một trong số các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ.
GV hướng dẫn HS hoàn thiện ở nhà. Yêu cầu HS đảm bảo các yêu cầu:
- Đọc đề bài, gạch chân từ ngữ quan trọng để xác định yêu cầu của đề. Với bài tập này, có cả yêu cầu về đề tài (viết về cái gì?) và yêu cầu về hình thức, diễn đạt (sử dụng ít nhất một trong số các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ)
- Lựa chọn đề tài cho đoạn văn ngắn của bản thân: (viết về cây hoa thì là hoa gì?, viết về con vật thì là con vật nào?); lựa chọn nhanh biện pháp tu từ cần sử dụng (nhân hoá/ẩn dụ/hoán dụ?).
- Viết bản thảo đoạn văn đồng thời đọc lại và chỉnh sửa nhanh.
GV nhận xét, đánh giả và gợi ý hướng chỉnh sửa.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)