Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 16 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 16 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 16 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được biệt ngữ xã hội trong các văn bản văn học.

- Biết giải nghĩa các biệt ngữ xã hội.

- Biết cách sử dụng biệt ngữ xã hội.

- Biết nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ xã hội của người nói và người viết.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận biết, phân tích các biệt ngữ xã hội.

- Vận dụng biệt ngữ xã hội đúng ngữ cảnh.

Quảng cáo

3. Về phẩm chất

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

Quảng cáo

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi mở:

Cho đoạn văn sau:

“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?

- HS trả lời câu hỏi, GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học: Trong tiếng Việt, bên cạnh những từ ngữ toàn dân còn có những từ ngữ chỉ dùng trong một vùng nhất định như những từ ta vừa giải nghĩa ở trên. Và một số từ ngữ chỉ có trong hoàn cảnh giao tiếp của một vài đối tượng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những từ ngữ đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về biệt ngữ xã hội.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức về biệt ngữ xã hội.

Quảng cáo

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi:

+ Nêu dấu hiệu nhận biết biệt ngữ xã hội.

+ Cách sử dụng biệt ngữ xã hội.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Nhận biết biệt ngữ xã hội

- Biệt ngữ xã hội là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng. Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ âm, có khi thể hiện ở ngữ nghĩa.

- Do những đặc điểm riêng khác biệt như vậy, trong văn bản, biệt ngữ xã hội thường được in nghiêng hoặc dặt trong dấu ngoặc kép và được chú thích về nghĩa.

- Biệt ngữ xã hội hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, vì thế chúng thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. Chỉ có những ngườ có mối liên hệ riêng với nhau về nghề nghiệp, lứa tuổi, sinh hoạt, sở thích,… và nắm được quy ước mới có thể dùng biệt ngữ để giao tiếp.

2. Sử dụng biệt ngữ xã hội

- Biệ ngữ xã hội chỉ nên sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.

- Đối với nhà văn, việc sử dụng biệt ngữ xã hội để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người đặc biệt nào đó đôi khi trở nên cần thiết. Nhờ dùng biệt ngữ, bức tranh cuộc sống của một đối tượng cụ thể trở nên sinh động, chân thực.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên