Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 84 - Kết nối tri thức

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 84 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 84 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được từ, thành ngữ Hán Việt trong các văn bản.

- Giải nghĩa được một từ, thành ngữ Hán Việt tìm được

- Phân biệt được hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận biết, giải nghĩa từ, thành ngữ Hán Việt.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

Quảng cáo

3. Về phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Quảng cáo

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Đọc lại bài thơ đã học Nam quốc sơn hà và hãy chỉ ra trong bài thơ có những từ Hán Việt nào? Hãy giải nghĩa 1 từ Hán Việt đã tìm được?

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời

Quảng cáo

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong chương trình Tiếng việt, các em đã được học về từ Hán Việt. Việc sử dụng từ Hán Việt nếu đúng mục đích sẽ giúp tăng hiệu quả diễn đạt, giao tiếp. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm về nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức về bài học.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi:

+ Nêu hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt

Khi sử dụng từ Hán Việt, cần lưu ý hiện tượng đồng âm: các yếu tố Hán Việt cùng âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau. Ví dụ:

- Giới 1 với nghĩa là “cõi, nơi tiếp giáp” trong các từ như: giới hạn, giới thuyết, giới tuyến, biên giới, địa giới, giáp giới, hạ giới, phân giới, ranh giới, thế giới, thượng giới, tiên giới.

- Giới 2 với nghĩa “răn, khiêng” trong các từ như: giới nghiêm, cảnh giới, phạm giới, thụ giới.

- Giới 3 với nghĩa “ở giữa, làm trung gian” trong các từ như: giới thiệu, môi giới.

- Giới 4 với nghĩa “đồ kim khí, vũ khí” trong các từ như: cơ giới, cơ giới hóa, binh giới, khí giới, quân giới.

- Giới 5 với nghĩa chỉ một loài cây: kinh giới.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên