Giáo án bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 8.

Giáo án bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 8 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận diện và viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống đảm bảo các bước: Chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm;

- Xác định được các yêu cầu đối với văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.

- HS viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

Quảng cáo

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

Quảng cáo

d. Tổ chức thực hiện:

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mớiHôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học bài Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức về văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

a. Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm, các yêu cầu của văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV 1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: 

Gv yêu cầu HS, dựa vào SGK nêu khái niệm và yêu cầu đối với văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học;

- HS trình bày sản phẩm.  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Khái niệm

- Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống là kiểu văn bản thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng của người viết; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét, giải quyết một vấn để của đời sống thuộc thẩm quyền của họ.

2. Yêu cầu đối với văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

a. Yêu cầu về nội dung

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về thời gian, địa điểm, tên tố chức hoác cá nhân nhận kiến nghị; thông tin vể người viết kiến nghị; lí do, nội dung kiến nghị.

+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc

b. Yêu cầu về hình thức: bố cục 3 phần

- Phần mở đầu

- Phần nội dung

- Phần kết thúc

* NV 2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát ví dụ SGK/trang 125-126 và trả lời các câu hỏi:

+ Văn bản đã đáp ứng được những yêu cầu nào về hình thức (bố cục, cách trình bày thông tin trong từng phần...) của một văn bản kiến nghị?

+  Liệt kê các loại thông tin cần phải nêu rõ ở phần mở đầu của văn bản kiến nghị.

+ Vấn đề của đời sống mà người viết văn bản kiến nghị là gì? Nêu một số bằng chứng cho thấy nội dung kiến nghị đã được trình bày rõ ràng.

+ Xác định những nội dung chính được trình bày trong phần kết thúc bản kiến nghị.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

- Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

II. Phân tích kiểu văn bản

1. Hình thức

- Bố cục

Văn bản đủ ba phần mờ đầu, nội dung, kết thúc.

- Cách trình bày thông tin cũng đúng theo bố cục từng phần.

2. Phần mở đầu

Các loại thông tin cần phải nêu rõ ở phần mở đầu của văn bản kiến nghị:

- Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị của người viết ( nếu có): Trình bày sát lề trái của văn bản.

- Số kí hiệu văn bản ( nếu có): trình bày sát lề trái của văn bản.

- Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản kiến nghị, cụm từ tóm tắt nội dung vấn đề kiến nghị, tên cá nhân tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị.

- Ghi rõ tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết về cá nhân, tổ chức làm văn bản kiến nghị.

3. Phần nội dung

- Vấn đề của đời sống mà người viết văn bản kiến nghị là:

+ Tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt học tập của học sinh

+ Có kẻ xấu lợi dụng sơ hỏe để lấy cắp đồ đạc hoặc có hành vi thiếu đúng đắn với nữ sinh.

+ Nhiều bóng điện bị hư hỏng

- Phần nội dung đã nêu rõ các nội dung kiến nghị và đề xuất giải pháp cho từng đề nghị.

4. Phần kết thúc

Các nội dung chính được trình bày trong phần kết thúc là:

- Lời cảm ơn

- Kí tên người đại diện làm kiến nghị.

Quảng cáo

Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình viết

a. Mục tiêu:Nhận biết được các yêu cầu của văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc kĩ Hướng dẫn quy trình viết trong SGK/126-129.

- Hướng dẫn HS làm bài

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

III. Thực hành

* Đề bài: Giả sử em được tập thể lớp giao nhiệm vụ kiến nghị với Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức một hoạt động ngoại khóa để nâng cao kỹ năng sống cho học sinh hoặc có giải pháp xây dựng môi trường học tập tốt hơn. Hãy thay mặt lớp viết bản kiến nghị đó.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 8 các môn học
Tài liệu giáo viên