Giáo án bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - Giáo án Ngữ văn lớp 9
Giáo án bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học
Thông qua bài học giúp học sinh hiểu được:
1. Kiến thức
- Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
2. Kĩ năng
- Vận dụng các phương châm này vào g/t.
- Biết sử dụng phương châm hội thoại khi g/t. Nhận biết và p/t đc cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức,phương châm l/s trong 1 tình huống g/t cụ thể.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức vận dụng, các phương châm hội thoại vào quá trình giao tiếp tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh: Đọc trước bài, chuẩn bị bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra
H: Thế nào là phương châm hội thoại về lượng, phương châm hội thoại về chất? Cho ví dụ minh hoạ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
- Giờ trước, chúng ta đã tìm hiểu phương châm hội thoại về lượng, về chất. Song để cuộc hội thoại vừa được đảm bảo về nội dung, vừa giữ đượcquan hệ chuẩn mực giữa các cá nhân tham gia vào hội thoại, ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này trong giờ học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu phương châm quan hệ: Gọi HS đọc b/t1 sgk và x/đ y/c bt. - Gv hướng dẫn hs làm b/t H: Em hiểu ntn “ ông nói gà bà nói vịt”? H: Điều gì sễ xẩy ra khi xh những tình huống như vậy? H: Để k vi phạm phương châm q/h, ta cần lưu ý điều gì? - Cho hs đọc ghi nhớ sgk - Gv lấy vd phân tích - y/c hs lấy vd về 1 tình huống g/t vi pham phương châm qh. VD: Mai: Lan ơi đi học thôi ! Lan: Năm phút nữa mẹ tớ mới về - Nghĩa tường minh trong câu nói của Lan không cùng đề tài với câu nói của Mai, nhưng nghĩa hàm ẩn mà Lan muốn trả lời Mai lại cùng đề tài. Vì vậy người nhận tin phải nắm được nghĩa thực của câu nói ở người phát tin thì giao tiếp mới thành công. |
I.phương châm quan hệ: 1. Bài tập * Nhận xét: - “ ông nói gà bà nói vịt”Mỗi ng nói một đề tài , k cùng nd, k hiểu nhau. - Người đối thoại k hiểu nhau, không giao tiếp được với nhau, cuộc hội thoại sẽ k có hiệu quả. * Kết luận: - Khi giao cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. 2. Ghi nhớ 1: sgk( 21) |
Hoạt động 2 . Hướng dẫn hs tìm hiểu phương châm cách thức: - HS đọc b/t1sgk và x/đ y/c bt. H: hãy giải nghĩa 2 thành ngữ “dây cà ra dây muống” và “lúng búng như ngậm hột thị”? H: Những cách nói trên sẽ a/hg tới g/t ntn? H: Từ đó em rút ra bài học gì khi g/t? - Cho HS đọc b/t 2sgk và x/đ y/c bt. H: Có thể có mấy cách hiểu trong câu: “tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy”? H: Khi nói có nhiều cách hiểu như vậy thì g/t có thành công k? H: Để ng nghe k hiểu theo nhiều cách ta phải nói ntn? H: Để tuân thủ phương châm cách thức, khi g/t ta phải chú ý nói ntn? - HS đọc ghi nhớ sgk - Gv lấy vd phân tích |
II. Phương châm cách thức: 1. Bài tập 1(21): * Nhận xét: - “Dây cà ra dây muống” → Nói dài dòng rườm rà. - “lúng búng như ngậm hột thị” → cách nói ấp úng, k rõ ràng, mạch lạc. - Nói như vậy khiến cho ng nghe khó hiểu, khó tiếp nhận, hoặc tiếp nhận không chính xác nội dung. * Kết luận - Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn,rõ ràng rành mạch, dễ hiểu. 2. Bài tập 2(22) * Nhận xét - Câu nói có 2 cách hiểu - Có thể sửa lại nd câu nói trên như sau: (1) Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn. (2) Tôi đồng ý với những nhận đinh(của người nào đó) về truyện ngắn do ông ấy sáng tác. * Kết luận - Khi giao tiếp, cần nói rõ ý, tránh cách nói mơ hồ khó hiểu. 3. Ghi nhớ 2: sgk(22) |
Hoạt động 3 . Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm lich sự - Cho HS đọc b/t 1sgk và x/đ y/c bt. - Gv hướng dẫn hs làm b/t H: Tại sao cả cậu bé và ng/ ăn xin đều nhận thấy mình đã nhận từ ng kia một cái gì đó? H: Từ đó em rút ra bài học gì khi g/t? - Cho hs đọc ghi nhớ sgk - Gv lấy vd phân tích |
III. phương châm lịch sự: 1. Bài tập * Nhận xét: - Nhờ cách đối sử l/s tôn trọng đối tượng g/t. cả hai đều cảm nhận đượctìnhcảm mà người kia đã giành cho mình,đó là tình cảm, tôn trọng, chânthành và quan tâm đến người khác.Nhất là em bé em đã không hề tỏ ra khinh miệt xa lánh người ăn xin à còn rất chân thành thể hiện sự tôn trọng đối với con người nghè khổ ấy. * Kết luận - Khi g/t cần phải l/s, tế nhị ,tôn trọng đối tượng g/t. 2. Ghi nhớ 3: sgk(22) |
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS Luyện tập: - Gv hướng dẫn hs làm b/t - Cho HS đọc b/t 1sgk và x/đ y/c bt. H: Người xưa đã khuyên dạy điều gì qua các câu ca dao? H: Tìm thêm 1 số câu ca dao có nd tương tự? - Cho HS đọc b/t 2sgk và x/đ y/c bt. H: Những phép tu từ từ vựng nào đã học có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự? Cho ví dụ? HS đọc b/t 3sgk và x/đ y/c bt H: Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống? HS đọc b/t 4sgk và x/đ y/c bt H: Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách như : a. Nhân tiện đây xin hỏi ? b. Cực chẳng đã tôi mới phải nói, tôi nói điều này không phải anh bỏ qua cho, biết là anh không vui nhưng…, xin lỗi có thể anh không hài lòng nhưng tôi phải thành thực mà nói là… c. Đừng nói leo, đừng ngắt lời tôi như thế, đừng nói cái giong đó với tôi… - Hướng dẫn hs giải nghĩa các thành ngữ xác định phương châm hội thoại có liên quan. |
IV. Luyện tập: 1. Bài tập 1(23) +) Lời chào cao hơn… +) Lời nói chẳng mất tiền mua… +) Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. ⇒ Các câu ca dao khuyên ng ta ăn nói nhẹ nhàng, l/s tôn trọng đối tượng g/t. VD: +) Chim khôn … Ng khôn… +) Vàng thì thử lửa… Người khôn thử tiếng… 2. Bài tập 2(23) - Phép tu từ TV có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự là: Phép nói giảm, nói tránh. Ví dụ: Cụ ấy đã chết cách đây 10 năm. → Cụ ấy đã khuất núi 10 năm rồi. 3. Bài tập 3(23) a. nói mát ⇒ Lịch sự b. nói hớt ⇒ Lịch sự c. nói móc ⇒ Lịch sự d. nói leo ⇒ Lịch sự e. nói ra đầu ra đũa ⇒ cách thức 4. Bài tập 4 (23) a. Người nói chuẩn bị hỏi về mộtvấn đề không đúng vào đề tài mà 2 người đang trao đổi ⇒ Tránh để người nghe hiểu rằng mình không tuân thủ phương châm quan hệ. b. Đôi khi, vì một lý do nào đó, người nói phải nói một điều mà mình nghĩ là điều đó sẽ là tổn thương thể diện của người đối thoại. c. Những cách nói “Đừng nói leo, … với tôi”… báo hiệu cho người nghe biết rằng người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và cần phải chấm rứt. 5. Bài tập 5(24) a. Nói băm nói bổ → nói bốp chát xỉa xói thô bạo → Phương châm l/s b. Nói như đấm vào tai → Nói mạnh khó nghe, khó tiếp thu ⇒Phương châm l/s c. điều nặng tiếng nhẹ → Nói trách móc,chì chiết ⇒ L/s d. Nửa úp nửa mở → mập mờ ỡm ờ không nói ra hết ý.⇒ Cách thức e. Mồm loa mép giải → lắm lời đanh đá nói át lời người khác → l/s g. Đánh trống lảng → lảng ra nétránh không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà ngườ đối thoại đang trao đổi ⇒ q/hệ h. Nói như dùi đục chấm mắm cáy → nói khôngkhéo, thô cộc thiếu tế nhị ⇒ l/sự |
4. Củng cố - luyện tập
H: Yêu cầu giao tiếp tuân thủ phương châm về q/h; cách thức và l/s?
- Làm các bài tập SBT
5. Hướng dẫn học sinh về nhà:
+ Làm bài tập 5 (SGK), bài tập (SBT).
+ Chuẩn bị bài: “Sử dụng yếu tố miêu tả….”.
“Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả….”.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:
- Giáo án: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Tiết 1)
- Giáo án: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Tiết 2)
- Giáo án: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Giáo án: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)