Giáo án bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Giáo án Ngữ văn lớp 9

Giáo án bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố cho HS hiểu rõ thế nào là NL về một đoạn thơ, bài thơ.

- Nắm vững các yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh có ý thức rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Ham học và đọc thơ.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

SGK, Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.

H: Em hiểu thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

Để hiểu rõ về các bước làm bài, cách tổ chức triển khai các luận điểm trong bài NL về 1 bài thơ, đoạn trích, chúng ta cùng học bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS tìm hiểu đề bài nghị luận về môt đoạn thơ, bài thơ ?

- Gọi hs đọc các đề bài SGK/79

H: Các đề bài trên được cấu tạo khác nhau ntn?

- Các mệnh lệnh thể hiện các yêu cầu gì với người làm bài?

I. Đề bài bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ:

1. Bài tập

2. Nhận xét:

- Đề 4, 7 không có mệnh lệnh của đề.

- Có đề mệnh lệnh: phân tích, suy nghĩ, cảm nhận…

    + Phân tích: Chỉ định về p/pháp.

    + Cảm nhận: ấn tượng, cảm thụ.

    + Suy nghĩ: nhận định, phân tích.

    + Không có mệnh đề: người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài.

HĐ2. HDHS tìm hiểu cách làm bài nghị luận về môt đoạn thơ, bài thơ :

- Yêu cầu hs đọc đề bài SGK.

H: Để làm bài NL, em phải tiến hành theo những bước nào?

H: Phân tích đề văn trên?

II. Cách làm bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ:

1. Các bước làm bài:

- Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh.

a. Tìm hiểu đề, tìm ý:

* Tìm hiểu đề:

- T/loại: phân tích.

- ND: Tình yêu q/hương của Tế Hanh.

- P/vi khai thác kiến thức, dẫn chứng: BT Quê hương- Tế Hanh

H: Để tìm ý cho bài viết, em đặt các câu hỏi như thế nào?

* Tìm ý:

- Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào? Tâm trạng của tác giả?

- ND diễn đạt trong bài thơ là những gì ?

- N/thuật đ/sắc để góp phần thể hiện nội dung đó?

- Em có thể khái quát thành những luận điểm về t/yêu quê hương của tác giả?

- HS đọc dàn ý SGK.

- Dựa vào dàn ý, viết thành văn bản.

b. Lập dàn ý:

c. Viết bài:

- Nhóm 1: viết phần mở bài.

- Nhóm 2: viết ý 1, 2 phần thân bài.

    + Khái quát chung về bài thơ: Một tình yêu quê tha thiết, trong sáng.

    + Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống.

- Nhóm 3: viết ý 3, 4 phần thân bài.

    + Cảnh trở về đông vui.

    + Nỗi nhớ quê hương.

- Nhóm 4: viết phần kết bài.

→ Đại diện nhóm lên trình bày.

→ Bổ sung, nhận xét.

d. Đọc, sửa chữa:

- Yêu cầu HS đọc SGK.

H: Chỉ ra bố cục bài viết ?

2. Cách tổ chức, triển khai các luận điểm:

a. Bài tập

b. Nhận xét:

- Mở bài: Từ đầu →…rực rỡ: giới thiệu về dòng cảm xúc và bài thơ quê hương.

- TB: →…thành thực của Tế Hanh: trình bày các cảm nhận về cảm xúc của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, c/sống lao động.

- KB: còn lại: k/định sức hấp dẫn của bài thơ và ý nghĩa của t/yêu q/hương.

H: Những nhận xét chính về t/yêu quê hương của Tế Hanh được người viết trình bày ở thân bài ?

H: Những ý kiến nhận xét ấy được khẳng định bằng cách nào?

H: TB được l/kết với MB và KB ra sao?

H: Sức hấp dẫn và t/phục của VB là do đâu?

H: Em rút ra yêu cầu cơ bản gì để làm tốt bài NL về một đ/thơ, bài thơ?

* Những nhận xét chính về t/yêu q/hương của Tế Hanh:

    + Nổi bật là h/ảnh cảnh ra khơi.

    + Cảnh đón đoàn thuyền đánh cá trở về.

    + Hình ảnh người dân chài.

    + Nỗi nhớ quê.

- Ý kiến, nhận xét luôn gắn với sự p/tích, bình giảng cụ thể h/ảnh, ngôn từ, giọng điệu bài thơ.

- TB phân tích, CM làm sáng tỏ những n/xét bao quát đã nêu ở MB. Từ các luận điểm này dẫn đến phần KB đ/giá sức hấp dẫn, k/định ý nghĩa bài thơ.

- Sức hấp dẫn của VB:

    + Người viết đã phân tích, b/giảng các h/ảnh đ/sắc để làm nổi rõ luận điểm.

    + Bố cục VB mạch lạc sáng rõ.

    + Người viết trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha với bài thơ.

3. Ghi nhớ:

HĐ3. HDHS luyện tập:

- HS đọc bài tập SGK.

H: Để tìm ý ta cần đặt và trả lời các câu hỏi như thế nào?

- ND khổ thơ trên là gì?

- Cảnh đất trời sang thu được t/giả m/tả qua h/ảnh, chi nào?

- Cảm xúc của nhà thơ được t/hiện qua các từ ngữ nào? Cảm xúc gì?

II. Luyện tập:

- Yêu cầu hs lập dàn ý chi tiết cho đề bài .

a) Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ .

- Bài thơ nói về cảm nhận của tác giả trức những dấu hiệu đổi thay của thiên nhiên đất trời sang thu- suy ngẫm về đời người.

b) Thân bài:

- Cảnh đất trời sang thu.

+ Thu đến từ hương ổi mùi hương bình dị thân quen của làng quê Bắc bộ .

- Từ “ phả” gợi cảm giác như sánh lại đậm đà.

- Hình ảnh “ Sương chùng chình qua ngõ” gợi dáng vẻ thật dịu dàng của mùa thu và cái gì đó rất mơ hồ.

- Cảm xúc của nhà thơ:

   + cảm nhận mùa thu từ các giác quan tinh tế.

   + Cảm giác bất ngờ, đột ngột , sững sờ trước biến chuyển tinh tế của đất trời(bỗng, nhận ra, hình như...)

- Tâm hồn nhà thơ biến chuyển nhịp nhàng với khoảnh khắc giao mùa của đất trời sang thu và hồn ngời cũng sang thu.

c) kết bài

- Đánh giá khái quát giá trị của khổ thơ.

4. Củng cố, luyện tập:

- Nêu ND từng phần bài NL về 1 TP thơ.

- Cách triển khai và sắp xếp các luận điểm như thế nào?

5. Hướng dẫn HS về nhà:

- Vn viết hoàn chỉnh đề văn trên.

- Học ND phần ghi nhớ.

- Soạn bài: Mây và sóng – Đọc và trả lừi câu hỏi đọc hiểu.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên