Giáo án bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - Kết nối tri thức
Với giáo án bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.
Giáo án bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận diện và xác định được bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) đảm bảo các bước: Chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm;
- HS viết được bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học các bước để viết được bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số điểm cần lưu ý khi Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)
a. Mục tiêu: Xác định được một số điểm cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay)
b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Theo em khi viết được bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) cần lưu ý những yêu cầu nào? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học; - HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung 1. Một số yêu cầu cần lưu ý khi viết được bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) - Giới thiệu được vấn đề nghị luận (một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay). - Trình bày được ý kiến bàn luận về vấn đề với hệ thống luận điểm chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, bằng chứng tiêu biểu và xác thực. - Nêu được ý kiến trái chiều và phản bác bằng lí lẽ sắc bén. - Đề xuất được giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề. |
Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo dõi sách giáo khoa và trả lời câu hỏi tìm hiểu về văn bản: “Trưởng thành qua nỗi buồn” Nhóm 1: a. Giới thiệu vấn đề nghị luận. b. Trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề. Nhóm 2: c. Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề d. Nêu và phản bác ý kiến trái chiều. Nhóm 3: e. Nhấn mạnh giải pháp quan trọng nhất để gái quyết vấn đề. f. Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
2. Phân tích bài viết tham khảo Văn bản: “Trưởng thành qua nỗi buồn” a. Giới thiệu vấn đề nghị luận. - Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề đang bàn luận: Cách để “trưởng thành” từ nỗi buồn. b. Trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề. -Ý kiến 1: Để có thể biến những nỗi buồn ấy thành cơ hội trưởng thành, tôi đã học cách “chấp nhận” và can đảm đối diện với nó. - Ý kiến 2: Tập trung thời gian và tâm trí vào việc nuôi dưỡng những niềm vui nho nhỏ và hoàn thành công việc mỗi ngày, nỗi buồn bị “đói” sẽ tự bỏ đi thôi. - Ý kiến 3: Học cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. - Ý kiến 4: Trưởng thành từ nỗi buồn không thể thiếu đi tình yêu thương, sự tin và tự hào về bản thân. c. Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề. - “Đồng ý” với sự tồn tại của nỗi buồn, tin rằng nó không thể là “mãi mãi” giúp tôi bình tĩnh lại và mạnh mẽ hơn. - Học cách “bỏ đói” nỗi buồn và nuôi dưỡng niềm vui. - Chia sẻ với người khác về những gì khiến mình đang buồn để nhận được sự giúp đỡ. - Biết ân hận, xấu hổ khi làm điều sai trái, nhưng hãy biết tha thứ cho chính mình, cho bản thân được chuộc lỗi. d. Nêu và phản bác ý kiến trái chiều. - Phản bác lại vấn đề: nhiều người cho rằng chia sẻ không có ích gì, có khi lại càng khiến mình buồn thêm. e. Nhấn mạnh giải pháp quan trọng nhất để gái quyết vấn đề. - “Điểm tựa” quan trọng nhất là chính mình. f. Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề. - Chỉ ra ý nghĩa mà nỗi buồn đem đến cho mọi người: dạy cho chúng ta những bài học cần thiết cho sự trưởng thành. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)