Giáo án bài Ôn tập truyện lớp 9 - Giáo án Ngữ văn lớp 9

Giáo án bài Ôn tập truyện lớp 9

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Ôn tập củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại VN đã học ở lớp 9. Củng cố về thể loại truyện: Trần thuật xây dựng NV,cốt truyện, tình huống truyện.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.

3. Thái độ

- Gd thái độ học tập nghiêm túc.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

SGK, Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi ôn tập SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ:

H: Tóm tắt truyện Bố của Xi-mông ? Suy nghĩ của em về ba nhân vật ?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

- Chúng ta đã học các tác phẩm văn xuôi giai đoạn sau năm 1945. Vậy nét nổi bật trong các tác phẩm văn xuôi giai đoạn này là gì? Những giá trị nội dung, chủ đề tình huống có ý nghĩa gì .Chúng ta cùng nhau ôn tập.

HĐ1. HDHS lập bảng thống kê về tác giả tác phẩm, năm sáng tác, nội dung.

STT Tên TP Tác giả ST năm Tóm tắt nội dung
1 Làng Kim Lân 1948 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư¬ khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng, yêu quê sâu sắc, thống nhất với lòng yêu n¬ước và tinh thần kháng chiến của ng¬ười nông dân.
2 Lặng lẽ SaPa Nguyễn Thành Long 1970 Cuộc gặp giữa tình cờ của ông hoạ sỹ, cô kỹ s¬ư trẻ với ng¬ười thanh niên làm việc một mình tại trạm khí t¬ợng trên núi cao Sapa. Qua đó ca ngợi những ng¬ười lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đât n¬ước.
3 Bến quê Nguyễn Minh Châu 1985 Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống quê hư¬ơng.
4 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê 1971 Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng , mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn . Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ VN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ2. HDHS ôn tập theo câu hỏi SGK:

H: Các tác phẩm sau năm 1945 đã phản ánh gì về đất nước, con người Việt Nam ở giai đoạn đó ?

Câu 2: Nhận xét về hình ảnh đất nước, con người việt nam được phản ánh trong truyện:

- Các tác phẩm trên đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam, với tư tưởng tình cảm cao đẹp của họ trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến cố lớn lao chủ yếu là 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

- Những nhân vật: Ông Hai, anh thanh niên, bé Thu, ông Sáu, ba cô gái thanh niên xung phong trong các truyện đã thể hiện rõ những phẩm chất cao đẹp, cống hiến cho quê hương đất nước.

H: H/ả những con người VN yêu nước trong hai cuộc kháng chiến được miêu tả qua những nhân vật nào? Ấn tư¬ợng sâu sắc của em về những nhân vật đó? nêu cảm nghĩ của em về một NV.

H: Nêu nhận xét của em về từng nhân vật ?

3. Ấn tượng sâu sắc của em về những nhân vật nào? nêu cảm nghĩ của em về một NV.

- Hình ảnh những con người VN thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp-Mĩ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: Ông Hai- Làng(Kim Lân); người thanh niên- Lặng lẽ Sa Pa(Nguyễn Thành Long); ông Sáu và bé Thu

- Chiếc lược ngà( Nguyễn Quang Sáng) ; ba cô gái thanh niên xung phong- Những ngôi sao xa xôi(Lê Minh Khuê).

- Ở họ nổi bật những nét tính cách và phẩm chất như sau:

   + Ông Hai tình yêu làng của ông thật đặc biệt, tình yêu đó được đặt trong tình yêu nước và tinh thần kháng chiến.

   + Người thanh niên: yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng , một mình trên đỉnh núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp trong sáng về công việc cũng như trong cách ứng với mọi người.

   + Bé Thu: Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn thắm thiết đối với cha.

   + Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.

   + Ba cô gái thanh niên xung phong: Tinh thần dũng cảm, không sợ nguy hiểm, sẵn sàng hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.

H: Trong các nhân vật đã học trong các truyện ở lớp 9 em có ấn tượng sâu sắc về nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ?

H: Các tác phẩm trần thuật theo ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện ? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?

4. Nêu cảm nghĩ về một nhân vật:

5. Về phương thức trần thuật:

- Các tác phẩm sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất (nhân vật tôi).

- Một số văn bản trần thuật theo cái nhìn, giọng điệu của nhân vật chính.

- Ví dụ: N/V kể chuyện xưng tôi: “Chiếc lược ngà”, “Những ngôi sao xa xôi”

- Ví dụ: kể theo ngôi thứ ba :“Làng” “Lặng lẽ Sa Pa”, “Bến quê”

- Ở mỗi kiểu đều có tác dụng nhất định trong việc biểu đạt nội dung. Với truyện kể theo ngôi thứ nhất có ưu điểm giúp người kể đi sâu vào tâm tư tình cảm nhân vật, miêu tả được diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp trong tâm hồn nhân vật "tôi"

H: Ở những truyện nào tác giả xây dựng được tình huống truyện đặc sắc ?

6. Về tình huống truyện:

- Các truyện hầu như đều chọn những tình huống đặc sắc hấp dẫn để nhân vật bộc lộ tình cảm cảm xúc của mình Người đọc dễ dàng nhận ra tính cách của mỗi nhân vật.

- Yêu cầu học sinh nêu các tình huống truyện đặc sắc mà mình nhớ nhất.

VD1 : Truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

- Tình cha cha con sâu nặng của ông Sáu đã đc bộc lộ qua 2 tình huống

   + Sau 8 năm đi xa ông Sáu về nhà nhưng bé Thu lại không nhận cha. Đến luc bé Thu nhận cha và biểu lộ tình cảm mãnh liệt thì ông Sáu phải ra đi => tình huống này tập trung bộc lộ tình vào cảm của bé Thu dành cho cha.

   + Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình yêu thương , nỗi mong nhớ vào việc làm một chiếc lược ngà cho con . Nhưng chiếc lược chưa kịp trao đến tay con thì ông Sáu hi sinh => tình huống này biểu lộ sâu sắc tình cảm người cha dành cho con.

VD2 : Truyện "Làng" - Kim Lân

- Truyện ngắn "Làng" đã xây dựng tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống hiểu làm rỗi vỡ lẽ. Tình huống ấy là ở nơi tản cư ông Hai nghe đc cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây từ miệng người đàn bà đi tản cư từ dưới xuôi lên

⇒ Đây là tình huống gay cấn nhằm thử thách tình cảm nhân vật .Để rồi, qua tình huống này, hình ảnh một lão nông yêu làng , một lòng một dạ theo kháng chiến hiện ra sắc nét.

4. Củng cố, luyện tập:

H: Đặc điểm nổi bật của các tác phẩm truyện hiện đại sau cách mạng tháng 8/1945. Nêu một vài tình huống truyện mà em nhớ nhất ?

5. Hướng dẫn HS về nhà:

- Chú ý luyện viết văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

- Đọc và tóm tắt, nhớ tình huống truyện nội dung và nghệ thuật.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên