Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 20 - Văn 9 Chân trời sáng tạo
Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.
Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 20 - Chân trời sáng tạo
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
- Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.
1.2. Năng lực đặc thù
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phối hợp trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất
- Yêu quý tiếng Việt.
II. KIẾN THỨC
- Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần: Đặc điểm và tác dụng.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy chiếu, micro, bảng, phấn.
– SGK, SGV.
– PHT.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:
– Kích hoạt được hiểu biết nền liên quan đến nội dung bài học.
– Xác định được nội dung bài học và nhiệm vụ học tập tiếng Việt cần thực hiện.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: HS nghe bài hát Con cua đá (Phan Ngạn, Ngọc Cừ) (https://www.youtube.com/watch?v=ALw6qDxqWSk)và trả lời câu hỏi:
1) Trong bài hát có từ nào sử dụng lối nói lái?
(2) Nói lái như vậy có tác dụng gì?
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 HS trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV tóm tắt ý kiến của HS, bổ sung lối nói lái được thể hiện ở câu hát: Cồn Cỏ ấy có con cá đua là con cua đá. Từ đó, dẫn dắt vào bài học: Nhiệm vụ học tập của các em trong bài học này là tìm hiểu Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần và vận dụng làm các bài tập trong phần Thực hành tiếng Việt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ, ĐIỆP THANH, ĐIỆP VẦN: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG
a. Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm HS.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
(1) HS đọc ví dụ thứ nhất trong SGK và xác định nghĩa của hai từ lợi trong câu thơ.
(2) HS đọc ví dụ thứ hai trong SGK, xác định những từ có sự lặp lại về thanh điệu và nêu tác dụng của chúng.
(3) HS đọc ví dụ thứ ba trong SGK, xác định những từ có sự lặp lại về âm tiết và nêu tác dụng của chúng.
* Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: Nhóm HS trình bày câu trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, trên cơ sở đó hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần qua ba ví dụ trên, kết hợp với thuyết trình để giải thích rõ hơn về nội dung tri thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Hoạt động luyện tập về biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần
a. Mục tiêu: Vận dụng được tri thức về biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần vào làm bài tập.
b. Sản phẩm: Nội dung trả lời của các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: Nhóm hai HS điền vào các bảng sau:
Bài tập 1: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ chơi chữ trong các câu 1 a, 1 b, 1 c:
Câu |
Biện pháp tu từ chơi chữ |
Tác dụng |
1 a |
||
1 b |
||
1 c |
Bài tập 2: Một số câu nói của bạn bè, người thân có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ và đặc điểm, tác dụng của chúng:
Câu nói có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ |
Đặc điểm |
Tác dụng |
|
1 |
|||
2 |
|||
3 |
Bài tập 3: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ điệp thanh trong các câu a, b:
Câu |
Biện pháp tu từ điệp thanh |
Tác dụng |
a |
||
b |
Bài tập 4: HS đọc thành tiếng đoạn trích để cảm nhận nhạc tính trong đoạn trích này, sau đó thực hiện theo yêu cầu của SGK.
Bài tập 5: HS thực hiện theo yêu cầu của SGK.
Bài tập 6: Có thể dùng bảng sau để hoàn thành:
* Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm 2 HS lần lượt thảo luận các bài tập từ 1 ➔ 6.
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện một số nhóm lần lượt trình bày kết quả của từng bài tập, nhóm khác góp ý, bổ sung.
* Kết luận, nhận định:
– GV nhận xét cách HS thảo luận nhóm, từ đó kết luận về những lưu ý khi giao tiếp và hợp tác trong khi thảo luận nhóm.
– GV nhận xét các câu trả lời của HS trên cơ sở sau:
Bài tập 1:
a. Trong hai dòng thơ này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm “quốc quốc” (chim cuốc – nước), hiện tượng gần âm “gia gia (da da) (chim đa đa – nhà) với mục đích tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho VB.
b. Trong đoạn ca dao này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng nói lái cá đối – cối đá, mèo đuôi cụt – mút đuôi kèo. Biện pháp này có tác dụng tạo ra những liên tưởng bất ngờ, thú vị, gây ấn tượng cho người đọc.
c. Ngữ liệu này sử dụng biện pháp chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm: chả1 – một món ăn và chả2 – “không”khiến cho cách diễn đạt trở nên thú vị, hấp dẫn.
Bài tập 2: GV nhận xét về đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên ba câu nói mà các nhóm đã tìm được.
Bài tập 3:
a. Việc tác giả sử dụng toàn thanh bằng có tác dụng tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho hai dòng thơ đồng thời gợi liên tưởng về một không gian mênh mông, nhiều cảm xúc.
b. Dòng thơ đầu sử dụng 5/7 thanh trắc liên tiếp (Tài cao phận thấp chí khí uất), trong khi dòng thơ thứ hai sử dụng toàn thanh bằng (Giang hồ mê chơi quên quê hương). Sự đối lập này (điệp thanh trắc – điệp thanh bằng) tạo nên nhạc tính, tăng sức biểu cảm, góp phần thể hiện ý nghĩa của hai dòng thơ.
................................
................................
................................
(Nguồn: NXB Giáo dục)
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
Giáo án Ngữ Văn 9 Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
Giáo án Ngữ Văn 9 Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)