Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 46 - Kết nối tri thức
Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 46 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.
Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 46 - Kết nối tri thức
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được biện pháp tu từ chơi chữ.
- Xác định và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện biện pháp tu từ chơi chữ trong văn bản.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức hoạt động tìm hiểu kiến thức.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong các phép tu từ từ vựng, có một phép tu từ vừa có tác dụng tạo sắc thái dí dỏm, hài hước cho lời thơ, văn, vừa có tác dụng làm cho từ ngữ thêm phong phú đó là chơi chữ?
Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay, Thực hành tiếng Việt trang 44.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được biện pháp tu từ chơi chữ.
- Xác định và phân tích được tác dụng của chúng.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Em hiểu thế nào là biện pháp tu từ chơi chữ? + Trình bày một số cách chơi chữ thường gặp. - HS nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
* Biện pháp tu từ chơi chữ - Là biện pháp tu từ vận dụng những đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa hoặc quy tắc kết hợp từ ngữ một cách khéo léo, sáng tạo nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, thú vị cho người đọc (người nghe). * Một số cách chơi chữ thường gặp - Dùng từ đồng âm - Dùng từ gần âm - Dùng lối điệp âm - Dùng lối nói lái - Dùng từ trái nghĩa - Dùng từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa. |
* NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập nhanh Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các trường hợp dưới đây: a. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. (Tục ngữ) b. Nấu đậu phụ cho cha ăn Sắc ích mẫu cho mẹ uống. (Câu đối) c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt Rổ rức lòng tôm, tép nhảy qua. (Nguyễn Huy Lượng) d. Bánh cả thùng sao gọi là bánh ít? Trầu cả khay sao gọi là trầu không? (Ca dao) e. Thấy nếp thì lại thèm xôi Ngồi bên thùng gạo nhớ nồi cơm thơm. (Ca dao) g. Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa. (Vế đối cổ) h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò. (Ca dao) i. Con cá đối bỏ vào trong cối đá; Con mèo cái nằm trên mái kèo. Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em. (Ca dao) k. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp; Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang; Một trăm thứ than, than thân không ai quạt; Một trăm thứ bạc, bạc tình chẳng ai mua. (Ca dao) Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - HS trình bày sản phẩm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
Trả lời: Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống): a. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. - Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ đồng âm “chín” + Chín ở vế “một nghề cho chín” ý chỉ làm một nghề cho thật giỏi. + Chín ở vế “còn hơn chín nghề” tức là làm nhiều nghề cùng một lúc. => Tác dụng: + Khuyên nhủ người đọc cần làm một công việc thật chỉnh chu, cẩn thận, như vậy mới phát triển được bản thân, còn hơn làm nhiều việc cùng một lúc nhưng việc nào cũng chỉ làm qua loa. + Giúp câu tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc. b. Nấu đậu phụ cho cha ăn Sắc ích mẫu cho mẹ uống. - Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ đồng nghĩa (phụ - cha, mẫu - mẹ). => Tác dụng: + Tạo ra sự ý tứ, tinh tế trong bài ca dao. + Thể hiện sự hiếu thảo của người con với cha mẹ của mình. c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt Rổ rức lòng tôm, tép nhảy qua. - Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ cùng trường nghĩa (cáo, mèo, tôm, tép). => Tác dụng: + Làm cho lời dạy của ông cha ta thêm thú vị, không mang đậm chất giáo huấn. + Khuyên răn mọi người cách đan giậu, đan rổ: đan giậu thì không được đan mắt mèo, đan thưa; còn đan rổ không được đan vành quá thấp. d. Bánh cả thùng sao gọi là bánh ít? Trầu cả khay sao gọi là trầu không? - Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ trái nghĩa (cả thùng - ít, cả khay - không) và dùng từ đồng âm (ít, không). => Tác dụng: + Tạo ra tính đa nghĩa, dí dỏm cho bài ca dao. e. Thấy nếp thì lại thèm xôi Ngồi bên thùng gạo nhớ nồi cơm thơm. - Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng các từ cùng trường nghĩa (nếp, xôi, gạo, cơm). => Tác dụng: + Tạo sự hấp dẫn, thu hút cho lời nói. + Khuyên con người không nên cả thèm chóng chán, đứng núi này trông núi nọ. g. Con ngựa đá (1) con người đá (2), con ngượi đá (3) không đá con ngựa (4). - Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ đồng âm ‘đá”: + Từ “đá” ở vế “con ngựa đá” thứ nhất và thứ tư ý chỉ con ngựa đang có hành động đá. + Từ “đá” ở vế “con ngựa đá” thứ hai và thứ ba chỉ con ngựa làm bằng đá. => Tác dụng: + Tạo sự hài hước, dí dỏm, hấp dẫn của câu đối. h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò. - Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ cùng trường nghĩa (Hươu, Nai, Nghé, bò). => Tác dụng: + Tăng tính hài hước, gây cười cho người đọc. + Làm bài thơ thêm thú vị, bất ngờ. i. Con cá đối bỏ vào trong cối đá; Con mèo cái nằm trên mái kèo. Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em. - Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng nối nói lái (cá đối - cối đá, con mèo - mái kèo). => Tác dụng: + Tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ, giúp bài ca dao thêm đặc sắc, ấn tượng. k. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp; Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang; Một trăm thứ than, than thân không ai quạt; Một trăm thứ bạc, bạc tình chẳng ai mua. - Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ đồng âm: + Dầu (vật dụng để đốt cháy) - dầu xoa (một loại thuốc). + Bắp (ngô) - bắp chuối. + Than (vật để đốt cháy) - than thân (hành động than vãn, tự thương). + Bạc (chất liệu kim loại quý, có giá trị) - bạc tình (người sống vô ơn, không có tình cảm). => Tác dụng: + Gây sự bất ngờ, ý vị trong câu ca dao. + Diễn tả những kinh nghiệm quý báu của người xưa về đời sống. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)