Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 71 - Văn 9 Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 71 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 71 - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS có thể:

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: thể hiện trong hoạt động làm bài tập nhóm đôi ở hoạt động Thực hành tiếng Việt.

1.2. Năng lực đặc thù:

– Nhận biết được nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng.

– Nhận biết và phân tích được các loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong VB; biết cách lựa chọn, sử dụng các loại phương tiện phi ngôn ngữ.

II. KIẾN THỨC

- Nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Máy chiếu, micro, bảng, phấn.

– SGK, SGV.

Quảng cáo

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 

a. Mục tiêu:

– Xác định được những nội dung muốn tìm hiểu về nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng.

–  Xác định được nội dung bài học và nhiệm vụ học tập tiếng Việt cần thực hiện.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nội dung muốn tìm hiểu, nội dung bài học và nhiệm vụ cần thực hiện.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

(1) HS đọc tên bài học để nêu những nội dung muốn tìm hiểu hoặc thắc mắc về nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng.

(2) HS đọc lướt nội dung phần Tri thức tiếng ViệtThực hành tiếng Việt trong SGK để xác định nội dung bài học và nhiệm vụ học tập.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc và tìm câu trả lời.

* Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 HS trình bày, các nhóm khác nghe, bổ sung (nếu có).

Quảng cáo

* Kết luận, nhận định:

(1) GV ghi nhận những nội dung HS muốn tìm hiểu vềnghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng dưới hình thức từ khoá/ cụm từ lên bảng phụ của lớp.

(2) GV nhận xét câu trả lời của HS; giới thiệu bài học và nhiệm vụ học tập.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: NGHĨA VÀ CÁCH DÙNG TÊN VIẾT TẮT CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ QUAN TRỌNG

a. Mục tiêu: Nhận biết được nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng.

b. Sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: Cá nhân HS thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Cá nhân HS đọc bảng “Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của một số tổ chức quốc tế quan trọng” trong SGK và nêu câu hỏi (nếu có).

(2) Trả lời câu hỏi: Trong khi tạo lập VB, chúng ta sử dụng tên viết tắt của một số tổ chức quốc tế để làm gì?

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS đọc và thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo, thảo luận: (1), (2)  Đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời câu hỏi HS.

Quảng cáo

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Hoạt động thực hành tiếng Việt

a. Mục tiêu:

– Nhận biết được nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng.

– Nhận biết và phân tích được các loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong VB; biết cách lựa chọn, sử dụng các loại phương tiện phi ngôn ngữ.

b. Sản phẩm: Nội dung trả lời các bài tập 1, 2 và 3 trong SGK của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

(1) Nhóm 2 HS thực hiện các bài tập 1, 2 trong SGK

(2) HS làm việc cá nhân để thực hiện bài tập 3 trong SGK.

* Thực hiện nhiệm vụ:

(1) Nhóm 2 HS thực hiện các bài tập 1, 2 trên giấy A0 hoặc vào vở.

(2) Cá nhân HS thực hiện bài tập 3.

* Báo cáo, thảo luận:

(1) Đại diện 1 – 2 nhóm trình bày các bài tập 1, 2; các nhóm khác bổ sung, trao đổi.

(2) 1 – 2 HS trình bày bài tập 3.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét nội dung trả lời các bài tập của HS theo các định hướng tham khảo sau:

Bài tập 1:

a. Ngoài hình ảnh, có thể sử dụng thêm các loại phương tiện phi ngôn ngữ khác như sơ đồ, infographic,… để biểu đạt thông tin về đặc điểm của kiến trúc Ngọ Môn.

b. HS tự chọn một loại phương tiện phi ngôn ngữ (ngoài hình ảnh) và biểu đạt thông tin về đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn bằng loại phương tiện này. GV có thể sử dụng công cụ đánh giá là bảng kiểm, thang đo rubric,… để nhận xét sản phẩm của HS.

Bài tập 2:

a. VB này sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ sau để biểu đạt thông tin: Hình ảnh, số liệu, biểu tượng.

b. So sánh cách trình bày thông tin của VB Vườn Quốc gia Cúc Phương – Vườn Quốc gia hàng đầu Châu Á và VB Vườn Quốc gia Cúc Phương:

– Điểm giống nhau: Thông tin trong hai VB được trình bày theo cách phân loại đối tượng.

– Điểm khác nhau:

+ Thông tin trong VB Vườn Quốc gia Cúc Phương được trình bày theo cấu trúc: (1) Giới thiệu tổng quan, khái quát về Vườn Quốc gia Cúc Phương (Phần đầu của VB); (2) Giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể (Quần thể động, thực vật; Cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá).

+ Thông tin trong VB Vườn Quốc gia Cúc Phương – Vườn Quốc gia hàng đầu Châu Á cũng được trình bày theo cấu trúc: (1) Giới thiệu thông tin khái quát về Vườn Quốc gia Cúc Phương; (2) Giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể (Đa dạng sinh học, Phong cảnh Karst và giá trị khảo cổ).

Bài tập 3:

a. UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc. Đây là tổ chức quốc tế.

b. VOV: Đài Tiếng nói Việt Nam.

- Tác dụng: Trong khi tạo lập VB, có thể sử dụng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế để làm cho VB ngắn gọn hơn.

2. Hoạt động khái quát nội dung bài học

a. Mục tiêu: Rút ra được những lưu ý khi vận dụng kiến thức về nghĩa và cách dùng tên viết tắt các tổ chức quốc tế quan trọng và các phương tiện phi ngôn ngữ vào thực tế giao tiếp.

b. Sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: Cá nhân HS trả lời câu hỏi:

1. Theo em, khi sử dụng tên viết tắt các tổ chức quốc tế, cần lưu ý những điều gì?

2. Em rút ra được bài học gì về cách lựa chọn, sử dụng các loại phương tiện phi ngôn ngữ trong hoạt động viết VB?

................................

................................

................................

(Nguồn: NXB Giáo dục)

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên