Giáo án bài Tổng kết phần tập làm văn - Giáo án Ngữ văn lớp 9

Giáo án bài Tổng kết phần tập làm văn

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hệ thống hóa kiến thức Tập làm văn từ lớp 6 đến lớp 9

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng làm văn tíc hợp kiến thức trong học văn, làm văn.

3. Thái độ

- Ý thức học và làm bài nghiêm túc.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

- Soạn bài - đáp án, đọc kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo,SGK.

2. Học sinh

- Chuẩn bị ôn theo nội dung SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

9A:

9D:

2. Kiểm tra đầu giờ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới

- Sự cần thiết phải hiểu rõ các kiểu VB, các phương thức biểu đạt và sự kết hợp các ph¬ơng thức đó trong 1 văn bản ntn? Đó là những yêu cầu chính của tiết tổng kết TLV. Giờ học này cô cùng các em tổng kết lại.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS tìm củng cố về các kiểu văn bản đã học trong ch¬ương trình Ngữ văn THCS

* Đọc bảng tổng kết và trả lời các câu hỏi.

H: Sự khác nhau của các kiểu VB trên ?

H: Hãy nêu rõ ph¬ơng thức biểu đạt của mỗi kiểu văn bản trên ?

- Ví dụ:

   + Mục đích của VB TS là gì?

   + Mục đích của VB nghị luận là gì?

   + Mục đích của VB miêu tả là gì?

I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS

1) Sự khác nhau của các kiểu văn bản:

- Khác nhau về phương thức biểu đạt bao gồm: Mục đích, các yếu tố, các phương pháp, cách thức, ngôn từ.

- Ví dụ: Kiểu văn bản tự sự

Là trình bày diễn biến sự việc (sự kiện) biểu lộ ý nghĩa. Khác với kiểu văn bản miêu tả là tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện t¬ợng làm rõ tính chất, thuộc tính...

H: Các kiểu văn bản có thể thay thế cho nhau đ¬ược hay không? vì sao?

2) Các kiểu văn bản có thể thay thế cho nhau đ¬ược hay không? vì sao?

- Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau đ¬ược , vì mỗi kiểu văn bản sử dụng một ph¬ương thức biểu đạt chính với mục đích khác nhau.

H: Các ph¬ương thức biểu đạt có thể phối hợp thực hiện trong một văn bản đ¬ợc không?Vì sao?

Ví dụ minh hoạ?

(Ví dụ: Truyện ngắn Bến Quê - Nguyễn Minh Châu)

VD về truyện ngắn “Bến Quê” → việc kết hợp miêu tả, biểu cảm qua các đoạn văn, câu văn.

3) Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp được với nhau trong một văn bản cụ thể hay không?vì sao? Nêu một ví dụ minh hoạ.

- Các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau trong một văn bản vì không có một văn bản nào sử dụng đơn độc một ph¬ương thức biểu đạt; có kết hợp mới tăng đư¬ợc hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ: Truyện ngắn “Bến Quê” (Nguyễn Minh Châu)

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự, kiểu văn bản tự sự nh¬ng tác giả đã kết hợp nhiều ph¬ơng thức biểu đạt khác nh¬: Miêu tả, biểu cảm để làm rõ tình cảm , cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong truyện.

H: Kiểu VB và thể loại tác phẩm VH có gì giống và khác nhau?

(Gợi ý: Có mấy kiểu VB?)

(Có mấy thể loại văn học?)

H: Cho VD cụ thể ?

4) Kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm VH có gì giống nhau và khác nhau.

- Kiểu văn bản: Có 6 kiểu văn bản ứng với 6 ph¬ơng thức biểu đạt .

- Thể loại VH: Truyện (Tự sự);

Thơ (Trữ tình); Kí, Kịch...

   + Giống nhau: Trong kiểu văn bản đã thể hiện đ¬ợc thể loại.

   + Khác nhau: Thể loại VH là xét đến những dạng thể cụ thể của một tác phẩm VH, với phạm vi hẹp hơn.

H: Kiểu VBTS và thể loại VH tự sự khác nhau ntn?

(Gợi ý: VBTS được thể hiện trong VH, trong loại hình nào khác nữa?)

(Thể loại VH tự sự chỉ thể hiện trong tac phẩm VH nào?)

5) Sự khác nhau:

- Văn bản tự sự: Được thể hiện trong VH là truyện; Được thể hiện trong bản tin (Tường thuật)...

- Thể loại văn học tự sự chỉ có thể là truyện (Truyện ngắn, truyện dài)

H: Tình giống và khác nhau ntn?

H: Nêu đặc điểm của thể loại VH trữ tình?

H: Cho VD minh hoạ?

(Gợi ý văn xuôi biểu cảm (tuỳ bút) có là VH trữ tình không?)

6) Giống nhau và khác nhau

   + Giống nhau: Đều đ¬ợc thể hiện rõ yếu tố biểu cảm.

   + Khác nhau:

Kiểu văn bản biểu cảm nói rõ về phương thức biểu đạt, mục đích.

Thể loại văn học trữ tình: Nói rõ về thể loại VH như thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình (tuỳ bút)

Ví dụ: Tuỳ bút: Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)

Ví dụ: Các bài thơ hiện đại.

H: Sự kết hợp đó cần ở mức độ nào?

H: Tại sao lại như vậy?

H: Cho ví dụ minh hoạ?

7) Tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự

Cần ở mức độ vừa đủ để làm rõ yêu cầu nghị luận; Phương thức chính vẫn là nghị luận

4. Củng cố, luyện tập:

H: GV hệ thống các nd đã ôn tập - Các kiểu văn bản đã học.

H: Tại sao phải có sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một VB?

H: Lấy ví dụ: Một văn bản tự sự, nghị luận có sự kết hợp nhiều

5. Hướng dẫn HS về nhà:

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị: Tổng kết tập làm văn(tiếp).

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên