Giáo án bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) - Giáo án Ngữ văn lớp 9

Giáo án bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1. Kiến thức

- Hs hệ thống hoá k/t về các cách p/tr của từ vựg TV, các k/n từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.

2. Kĩ năng

- Nhận diện các từ mượn, từ Hán Việt, tuật ngữ và biệt ngữ xh. Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong g/t, đọc- hiểu và tạo lập vb.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng TV đúng cách và giữ gìn sự trong sáng của TV.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

   + Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

   + Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi làm bài tập sáchGK)

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

* Kiểm diện: Sĩ số

9A:

9C:

2. Kiểm tra

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh

- Nhắc lại nôi dung đã ôn tập về từ vựng ở tiết trước. Nhắc lại nôi dung đã ôn tập về từ vựng ở tiết trước.

3. Bài mới

- Các giờ trước chúng ta đã ôn lại những kiến thức về từ vựng (Từ…trường từ vựng). Giờ học này, chúng ta ôn lại những nội dung còn lại về từ vựng đã học (Sự phát triển của từ vựng…trau dồi vốn từ)

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS ôn tập sự phát triển của từ vựng:

H: Nhắc lại các cách phát triển nghĩa của từ?

I. Sự phát triển của từ vựng:

1. Các cách phát triển của từ vựng:

- Các cách phát triển từ vựng: 2 cách:

- Cách 1: Phát triển nghĩa của từ ngữ:

   + Thêm nghĩa mới

   + Chuyển nghĩa

- Cách 2: Phát triển số l­îng từ ngữ

   + tạo từ mới

   + mượn từ ngữ của nước ngoài

1 H/s lên bảng điền ND thích hợp vào sơ đồ SGK/135

H: Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng?

Hướng dẫn H/s trả lời câu hỏi 3 (SGK/135)

2. Bài tập

a. Chuyển nghĩa:

   + Trao tay

   + Tay buôn người (nghĩa chuyển)

- Tạo từ ngữ mới:

   + từ ngữ mới xuất hiện: mô hình X + Y…

VD: văn + học → văn học

   + từ ngữ mới xuất hiện

VD: du lịch sinh thái: khu chế xuất

- Vay mượn: Kịch trường…

b. Không có nghĩa mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ vì:

- Số lượng các sự vật, hiện tượng, khái niệm mới là vô hạn, do đó nếu ứng với khái niệm , sự vật, hiện tượng mới lại phải có thêm 1 từ ngữ mới thì số lượng các từ ngữ quá lớn, qúa cồng kềnh, rườm rà, mặt khác số lượng từ ngữ có giới hạn

HĐ2. HDHS ôn tập từ mượn:

H: Nhắc lại khái niệm từ mượn?

II. Từ mượn:

1. Khái niệm: Từ mượn là những từ Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà Tiếng Việt chưa có từ ngữ thật thích hợp để thay Thế

VD: Độc lập, tự do, giai cấp…

H: Bộ phận mượn từ quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là tiếng Hán, ngoài ra còn mượn một số ngôn ngữ khác đó là tiếng( Anh, Pháp,Nga)

- Hướng dẫn H/s làm BT

H: Em hãy chọn nhận định đúng trong các nhận định sau

2. Bài tập

- Chọn nhận định đúng(C )

Nhận định tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầuu giaù giao tiếp của người Việt

H: Những từ mượn như: săm, lốp, ga, xăng, phanh có gì khác so với những từ mượn: Ra- đi- ô, axit, vi ta min ?

3. Bài tập 3:

- Nhữngtừ mượn như: săm, lốp(bếp) ga, phanh...là những từ vay vay mượn đó đã được Việt hóa, nó được Việt hóa, nó được dùng giống như từ thuần Việt.

- Các từ: a- xít, ra – đi-ô, vi- ta – min là những từ vay mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nó khác tiếng Việt về cách cấu tạo và thường khó phát âm hơn từ thuần Việt.

HĐ2. HDHS ôn tập từ Hán-Việt

H: Nhắc lại khái niệm từ Hán Việt? Cho VD?

Hướng dẫn H/s làm bài tập.

III. Từ Hán-Việt

1. Khái niệm: Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng của người Việt: Quốc gia, gia đình, giáo viên…

2. Bài tập

Chọn quan niệm đúng: b. Câu (a) ngược lại với quan niệm trong câu (b) cũng như câu (d).

HĐ3. HDHS ôn tập thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:

H: Nhắc lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ XH? Cho VD?

H/s thảo luận câu hỏi? (SGK/136)

IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:

1. Khái niệm:

- Thuật ngữ: là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ: phẫu thuật, siêu âm…

- Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ dùng trong 1 một tầng lớp xã hội nhất định

VD1: cậu, mợ chỉ cha mẹ: cách gọi của tầng lớp thượng lưu trong xã hội cũ.

VD2: gậy: 1, ngỗng 2, ghi đông 3 ... tầng lớp HS, SV.

H: Em hãy cho biết vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay?

2. Bài tập

* Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay:

Cuộc sống hiện nay: thời đại khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam ngày càng nâng cao, nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ ngày càng tăng. Trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn.

* Liệt kê một số thuật ngữ là biệt ngữ xã hội: cậu, mợ, cha, linh mục, xứ đạo…

HĐ4. HDHS ôn tập trau dồi vốn từ:

H: Có mấy hình thức trautrau dồi vốn từ? đó là những hình thức nào?

V. Trau dồi vốn từ:

1. Các hình thức trau dồi vốn từ:

- Cách 1: Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

- Cách 2: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

- Trình bày miệng trước lớp?

H: Giải thích nghĩa của của một số từ ngữ sau?

2. Bài tập

* Giải thích nghĩa của những từ sau:

- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.

- Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.

- Dự thảo:

   + ĐT: thảo ra để đưa thông qua

⇒ DT: bản thảo để đưa thông qua

- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu

- Hậu duệ: con cháu của người đã chết

- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra từ lời nói

- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật

H: Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau?

3. Bài tập 3

a. Béo bổ: tính chất cung cấp chất bổ dưỡng cho cơ thể -> thay bằng từ béo bở: dễ mang lại nhiều lợi nhuận

b. Đạm bạc: có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu -> thay bằng từ tệ bạc: không nhớ gì ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử

c. Tấp nập: gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt -> thay bằng tới tấp: nghĩa là liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua, cái khác đã tới.

4. Củng cố - luyện tập

Bài tập 1: Tìm các thuật ngữ thuộc các môn: Văn học, toán học, Sinh vật học, Hoá học

Bài tập 2: Tìm các từ địa phương trong văn bản trích của "Truyện Lục Vân Tiên" tìm các từ địa phương tương ứng

- Hệ thống bài: Các nội dung đã ôn tập.

5. Hướng dẫn học sinh về nhà:

- Học bài + hoàn thiện các BT.

- Chuẩn bị : Nghị luận trong VB tự sự.

   + Đọc và trả lời hệ thống câu hỏi sgk

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên