Giáo án bài Tri thức ngữ Văn trang 33 Tập 2 - Cánh diều

Với giáo án bài Tri thức ngữ Văn trang 33 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 9.

Giáo án bài Tri thức ngữ Văn trang 33 Tập 2 - Cánh diều

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ tám chữ hoặc thơ tự do thể hiện qua kết cấu, bố cục, ngôn ngữ, biện pháp tu từ…;

- Nhận biết và phân tích được cảm hứng chủ đạo, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của người viết trong văn bản.

- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần trong văn bản.

- Bước đầu biết làm một bài thơ tám chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.

- Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng

- Năng lực nhận biết, phân tích được thể loại văn bản.

Quảng cáo

3. Phẩm chất

- Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương, đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập, khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính chất gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm:

d. Tổ chức thực hiện

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Thơ tám chữ và thơ tự do, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương, đất nước.

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

 
Quảng cáo

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ tám chữ hoặc thơ tự do thể hiện qua kết cấu, bố cục, ngôn ngữ, biện pháp tu từ…;

- Nhận biết và phân tích được cảm hứng chủ đạo, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của người viết trong văn bản.

- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần trong văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

+ Trình bày hiểu biết của em về thể thơ tám chữ và thơ tự do.

+ Xác định kết cấu, bố cục và ngôn từ trong thơ.

+ Xác định cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của tác phẩm.

+ Xác định các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

1. Thơ tám chữ, thơ tự do

- Thơ tám chữ là thể thơ trong đó mỗi dòng thơ có tám chữ (tiến), ngắt nhịp đa dạng, gieo vần theo nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến nhất là vần chân. Bài thơ tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài với số dòng không hạn định hoặc có thể được chia thành các khổ.

Ví dụ: ở đoạn tơ dưới đây, mỗi dòng thơ đều có tám chữ; các dòng thơ chủ yếu gieo vần chân; nhịp thơ linh hoạt, có thể là nhịp 2/6, 3/5, 4/4, 3/2/3…

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

(Thế Lữ)

- Thơ tự do là thể thơ không có quy định bắt buộc về số dòng trong bài và số chữ ở mỗi dòng, về vần, luật bằng trắc và nhịp điệu. Tất cả các yếu tố này đều có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mục đích của người viết.

Ví dụ, trong đoạn thơ sau, số chữ trong mỗi dòng thơ không đều nhau, các dòng thơ gieo vần hỗn hợp; nhịp thơ thay đổi qua từng dòng thơ và bỏ qua các nguyên tắc viết hoa thông thường:

chúng tôi qua cái khắc nghiệt mùa khô

qua mùa mưa mùa mưa dai dẳng

võng mắc cột tràm đêm ướt sũng

xuồng vượt sông dưới pháo sáng nhạt nhoà

đôi lúc ngẩn người một ráng đỏ chiều xa 

quên đời mình thêm tuổi mới

chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi

mà không hề rợp bóng xuống tương lai

(Thanh Thảo)

2. Kết cấu, bố cục, ngôn từ

- Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của bài thơ thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa, tuỳ theo nội dung và thể thơ. Khi sáng tác, người viết có mục đích nhất định về tư tưởng và nghệ thuật. Theo mục đích ấy, tác giả sẽ xây dựng một kết cấu, nghĩa là bố trí, sắp xếp từ ngữ, các dòng hoặc khổ hay đoạn thơ để khắc hoạ hình tượng nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc theo một trật tự nhất định. Kết cấu cho thấy tác phẩm sẽ bắt đầu từ âu, kết thúc ở chỗ nào, yếu tố nào cần được nhấn mạnh… Ví dụ: Trong bài thơ Quê hương, hình tượng quê hương được nhà thơ Tế Hanh thể hiện theo trật tự thời gian (hồi tưởng về quê hương trong quá khứ rồi trở về với hiện tại, trong đó tập trung vào việc hồi tưởng), từ đó bộc lộ cảm xúc và tư tưởng của nhà thơ đối với hình tượng ấy.

- Bố cục là bề mặt của kết cấu. Ở những tác phẩm có dung lượng ngắn, bố cục có thể trùng hợp với kết cấu. Ví dụ: Bài thơ Chiều Xuân (Anh Thơ) gồm ba khổ thơ: khổ thứ nhất – cảnh chiều xuân “trên bến vắng”, khổ thứ hai – cảnh chiều xuân ở “ngoài đường đê”, khổ thứ ba – cảnh chiều xuân “trong đồng lúa”.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 9 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên