Giáo án Sinh học 6 Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật

Giáo án Sinh học 6 Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được phân loại thực vật là gì?

- Nêu được các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành.

- Nêu được khái niệm giới, ngành, lớp…

2. Kĩ năng

- Vận dụng phân loại 2 lớp của ngành Hạt kín.

- KNS: Rèn kĩ năng tư duy, kỷ năng giao tiếp, trình bày trước đám đông. Kỷ năng quan sát, thu thập và xử lý thông tin.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, yêu thích bộ môn học.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

B. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bảng phụ; sơ đồ Giới thực vật.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

C. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định lớp

Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

- Đặc điểm để phân biệt lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm? Kể tên một số cây Một lá mầm và cây Hai lá Mầm.

3. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Ta đã tìm hiểu các nhóm TV từ tảo đến hạt kín. Chúng hợp thành giới TV. Như vậy, giới TV gồm rất nhiều dạng khác nhau về tổ chức cơ thể. Để nghiên cứu sự đa dạng của giới TV, người ta phải tiến hành phân loại chúng.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: phân loại thực vật là gì?

- các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành.

- khái niệm giới, ngành, lớp…

. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV cho HS nhắc lại các nhóm thực vật đã học.

- HS nhắc lại các nhóm TV đã học: Tảo, Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín

1: Phân loại học thực vật là gì?

Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại.

- GV hỏi :

1. Tại sao người ta xếp cây thông và cây tuế vào một nhóm ?

- HS trả lời đạt:

1. Vì 2 cây này có chung đặc điểm cấu tạo : chưa có hoa và quả, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.

2. Tại sao tảo và rêu lại được xếp thành hai nhóm?

- GV cho HS chọn từ thích hợp hoàn thành mục SGK tr. 140 → đọc to cho cả lớp cùng nghe.

2. Vì chúng có đặc điểm cấu tạo khác nhau.

- 1-2 HS điền từ và đọc to trước lớp.

+ 1. Khác nhau

+ 2. Giống nhau.

- GV đặt câu hỏi: Phân loại thực vật là gì ?

- HS trả lời: Phân loại thực vật là việc tìm các đặc điểm khác nhau của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm theo trật tự nhất định.

- GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức.

- HS ghi bài

- GV gọi HS đọc thông tin SGK tr. 140.

- GV giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp : Ngành – Lớp - Bộ - Họ - Chi – Loài

- GV giải thích thêm cho HS hiểu : “nhóm” không phải là một khái niệm chính thức trong phân loại và không thuộc về một bậc phân loại nào, nó có thể chỉ 1 hoặc một vài bậc phân loại lớn như ngành, lớp, Ví dụ : nhóm Tảo, nhóm Quyết, nhóm thực vật bậc thấp, nhóm thực vật bậc cao,… hoặc chỉ những thực vật có chung tính chất như nhóm cây có hoa cánh dính, nhóm cây có hoa cánh rời, nhóm cây lương thực, thực phẩm, nhóm cây ăn quả,… Vì vậy sau khi đã học khái niệm về phân loại học thực vật, chúng ta không nên dùng từ “nhóm” để thay thế cho các bậc phân loại chính thức, ví dụ không nên nói nhóm cây Hạt trần, nhóm cây Hạt kín mà nói ngành Hạt trần, ngành hạt kín.

- HS đọc to thông tin

- HS lắng nghe

2: Các bậc phân loại

Bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài.

- Ngành là bậc phân loại cao nhất.

- Loài là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loài có nhiều điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo.

Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít.

- GV cho HS nhắc lại các ngành đã học.

- GV giải thích :

+ Ngành là bậc phân loại cao nhất.

+ Loài là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loài có nhiều điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo.

Ví dụ : Họ cam có nhiều loài: bưởi, chanh, cam, quất,……

+ Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít.

- GV chốt lại kiến thức

- HS nhắc lại các ngành đã học: ngành Tảo, ngành Rêu, ngành Quyết, ngành Hạt trần, ngành Hạt kín.

- HS lắng nghe và nhớ kiến thức

- HS ghi bài

- GV cho HS nhắc lại các ngành đã học và đặc điểm nổi bậc của các ngành thực vật đó.

- GV cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống.

- GV hoàn thiện kiến thức theo sơ đồ SGK

- GV chốt lại kiến thức: Mỗi ngành thực vật có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các ngành.

- Yêu cầu HS phân chia ngành Hạt kín thành 2 lớp.

- GV hoàn thiện kiến thức cho HS.

- HS nhắc lại kiến thức về các ngành đã học.

- HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập.

- HS ghi bài vào vở

- HS lắng nghe.

- HS chỉ cần dựa vào đặc điểm chủ yếu là số lá mầm trong phôi là đủ.

3: Các ngành thực vật

Như sơ đồ SGK trang 141.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Hiện nay, các nhà khoa học đã phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ thấp đến cao theo trật tự như thế nào ?

A. Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài.

B. Ngành – Lớp – Bộ – Chi – Họ – Loài.

C. Ngành – Bộ – Lớp – Họ – Chi – Loài.

D. Ngành – Chi – Bộ – Họ – Lớp – Loài.

Câu 2. Trong các ngành thực vật hiện có, ngành nào bao gồm các đại diện có tổ chức cơ thể hoàn thiện nhất ?

A. Ngành Hạt trần     B. Ngành Hạt kín

C. Ngành Dương xỉ     D. Ngành Rêu

Câu 3. Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần giống nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

A. Đều sống chủ yếu trên cạn     B. Đều có rễ, thân, lá thật sự

C. Đều sinh sản bằng hạt     D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 4. Rễ giả được tìm thấy ở thực vật nào dưới đây ?

A. Bạch quả     B. Rêu     C. Dương xỉ     D. Bèo hoa dâu

Câu 5. Trong số các cây dưới đây, có bao nhiêu cây sinh sản bằng bào tử ?

1. Rau muống     2. Khoai tây     3. Rau bợ

4. Trầu không     5. Địa tiền     6. Dương xỉ

A. 5     B. 3     C. 2     D. 4

Câu 6. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Trong Phân loại học, … được xem là bậc phân loại cơ sở.

A. bộ     B. Loài     C. ngành     D. chi

Câu 7. Dựa vào Phân loại học, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

A. Rong mơ     B. Rau câu     C. Rau đay     D. Rau diếp biển

Câu 8. Thế nào là Phân loại thực vật ?

A. Là việc tìm hiểu các đặc điểm giống nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định.

B. Là việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo một trật tự ngẫu nhiên.

C. Là việc tìm hiểu các đặc điểm giống nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo một trật tự ngẫu nhiên.

D. Là việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định.

Câu 9. “Nón” là cấu trúc được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây ?

A. Tuế     B. Táo     C. Sến     D. Trắc

Câu 10. Trong các bậc phân loại dưới đây, bậc phân loại nào nhỏ nhất ?

A. Chi     B. Họ     C. Bộ     D. Lớp

Đáp án

1. A

2. B

3. D

4. B

5. B

6. B

7. C

8. D

9. A

10. A

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Cho học sinh đọc và làm bài tập 1, 2 SGK trang 141.

Điền các chữ số ghi thứ tự các đặc điểm của ngành TV vào các chỗ trống trong câu sau :

a. Các ngành Tảo có các đặc điểm ……, ……

b. Ngành Rêu có các đặc điểm ……, ……

c. Ngành Dương xỉ có các đặc điểm ……, ……, ……, ……

d. Ngành Hạt trần có các đặc điểm ……, ……, ……, ……, ……

e. Ngành Hạt kín có các đặc điểm ……, ……, ……, ……, ……

1. Chưa có rễ, thân, lá     7. Sống ở cạn là chủ yếu

2. Đã có rễ, thân, lá    8. Có bào tử

3. Rễ giả, lá nhỏ chưa có gân giữa    9. Có nón

4. Rễ thật, lá đa dạng    10. Có hạt

5. Sống chủ yếu ở nước    11. Có hoa và quả

6. Sống ở cạn, nhưng thường là nơi ẩm ướt

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Vẽ sơ đồ tư duy

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK

- Ôn lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học.

D. Rút kinh nghiệm - Bổ sung

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Sinh học lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên