Giáo án Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân

Giáo án Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

2. Kĩ năng

- Giáo dục ý thức nghiên cứu khoa học

3. Thái độ

- ý thức tích cực tự giác và hợp tác

II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh

GV: Tranh phóng to hình 10 SGK, bảng phụ ghi nội dung bảng 10

HS: Tìm hiểu trước bài.

  Kẻ bảng 10 vào vở.

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

9A      9C

9B      9D

2. Kiểm tra bài cũ

? Những biến đổi hính thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào?

? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?

? HS trả lời các câu hỏi 2, 4, 5 SGK ( Đ/a: 2.d; 4.b; 5.c)

3. Bài mới

* Đặt vấn đề: Giảm phân cũng là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân, diễn ra vào thời kì chín của TB sinh dục

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1

GV Y/C hs nghiên cứu thông tin SGK và cho biết:

? Giảm phân là gì?

? Giảm phân diễn ra như thế nào?

? Kì trung gian NST có hình thái như thế nào.

HS phát biểu, bổ sung (NST duổi xoắn và nhân đôi)

- GV Y/C các nhóm tìm hiểu thông mục I và quan sát hình 10.

- Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng 10

- GV gọi HS lên bảng điền vào bảng, bổ sung

- GV chốt lại kiến thức.

I. Những diển biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân I

- Giảm phân là quá trình phân bào xảy ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục.

- Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi có một lần ở kì TG

1. Kì trung gian.

- Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh

- Cuối kì NST nhân đổi thành NST kép dính nhau ở tâm động

2. Diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

(Học thuộc bảng 10 SGK đã hoàn thành.)

GV nhấn mạnh:

- Kì đầu của giảm phân 1 có sự tiếp hợp NST và sự bắt chéo NST (nguyên phân không có)

- Kì giữa giảm phân 1: NST xếp 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo( NP xếp 1 hàng)

- Kì sau giảm phân 1 có sự phân li của NST kép ( NP là sự phân li NST đơn)

- Kì cuối của giảm phân 1 là NST đơn bội kép ( NP là NST đơn bội)

Hoạt động 2

- HS nghiên cứu thông tin II SGK

- HS thảo luận nhóm để trả lời:

? Hoạt động của NST ở giảm phân II như thế nào?

? Có kì trung gian 2 không? Tại sao?

- Không ,vì NST không tự nhân đôi nữa

- Xảy ra kì trung gian rất ngắn

? Kì đầu II diễn ra như thế nào?

? Hoạt động của kì giữa II và kì sau II có gì khác kì giữa I và kì sau I?

- HS hoàn thiện bảng 10 SGK.

- Đại diện nhóm báo cáo

- Nhóm khác bổ xung

- GV nhận xét, bổ xung và đưa ra đáp án đúng trên bảng phụ.

II. Những diến biến cơ bản của NST trong giảm phân II

- (Học thuộc bảng 10 SGK đã hoàn thành)

Bảng 10: Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân

Các kì Những diển biến cơ bản của NST ở các kì
Lần phân bào I Lần phân bào II

Kì đầu

- Các NST xoắn, co lại

- Các cặp NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể bắt chéo, sau đó tách rời nhau

- NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội

Kì giữa

- Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặp phảng xích đạo của thoi phân bào

- NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau

- Cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của TB

- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li vè 2 cực TB

Kì cuối

- Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội (n)

- Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới tạo thành với số lượng là đơn bội

GV Y/C các nhóm thảo luận:

? Vì sao trong giảm phân các TB con lại có bộ NST giảm đi một nữa.

HS: giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước lần phân bào I

GV nhấn mạnh:

Sự phân li độc lập của các NST kép tương đồng, đây là cơ chế tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp NST.

* GV gọi HS đọc kết luận cuối bài.

* Kết quả: Từ một TB mẹ (2nNST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 TB con mang bộ NST đơn bội (n NST)

* Ý nghĩa của giảm phân:

- Cơ sở để tạo giao tử

- Tạo ra các TB con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST.

4. Củng cố & Luyện tập

? Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc của NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các TB con ?

- Trong TB của 1 loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa & Bb khi giảm phân sẽ cho ra các tổ hợp NST ở TB con (gtử) ( khi giảm phân tạo ra 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab)

? Hoàn thành bảng sau:

Giáo án Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân | Giáo án Sinh học 9 mới, chuẩn nhất

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà

- Học bài cũ & làm bài tập SGK

- Đọc trước bài mới: “Phát sinh giao tử và thụ tinh.”

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 9 chuẩn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Sinh học lớp 9 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Sinh học 9 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên