Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Ông tổ nghề thêu mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt lớp 3
Giáo án Tập đọc - Kể chuyện: Ông tổ nghề thêu mới, chuẩn nhất
Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, Thường Tín.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (tiến sĩ, sứ thần, tượng Phật, nhàn rỗi, lầu, lọng, lẩm nhẩm,...). Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Trò chơi “Hái hoa dân chủ”. + Đọc thuộc (khổ thơ) bài “Chú ở bên Bác Hồ” và trả lời câu hỏi. - Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. |
- Học sinh hát. - Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa. |
2. HĐ Luyện đọc (20 phút) *Mục tiêu: - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (tiến sĩ, sứ thần, tượng Phật, nhàn rỗi, lầu, lọng, lẩm nhẩm,...). Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. * Cách tiến hành: |
|
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng đọc chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung của Trần quốc Khái, (...) b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: + Bụng đói/ mà không có cơm ăn,/Trần Quốc Khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng,/ rồi mỉm cười.// + Ông bẻ tay pho tượng nếm thử.// + Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam.//...
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ bình an, nhập tâm.
d. Đọc đồng thanh * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. |
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (tiến sĩ, sứ thần, tượng Phật, nhàn rỗi, lầu, lọng, lẩm nhẩm,...). - Học sinh chia đoạn (5 đoạn như sách giáo khoa). - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân).
- 1 nhóm đọc nối tiếp đoạn 5 đoạn trước lớp. - Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp. - Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.
|
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp |
|
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? + Nhờ ham học mà kết quả học tập của ông ra sao? + Khi ông đi sứ sang Trung Quốc nhà vua Trung Quốc đã nghĩ ra kế gì để thử tài sứ thần Việt Nam? + Ở trên lầu cao Trần Quốc Khải làm gì để sống?
+ Ông đã làm gì để không bỏ phí thời gian? + Cuối cùng Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự? + Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn làm ông tổ nghề thêu? - Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: + Bài đọc nói về việc gì? + Nêu nội dung chính của bài?
=> Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. |
- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
+ Trần Quốc Khải đã học trong khi đi đốn củi, kéo vó, mò tôm… + Nhờ chăm học mà ông đã đỗ tiến sĩ…
+ Vua cho dựng lầu cao mời ông lên chơi rồi cất thang để xem ông làm như thế nào.
+ Trên lầu cao đói bụng ông quan sát đọc chữ viết trên 3 bức tượng rồi bẻ tay tượng để ăn vì tượng được làm bằng chè lam. + Ông chú tâm quan sát hai chiếc lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm … + Ông nhìn thấy dơi xòe cánh để bay ông bắt chước ôm lọng nhảy xuống đất bình an. + Vì ông là người truyền dạy cho dân về nghề thêu từ đó mà nghề thêu ngày được lan. - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình. + Nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. - Học sinh lắng nghe.
|
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp |
|
-> Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động. |
- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2. - Xác định các giọng đọc. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm. + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Lớp nhận xét.
|
5. HĐ kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý. Đối với học sinh M3 + M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện. * Cách tiến hành: |
|
a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện - Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh minh họa kết hợp gợi ý với nội dung 5 đoạn trong truyện kể lại toàn bộ câu chuyện. b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện: - Gọi học sinh M4 kể đoạn 1.
- Giáo viên nhận xét, nhắc học sinh có thể kể theo một trong ba cách. + Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh họa. + Cách 2: Kể có đầu có cuối như không kĩ như văn bản. + Cách 3: Kể khá sáng tạo. * Tổ chức cho học sinh kể: - Học sinh tập kể. - Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. - Giáo viên nhận xét lời kể mẫu → nhắc lại cách kể.
c. Học sinh kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu. *Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện nói về việc gì?
+ Qua câu chuyện, em cho biết muốn học, muốn hiểu được nhiều điều hay chúng ta cần làm gì? |
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh kể chuyện cá nhân. - 1 học sinh (M3+4) kể mẫu theo tranh 1. - Cả lớp nghe.
- Học sinh kết hợp tranh minh họa tập kể. - Học sinh kể chuyện cá nhân (Tự lựa chon cách kể).
- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. - Học sinh đánh giá. - Nhóm trưởng điều khiển. - Luyện kể cá nhân. - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét.
- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài. - Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Cần chăm chỉ học hỏi, tìm tòi ở mọi nơi, mọi lúc, mọi người. |
6. HĐ ứng dụng (1phút) 7. HĐ sáng tạo (1 phút) |
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Sưu tầm thêm những câu chuyện, bài đọc viết về người có công truyền nghề lại cho nhân dân. |
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Giáo án Tiếng Việt lớp 3 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Chính tả: Ông tổ nghề thêu
- Tập đọc: Bàn tay cô giáo
- Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu
- Tập viết: Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ
- Chính tả: Bàn tay cô giáo
- Tập làm văn: Nghe kể: Nâng niu từng hạt giống
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 3 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)