Giáo án (Luyện từ và câu) Luyện tập về nhân hoá (trang 113, 114) lớp 4 - Chân trời sáng tạo

Giáo án (Luyện từ và câu) Luyện tập về nhân hoá (trang 113, 114) lớp 4 - Chân trời sáng tạo

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết được nhân hóa bằng cách tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người; sử dụng biện pháp nhân hóa để viết được câu văn sinh động.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có sử dụng phép nhân hóa).

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

Quảng cáo

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về nhân hóa:

+ Nhân hóa là gì?

+ Có mấy cách nhân hóa? Đó là những cách nào?

+ Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Luyện tập về nhân hóa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện nhân hóa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện đượcbiện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT1a: Mỗi sự vật in đậm được tả bằng những từ ngữ nào?

Giáo án (Luyện từ và câu) Luyện tập về nhân hoá (trang 113, 114) lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV cho HS làm bài theo nhóm đôi.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Quả thị: dắt mùa thu vào phố, mang theo câu chuyện cổ, kể.

+ Chim: hòa ca.

+ Mây: choàng khăn cho núi.

+ Lim: bâng khuâng.

+ Hàng xoan: thay áo mới.

+ Chùm hoa: bối rối.

+ Chào mào: trẩy hội, sang sông.

- GV chốt kiến thức cho HS: Những từ ngữ tìm được vốn là từ dùng để tả hoạt động, trạng thái hoặc đặc điểm, tính chất của người được dùng để tả hoạt động, trạng thái hoặc đặc điểm, tính chất của sự vật.

à Có thể nhân hóa bằng cách tả sự vật bằng từ ngữ vốn dùng để tả người.

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1b: Cách tả ấy có tác dụng gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

(Gợi ý: Cách tả ấy giúp sự vật hiện lên gần gũi, sinh động, giống như người.)

Hoạt động 2: Tìm hình ảnh nhân hóa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được hình ảnh nhân hóa có trong các đoạn văn.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT2: Tìm hình ảnh nhân hóa có trong đoạn văn đã cho.

a. Mùa xuân đến, mầm non cựa mình tỉnh giấc. Các loài chim đua nhau ca hát. Bầu trời say sưa lắng nghe khúc ca rộn rã và mải mê ngắm nhìn những chiếc lá xanh nõn nà.

Nguyên Anh

b. Trăng lẩn trốn trong các tán lá xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.

Theo Phan Sĩ Châu

- GV yêu cầu HS làm bài trong nhóm đôi.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. Mầm non cựa mình tỉnh giấc.; Các loài chim đua nhau ca hát.; Bầu trời say sưa lắng nghe, mê mải ngắm nhìn.

b. Trăng lẩn trốn trong các tán lá.; Những mắt lá ánh lên tinh nghịch.; Trăng đậu vào ánh mắt.; Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ về tác dụng của các hình ảnh nhân hóa tìm được.

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

Hoạt động 3: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu cho sinh động.

- GV yêu cầu HS nói câu trong nhóm đôi, nghe bạn nhận xét để chỉnh sửa.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. Đàn kiến gọi nhau cõng mồi về tổ.

b. Bụi tre già thì thầm trong gió kể lại vài mẩu chuyện xa xưa.

c. Trên trời, những ông sao sáng lấp lánh.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS so sánh câu ban đầu với câu sử dụng nhân hóa để viết lại, từ đó khẳng định vai trò của nhân hóa.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học về nhân hóa.

+ Đặt thêm 2 – 3 câu miêu tả về một loài hoa em thích có sử dụng biện pháp nhân hóa.

+ Đọc trước Tiết 4: Viết SHS tr.114.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi:

+ Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

+ Có 3 cách nhân hóa. Đó là:

Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.

Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.

+ Nhân hóa làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi, sinh động hơn.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS xác định yêu cầu BT1a.

- HS hoạt động nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT1b.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS xác định yêu cầu BT2.

- HS làm bài trong nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT3.

- HS hoạt động nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo chuẩn khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 4 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát chuẩn giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 4 các môn học
Tài liệu giáo viên