Giáo án Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5
Giáo án Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường mới, chuẩn nhất
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Hiểu được nghĩa của 1 số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1.
- Biết ghép tiếng bảo( gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2).
- Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
- HS(M3,4) nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho phù hợp.
3. Thái độ: Bảo vệ môi trường sống.
* GDBVMT: GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên: + Các thẻ có ghi sẵn : phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, san bắn thú ...
+ Tranh ảnh về bảo vệ môi trường
- Học sinh: Vở viết, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
1. HĐ khởi động: (3 phút) |
|
- Trò chơi: Truyền điện - Nội dung: Đặt câu với mỗi quan hệ từ : và, nhưng, của. - Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh. - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng: Mở rộng vôn từ: Bảo vệ môi trường |
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe. - Học sinh mở sách giáo khoa và vở viết. |
2. HĐ thực hành (27 phút) *Mục tiêu: - Hiểu được nghĩa của 1 số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1. - Biết ghép tiếng bảo( gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2). - Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3. - HS(M3,4) nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2. *Cách tiến hành: |
|
Bài 1: HĐ nhóm a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm - Đại diện HS lên trả lời. b) Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - Nhận xét kết luận lời giải đúng
Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Tổ chức HS làm việc theo nhóm + Ghép tiếng bảo với mỗi tiếng để tạo thành từ phức. + HS(M3,4) nêu nghĩa của mỗi từ ghép - GV nhận xét, chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài tập : tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ sao cho nghĩa của câu không thay đổi. - Gọi HS trả lời - HS (M3,4) đặt câu - GV nhận xét chữa bài (Theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành BT) |
- HS đọc yêu cầu bài tập - HS hoạt động nhóm + Khu dân cư: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp - HS lên bảng làm, lớp làm vào vở HS - Nhận xét
- HS đọc yêu cầu - HS làm bài theo nhóm, chia sẻ trước lớp Đáp án: + Đảm bảo: làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được + Bảo hiểm: giữ gìn đề phòng tai nạn, trả khoản tiền thoả thuận khi có tai nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm + Bảo quản: Giữ gìn cho khỏi hư hỏng. + Bảo tàng: cất giữ tài liệu , hiện vật có ý nghĩa lịch sử . + Bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn , không thể suy suyển, mất mát. + Bảo tồn: để lại không để cho mất. + Bảo trợ: đỡ đầu và giúp đỡ + Bảo vệ: chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn
- HS nêu yêu cầu - HS nghe
- Bảo vệ: gìn giữ, giữ gìn + Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp. + Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp. |
3. Hoạt động ứng dụng: (3 phút) |
|
- Hỏi lại những điều cần nhớ. - Đặt câu với các từ: môi trường, môi sinh, sinh thái. |
- 1, 2 học sinh nhắc lại. - HS đặt câu |
4. Hoạt động sáng tạo:(2 phút) |
|
- Em cần phải làm những gì để bảo vệ môi trường ? |
- HS nêu |
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Tập đọc: Mùa thảo quả
- Chính tả (Nghe - viết): Mùa thảo quả
- Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
- Tập đọc: Hành trình của bầy ong
- Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người
- Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ
- Tập làm văn: Luyện tập tả người
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)