Giáo án Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa mới, chuẩn nhất - Giáo án Tiếng Việt 5

Giáo án Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa mới, chuẩn nhất

Quảng cáo

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau

2. Kĩ năng: Nhận biết được từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với những từ cho trước (BT2, BT3). HS( M3,4) đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3 .

3.Thái độ: Bồi dưỡng từ trái nghĩa.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: Bảng lớp viết nội dung bài tập 1, 2, 3 phần luyện tập, Từ điển tiếng Việt.

- HS : SGK

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. HĐ khởi động: (3 phút)

- Cho HS tổ chức thi đọc đoạn văn đoạn văn miêu tả có dùng từ đồng nghĩa.


- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc, nêu các từ đồng nghĩa đã sử dụng trong đoạn văn đó.

- Lớp nhận xét đoạn văn bạn viết, nhận xét các từ đồng nghĩa bạn đã dùng đúng đúng chưa.

- HS nhận xét, bình chọn bạn viết hay nhất.

- HS ghi vở

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)

*Mục tiêu: Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau

*Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Cho HS đọc yêu cầu

- Nêu các từ in đậm ?

- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp so sánh nghĩa của 2 từ  phi nghĩa, chính nghĩa.

- Em hiểu chính nghĩa là gì?

- Phi nghĩa là gì?

- Em có nhận xét gì về nghĩa của 2 từ chính nghĩa và phi nghĩa?

- Giáo viên kết luận: hai từ “chính nghĩa”“phi nghĩa” có nghĩa trái ngược nhau gọi là từ trái nghĩa.

- Qua bài tập em biết: Thế nào là từ trái nghĩa?


Bài 2, 3: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Thảo luận nhóm đôi để tìm các từ trái nghĩa?

- Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu?

- Tại sao em cho đó là các cặp từ trái nghĩa?


- Từ trái nghĩa trong câu có tác dụng gì?

- Dùng từ trái nghĩa có tác dụng gì?

- Kết luận: Ghi nhớ SGK


- Học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Phi nghĩa, chính nghĩa

- Học sinh thảo luận tìm nghĩa của từ phi nghĩa, chính nghĩa

- Là đúng với đạo lý, điều chính đáng cao cả.

- Phi nghĩa trái với đạo lý

- Hai từ đó có nghĩa trái ngược nhau


- Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau


- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh thảo luận nhóm, báo cáo kết quả:

- Chết / sống; vinh/ nhục

 + vinh: được kính trọng, đánh giá cao;

 + nhục: bị khinh bỉ

- Làm nổi bật quan niệm sống của người Việt Nam ta. Thà chết mà dược tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.

- Dùng từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, hoạt động trạng thái đối lập nhau.

- 3 học sinh nối tiếp ghi nhớ

3. HĐ Thực hành: (15 phút)

* Mục tiêu: 

- Nhận biết được từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1); biết tìm từ trái nghĩa với những từ cho trước (BT2, BT3). 

- HS( M3,4) đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3 .

* Cách tiến hành:

Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh tự làm bài: giáo viên gợi ý chỉ gạch dưới những từ trái nghĩa.

- Giáo viên nhận xét.


Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài

- Giáo viên nhận xét 


Bài 3: HĐ nhóm

- Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm làm bài

- Chia 4 nhóm: yêu cầu học sinh thảo luận từ trái nghĩa với các từ “hoà bình, thương yêu, đoàn kết, giữ gìn”

- Giáo viên nhận xét



Bài 4: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Học sinh tự làm bài

- Trình bày kết quả

- Giáo viên nhận xét


- Học sinh đọc yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả:

-  đục/ trong; đen/ sáng; rách/ lành;  dở/ hay

- Lớp nhận xét.


- Học sinh đọc yêu cầu.

- Lớp làm vở cá nhân, báo cáo kết quả.

- HS nhận xét


- Nhóm trưởng điều khiển

- Học sinh trong nhóm thảo luận, tìm từ trái nghĩa.

- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét

- Hoà bình > < chiến tranh/ xung đột

- Thương yêu > < căm giận/ căm ghét/ căm thù

- Đoàn kết > < chia sẻ/ bè phái

- Giữ gìn > < phá hoại/ tàn phá


- Học sinh đọc yêu cầu

- HS đặt câu

- 8 học sinh đọc nối tiếp câu mình đặt

4. Hoạt động ứng dụng :(2 phút)

 - Tìm từ trái nghĩa trong câu thơ sau:

Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất

Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam.

- Học sinh nêu

5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu kể về gia đình em trong đó có sử dụng các cặp từ trái nghĩa.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

**********************************************

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên