Giáo án Tiết 3, 4 trang 78, 79, 80, 81 Tập 2 lớp 5 - Kết nối tri thức

Giáo án Tiết 3, 4 trang 78, 79, 80, 81 Tập 2 lớp 5 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của HS. HS đọc cảm, trôi chảy, đạt tốc độ 90 – 100 tiếng / phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ; học thuộc lòng trong nửa đầu học kì II.

- Ôn luyện về các cách liên kết câu trong đoạn văn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực văn học:

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

Quảng cáo

3. Phẩm chất

- Hoàn thành nhiệm vụ học tập, ham học hỏi; có ý thức vận dụng những kĩ năng đã học ở trường vào đời sống hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức, SGV Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

- Tranh ảnh SGK phóng to; tranh ảnh hoặc video clip về cảnh đồi núi hoặc cánh đồng (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 5 kết nối tri thức.

- Tranh ảnh theo nội dung bài nếu có.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Quảng cáo

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đặt câu hỏi: Em hãy nhắc lại kiến thức về liên kết câu?

­- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ:

- GV nhận xét, chốt đáp án: Có 3 cách liên kết câu: lặp từ ngữ, từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.

+ Các câu trong một đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ ở câu trước.

+ Các câu trong một đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một kết từ hoặc từ ngữ có tác dụng nối (gọi chung là từ ngữ nối) như: rồi, nhứng, vì thế, thứ nhất, thứ hai, trái lại, ngoài ra, bên cạnh đó, đầu tiên, sau đó, tiếp theo, cuối cùng,… Từ ngữ nối thường đứng ở đầu câu.

+ Các câu trong đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách dùng đại từ, danh từ,… ở câu sau thay thế cho từ ngữ đã dùng ở câu trước. Ngoài ra tác dụng liên kết, dùng từ ngữ thay thế còn tranh được sự trùng lặp từ ngữ trong đoạn văn.

- GV ghi tên bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện tập kĩ năng đọc hiểu văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS học thuộc lòng các bài và trả lời các câu hỏi liên quan.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ BT1: Đọc những dòng thơ dưới đây

a. Em vui em hát

Hạt vàng làng ta…

b. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

c. Con đã lớn khôn, đọc được cả những điểu

Chưa được viết trong thư người lính biển.

d. Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

e. Ông đứng như bụt hiện

Chờ cháu cuối đường quê.

✔ Nêu tên bài thơ có chứa các dòng trên.

✔Trong mỗi bài thơ, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

✔ Đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ em thích của một trong những bài thơ trên.

- GV tổ chức đọc thi cho HS và yêu cầu HS trả lời các câu ứng với bài đọc đã chọn.

- GV nhận xét, chốt nhiệm vụ:

Ý đầu tiên:

a. Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa.

b. Bài thơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

c. Bài thơ Thư của bố của Thuỵ Anh.

d. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

e. Bài thơ Đường quê Đồng Tháp Mười của Trần Quốc Toàn.

Ý thứ hai: Trong mỗi bài thơ, em thích nhất hình ảnh và lí do thích là:

a. Hạt gạo làng ta:  Em thích hình ảnh “Hạt gạo làng ta/ Có vị phù sa/ Của sông Kinh Thầy/ Có hương sen thơm/ Trong hồ nước đầy/ Có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay”. Vì hình ảnh đó được nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương. Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy, trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn chứa đựng những nỗi vất vả đắng cay của người mẹ - người nông dân. "Có lời mẹ hát/Ngọt bùi đắng cay" lời thơ ngắn, giản dị mộc mạc và nhẹ nhàng như lời hát làm những câu thơ dễ đi vào lòng người bằng điệp từ "có". Tác giả muốn nhấn mạnh hạt gạo mang rất nhiều hương vị của thiên nhiên và công sức của người nông dân, vì vậy càng phải trân quý hạt gạo làng ta, và trân trọng những người nông dân đã làm ra hạt gạo ấy.

- HS lắng nghe câu hỏi.

- HS phát biểu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

- HS đọc yêu cầu BT.

- HS đọc theo yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe.

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức năm 2025 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức chuẩn khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên