Giáo án Viết đoạn văn tả phong cảnh lớp 5 - Kết nối tri thức

Giáo án Viết đoạn văn tả phong cảnh lớp 5 - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Quảng cáo

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Đọc văn bản thông tin về vật thể hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi, hang động, gió, mưa, động đất,…), viết được phiếu đọc sách và trao đổi với bạn hoặc người thân về thông tin đã đọc.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

- Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

- Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

Quảng cáo

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 5.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại kiến thức đã học và tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức bài văn tả phong cảnh ở những tiết trước.

- GV nhắc lại kiến thức cũ và giới thiệu bài học mới:

+ Nhắc lại kiến thức cũ:

Bài văn tả phong cảnh thường có 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về phong cảnh.

Thân bài: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh.

Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về phong cảnh.

Ngoài cách tả lần lượt từng phần, từng vẻ đẹp của phong cảnh, có thể tả phong cảnh theo trình tự thời gian (theo các mùa trong năm, theo các buổi trong ngày, theo sự thay đổi của cảnh qua năm tháng,…) hoặc phối hợp cả hai cách để miêu tả.

Dàn ý bài văn tả phong cảnh:

Mở bài: Nêu những ý giới thiệu bao quát về phong cảnh theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thân bài: Liệt kê nội dung miêu tả theo một trong các trình tự:

Theo không gian: Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải,…

Theo thời gian: Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm,…)

Theo không gian kết hợp với thời gian: Tả sự đổi thay của từng sự vật, hiện tượng,… trong những thời điểm khác nhau.

Lưu ý:

Đặc điểm của phong cảnh cần được cảm nhận bằng nhiều giác quan.

Tập trung miêu tả những sự vật, hiện tượng,… nổi bật

Kết bài: Nêu suy nghĩ, nhận xét hoặc tình cảm, cảm xúc đối với phong cảnh được miêu tả theo cách viết kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

+ Giới thiệu bài học mới: Ở tiết học trước, chúng ta đã đi tìm hiểu cách lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh. Trong tiết học này, HS sẽ tìm hiểu cách viết đoạn văn tả phong cảnh.

- GV nhận xét, đánh giá nhiệm vụ của HS.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các đoạn văn tả phong cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo bằng cách đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của PHT dưới đây:

Giáo án Viết đoạn văn tả phong cảnh lớp 5 | Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

Đọc các đoạn văn dưới dây và trả lời câu hỏi.

a. Trong rừng trúc có một con suối nhỏ, nước rất trong. Suối chảy lững lờ, làm những sợi rêu xanh bám vào những tảng đá xám hai bên bờ nhảy múa nhịp nhàng. Ở giữa dòng, một bầy cá nhỏ chỉ bằng ngón tay út ve vẩy vây và đuôi, miệng khé há ra, lặng lẽ bơi đứng. Gần như không có một tiếng động nào báo hiệu sự có mặt của con suối ở quãng rừng có lẽ là đầu nguồn này. Bên kia suối, đã thấy những chiếc măng trúc non bị nhím ăn dở, chân chúng in lỗ chỗ như vết chân chuột. Những cây trúc vàng óng, vút cao, đã bắt đầu trổ hoa. Hoa trúc cứng và vàng, không có hương vị gì, vậy mà đâu đó, vẫn thoảng một mùi thơm nhẹ nhõm, xa ngái,...

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức.

- HS lắng nghe, tiếp thu

- HS đọc nhiệm vụ BT

Quảng cáo

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức chuẩn khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học
Tài liệu giáo viên