Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phép cộng và phép trự hai số nguyên

Giáo án Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phép cộng và phép trự hai số nguyên

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, thiết kế đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS

Nhận biết được các quy tắc cộng, trừ số nguyên.

- Nhận biết được tính chất của phép cộng số nguyên.

- Nhận biết được số đối của một số nguyên.

2. Năng lực 

- Năng lực riêng:

+ Thực hiện được các phép cộng trong tập hợp số nguyên.

+ Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng các số nguyên trong tính toán.

+ Thực hiện được các phép trừ trong tập hợp số nguyên.

+ Có kĩ năng chuyển được phép trừ sang phép cộng với số đối trong tính toán.

+ Giải được một số bài toán liên quan đến cộng và trừ số nguyên có nội dung thực tiễn.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1 - GV:  Chuẩn bị vẽ sẵn ( trên giấy hoặc tệp trình chiếu) hình minh họa một số phép toán sẽ sử dụng trong bài.

2 - HS :  Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân, đọc lại vấn đề biểu diễn số nguyên trên trục số và minh họa phép cộng số tự nhiên bằng tia số.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

+ Giúp HS nhận thức nhu cầu sử dụng các phép tính cộng, trừ số nguyên. HS hiểu bài toán mở đầu dẫn đến phép cộng hai số âm (-3) + (-5).

+ Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS.

b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và trả lời

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện: 

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu “ Nhiệt độ ban ngày ở Sapa vào một ngày mùa dông là -3oC . Nếu ban đêm giảm thêm 5oC nữa thì nhiệt độ ở đó sẽ là bao nhiêu?”

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài toán mở đầu dẫn đến phép cộng hai số âm (-3) + (-5). Để biết cách tính kết quả chính xác tổng của hai số nguyên trên, cũng như hiểu rõ hơn về các tính chất của phép cộng, phép trừ, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay?” => Bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Cộng hai số nguyên cùng dấu

a) Mục tiêu:

+ Tìm hiểu về cách cộng hai số nguyên bằng cách biểu diễn trên trục số.

+ Hình thành kĩ năng cộng hai số nguyên.

+ Củng cố ý nghĩa số nguyên âm và kĩ năng cộng hai số nguyên âm trong bài toán thực tế.

b) Nội dung:

HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS đọc, tìm hiểu đề HĐKP1.

- GV phân tích, hướng dẫn, yêu cầu HS trao đổi, hoàn thành HĐKP1.

- GV dẫn dắt, đi đến quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu trong hộp kiến thức.

- GV cho 1 số HS đọc lại quy tắc.

- GV phân tích, nhấn mạnh cho HS:

Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên đó:

+ Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên âm:

(-a) + (-b) = - (a +b)

+ Tổng của hai số nguyên dương là một số nguyên dương:

(+a) + (+b) = a + b

- GV hướng dẫn, phân tích Ví dụ 1 để HS hiểu rõ quy tắc.

- GV yêu cầu HS trao đổi, hoàn thành Vận dụng 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.

GV: quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.

HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Quy tắc cộng hai số cùng dấu.

1. Cộng hai số nguyên cùng dấu

HĐKP1:

a) Kết quả của hành động trên là: 

(+2) + (+3) = +5

Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phép cộng và phép trự hai số nguyên

b) Kết quả của hành động trên là: 

(-2) + (-3) = -5

Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phép cộng và phép trự hai số nguyên

- Kết quả trên cho thấy điểm mà người đó dừng lại bằng với số đối của tổng (2+3).

=>

- Muốn cộng hai số nguyên dương, ta cộng chúng như cộng hai số tự nhiên.

- Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.

- Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên đó.

Chú ý: 

Cho a, b là hai số nguyên dương, ta có:

(+a) + (+b) = a + b

(-a) + (-b) = - (a +b)

Thực hành 1:

a) 4 + 7 = 11

b) (-4) + (-7) = - (4+7) = -11

c) (-99) + (-11) = - (99+11) = -110

d) (+99) + (+11) = + (99+11) = 110

e) (-65) + (-35) = - (65 + 35) = -100

Vận dụng 1:

Bác Hà nợ bác Lan 80 nghìn đồng được biểu diễn: -80 (nghìn đồng)

Bác Hà nợ bác Lan 40 nghìn đồng được biểu diễn: -40 (nghìn đồng)

=> Tổng số tiền bác Hà nợ bác Lan là:

 (-80) + (-40) = -120 (nghìn đồng)

Hoạt động 2: Cộng hai số nguyên khác dấu

a) Mục tiêu:

+ Củng cố kĩ năng tìm số đối.

+ Tìm hiểu về cách cộng hai số nguyên khác dấu bằng cách biểu diễn trên trục số.

+ Hiểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu và vận dụng vào bài toán thực tế.

b) Nội dung:

HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Cộng hai số đối nhau:

- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hai số đối nhau.

- GV cho HS đọc, phân tích đề bài HĐKP2.

- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm hoàn thành HĐKP2

- GV cho HS nhận xét, rút ra kiến thức: Tổng hai số nguyên đối nhau luôn bằng 0 : a + (-a) = 0

- GV yêu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành Vận dụng 2.

* Cộng hai số nguyên không đối nhau:

- GV yêu cầu HS thực hiện thảo luận cặp  đôi hoàn thành HĐKP3.

- GV cho HS rút ra quy tắc Cộng hai số nguyên không đối nhau như trong SGK.

- GV yêu cầu một vài HS phát biểu lại quy tắc.

- GV lưu ý cho HS:

Khi cộng hai số nguyên trái dấu:

+ Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta có tổng dương.

+ Nếu số dương bằng số đối của số âm thì ta có tổng bằng 0.

+ Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta có tổng âm.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bốn đọc hiểu Ví dụ 2Ví dụ 3 để hình dung rõ về quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.

- GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc hoàn thành Thực hành 2, 2 HS lên bảng trình bày.

- GV cho HS  thảo luận nhóm làm Vận dụng 3.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 

 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, trình bày bảng, hoàn thành vở.

+ HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 

 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.

2. Cộng hai số nguyên khác dấu

* Cộng hai số đối nhau

HĐKP2:

a) Người đó dừng lại tại điểm 0.

Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phép cộng và phép trự hai số nguyên

- Kết quả của phép tính: (+4) + (-4) = 0.

b) Người đó dừng lại tại điểm 0.

Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phép cộng và phép trự hai số nguyên

- Kết quả của phép tính: (-4) + (+4) = 0.

=> Tổng của hai số nguyên đối nhau luôn luôn bằng 0:  a + (-a)     = 0

Vận dụng 2:

Thẻ tín dụng của bác Tám ghi nợ 2 000 000 đồng được biểu diễn: - 2 000 000 (đồng).

Bác Tám nạp vào thẻ 2 000 000 đồng được biểu diễn: 2 000 000 (đồng).

=> Số tiền bác Tám có trong tài khoản là: (- 2 000 000) + 2 000 000 = 0 (đồng). Bởi vì (- 2 000 000) và 2 000 000 là hai số đối nhau.

* Cộng hai số nguyên không đối nhau:

HĐKP3:

a) Người đó dừng lại tại điểm +4.

Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phép cộng và phép trự hai số nguyên

- Kết quả của phép tính: 

(-2) + (+6) = 4

b) Người đó dừng tại điểm -4.

Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phép cộng và phép trự hai số nguyên

-     Kết quả của phép tính: 

(+2) + (-6) = -4

=>  Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta làm như sau:

- Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.

- Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trước kết quả.

Chú ý: 

Khi cộng hai số nguyên trái dấu:

- Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta có tổng dương.

- Nếu số dương bằng số đối của số âm thì ta có tổng bằng 0.

- Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta có tổng âm.

Thực hành 2:

a) 4 + (-7) = - (7 – 3) = - 3

b) (-5) + 12 = 12 – 5 = 7

c) (-25) + 72 = 72 – 25 = 47

d) 49 + (-51) = - (51 – 49) = -2

Vận dụng 3:

a) Ta có: (-3) + 5 = 5 - 3 = 2

=> Thang máy dừng lại ở tầng 2.

b) Ta có 3 + (-5) = - (5 - 3) = - 2

=> Thang máy dừng lại ở tầng hầm (-3)

Hoạt động 3: Tính chất của phép cộng

a) Mục tiêu:

- Nhận biết các tính chất của phép cộng.

- Luyện kĩ năng áp dụng các tính chất của phép cộng số nguyên để tính hợp lí.

b) Nội dung:

HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

a)  Tính chất giao hoán:

- GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành HĐKP4:

+ Nhóm 1 và nhóm 3 tính và so sánh:

(-1) + (-3) và (-3) + (-1)

+ Nhóm 2 và nhóm 4 tính và so sánh:

( -7) + (+6)  và (+6) + (-7)

- GV dẫn dắt, cho các nhóm rút ra tính chất giao hoán trong SGK.

- GV lưu ý cho HS : a + 0 = 0 + a.

b) Tính chất kết hợp:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HĐKP5:

Tính và so sánh kết quả:

[(-3) + 4] + 2 ; (-3) + (4+2) ; [(-3) +2] + 4

- GV dẫn dắt cho HS rút ra tính chất kết hợp như trong SGK.

- GV lưu ý cho HS phần Chú ý trong SGK:

+ Tổng (a +b) + c hoặc a + (b+c) là tổng của ba số nguyên a, b, c và viết là a + b +c; a, b, c là các số hạng của tổng.

+ Để tính tổng của nhiều số, ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng (  tính giao hoán), hoặc nhóm tùy ý các số hạng ( tính kết hợp) để việc tính toán được đơn giản và thuận lợi hơn.

- GV phân tích mẫu Ví dụ 4 và cho HS trình bày lại vào vở.

- GV yêu cầu HS áp dụng hoàn thành Thực hành 3.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, trình bày bảng, hoàn thành vở.

+ HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Các tính chất của phép cộng các số nguyên.

2. Tính chất của phép cộng

a) Tính chất giao hoán

HĐKP4:

Ta có:

(-1) + (-3) = - 4

(-3) + (-1) = - 4

=> (-1) + (-3) = (-3) + (-1) 

Ta có:

(-7) + (-6) = -13 

(-6) + (-7) = -13

=>  (-7) + (-6) = (-6) + (-7) 

Phép cộng số nguyên có tính chất giao hoán, nghĩa là:

a + b = b + a

Chú ý: 

a + 0 = 0 + a

b) Tính chất kết hợp

HĐKP5:

Ta có: [(-3) + 4] + 2 = 1 + 2 = 3

           (-3) + (4 + 2) = (-3) + 6 = 3

           [(-3) + 2] + 4 = (-1) + 4 = 3

=> [(-3) + 4] + 2 = (-3) + (4 + 2) = (-3) + (4 + 2)  

Phép cộng các số nguyên có tính chất kết hợp:

( a + b) + c = a + (b + c)

Chú ý:

+ Tổng (a +b) + c hoặc a + (b+c) là tổng của ba số nguyên a, b, c và viết là a + b +c; a, b, c là các số hạng của tổng.

+ Để tính tổng của nhiều số, ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng (  tính giao hoán), hoặc nhóm tùy ý các số hạng ( tính kết hợp) để việc tính toán được đơn giản và thuận lợi hơn.

Thực hành 3:

a) 23 + (-77) + (-23) + 77 = [23 + (-23)] + [(-77) + 77] = 0.

b) (-2 020) + 2 021 + 21 + (-22) = [(-2 020) + 2 021] + [21 + (-22)] = 1 + (-1) = 0.

Hoạt động 4: Phép trừ hai số nguyên

a) Mục tiêu:

- Tìm hiểu về cách thực hiện phép trừ ( Quy tắc trừ hai số nguyên)

- Hình thành và luyện kĩ năng trừ hai số.

- Áp dụng phép trừ vào bài toán thực tế.

b) Nội dung:

HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt: “Ta đã biết phép trừ số tự nhiên a – b ( a  b). Còn phép trừ số nguyên thì sao?”

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trao đổi và hoàn thành HĐKP6.

- GV dẫn dắt, cho HS rút ra nhận xét:

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b:

a - b = a + (-b)

- GV hướng dẫn và cho HS đọc hiểu Ví dụ 5 để hiểu rõ quy tắc trừ.

- GV phân tích cho HS phần Chú ý trong SGK.

- GV hướng dẫn Ví dụ 6 và cho HS trình bày vở.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và hoàn thành Thực hành 4

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Quy tắc trừ hai số nguyên .

4. Phép trừ hai số nguyên

HĐKP6:

a) Mũi khoan đang ở độ cao: 5 - 10 = -5 (m) số với mực nước biển.

b) Ta có: 

5 - 2 = 3 

5 + (-2) = 5 - 2 = 3

=> 5 – 2 = 5 + (-2) 

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b:

a – b =  a + (-b)

Chú ý:

- Cho hai số nguyên a và b.. Ta gọi a –b là hiệu của a và b ( a được gọi là số bị trừ, b là số trừ)

- Phép trừ luôn thực hiện được trong tập hợp số nguyên.

=> Hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b.

Thực hành 4:

a) 6 – 9 = 6 + (-9) = -(9 – 6) = -3

b) 23 – (-12) = 23 + 12 = 35

c) (-35) – (-60) = (-35) + 60 = 60 – 35 = 25

d) (-47) – 53 = (-47) + (-53) = - (47 + 53) = -100

e) (-43) – (-43) = (-43) + 43 = 0

Hoạt động 5 : Quy tắc dấu ngoặc

a) Mục tiêu:

- Làm quen, nhận biết quy tắc dấu ngoặc.

- Làm quen với việc bỏ dấu ngoặc trong trường hợp trong ngoặc chỉ có một số âm (hoặc dương) và mở rộng khái niệm tổng.

- Khám phá và hình thành kĩ năng vận dụng quy tắc dấu ngoặc trong tính toán.

b) Nội dung:

HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm tổ chức thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn hoàn thành HĐKP7.

- GV, dẫn dắt, giảng và phân tích cho HS cách bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản.

- GV cho một vài HS đọc lại quy tắc trong SGK.

- GV yêu cầu HS đọc hiểu Ví dụ 7 và trình bày lại vào vở.

- Gv kiểm tra độ hiểu bài của HS qua việc yêu cầu HS hoàn thành Thực hành 5.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

 + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

 +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, hoàn thành vở, lên bảng trình bày.

+ HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và lưu ý những sai lầm HS hay mắc và gọi 1 học sinh nhắc lại: Quy tắc dấu ngoặc.

HĐKP7:

a) Ta có:

(4 + 7) = - 11

(-4 - 7) = - (4 + 7) = -11

=> - (4 + 7) = (-4 - 7) 

b) Ta có: 

(12 - 25) = (-12) + 25 = 13

(-12 + 25) = 25 – 12 = 13

=> - (12 - 25) = (-12 + 25) 

c) Ta có: 

(-8 + 7) = 8 – 7 = 1

(8 – 7) = 1

=> - (-8 + 7) = (8 - 7)

d) Ta có: 

+(- 15 - 4) = (-15) + 4 = - (15 + 4) = - 19

(-15 – 4) = -19

=> +(- 15 – 4) = (-15 – 4)

e) Ta có:

+(23 – 12) = 23 - 12 = 11 

(23 – 12) = 11

=> +(23 – 12) = (23 – 12)

KL: Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:

Có dấu “+”, thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc:

+ ( a + b - c) = a + b – c

Có dấu “ – ”, thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

- ( a + b - c) = -a - b + c

Thực hành 5:

T = -9 + (-2) – (-3) + (-8)

   = -9 - 2 + 3 - 8 

   = -16

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT

c) Sản phẩm: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Bài 1 ; 2 ; 5 ; 6 ; 7 (  SGK - 63, 64)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án, hoàn thành vở, lên bảng trình bày.

Bài 1 :

a

b

Dấu của ( a + b)

25

46

+

-51

-37

-

-234

112

-

2027

-2021

+

Bài 2 : 

a) 23 + 45 = 68

b) (-42) + (-54) = - (42 + 54) = - 96

c) 2 025 + (-2 025) = 0

d) 15 + (-14) = (15 – 14) = 1

e) 33 + (-135) = - (135 – 33) = 102

Bài 5 : 

a) 6 – 8 = -2

b) 3 – (-9) = 3 + 9 = 12

c) (-5) – 10 = - (10 + 5) = -15

d) 0 – 7 = -7

e) 4 – 0 = 4

g) (-2) – (-10) = (-2) + 10 = 10 – 2 = 8

Bài 6:

a) S = (45 – 3 756) + 3 756 = 45 – 3 756 + 3 756 = 45 + [(– 3 756) + 3 756] = 45

b) S = (-2 021) - (199 – 2 021) = (-2 021) + (-199)  + 2 021 = - 199

Bài 7: 

a) (4 + 32 + 6) + (10 – 36 - 6) = 4 + 32 + 6 + 10 – 36 – 6 = 10 

b) (77 + 22 – 65) - (67 +  12 - 75) = 77 + 22 – 65 – 67 – 12 + 75 = 30

c) - (-21 +  43 + 7) – (11 – 53 - 17) = 21 – 43 – 7 – 11 + 53 + 17 = 30

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để và khắc sâu kiến thức.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 

d) Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 3 ; 4 ; 8 ( SGK – tr 63, 64)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, hoàn thành vở và lên trình bày bảng.

Bài 3:

Tàu ngầm đang ở độ sâu 20 m được biểu diễn: - 20 (m)

Tàu tiếp tục lặn thêm 15 m được biểu diễn: - 15 (m)

=> Độ sâu là: (-20) + (-15) = - 35 (m)

Vậy khi đó tàu ngầm ở độ sâu 35 m.

Bài 4 :

Thang máy ở tầng 3 : +3

Thang máy đi lên tầng 7 : + 7

Thang máy đi xuống 12 tầng : -12

Ta có: 3 + 7 + (-12) = 10 + (-12) = -2

Vậy cuối cùng thang máy dừng lại tại tầng (-2).

Bài 8 :

a) Năm sinh của Archimedes: - 287

    Năm mất của Archimedes: - 212

b) Ta tính tuổi của Archimedes bằng: (-212) - (-287) = (-212) + 287 = 75 (tuổi)

Vậy Archimedes mất năm 75 tuổi.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.

V.  HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

……………………………………………………

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ các quy tắc cộng trừ số nguyên

- Hoàn thành nốt các bài tập và làm thêm Bài 1+ 5 + 7+8 (  SBT   -tr51, 52)

- Chuẩn bị bài mới “ Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Toán lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên