Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài 5: Thứ tự thực hiện các phép tính
Giáo án Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 5: Thứ tự thực hiện các phép tính
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, thiết kế đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết này HS
- Biết thực hiện đúng thứ tự các phép tính trong một biểu thức.
- Biết sử dụng máy tính cầm tay tính giá trị của biểu thức.
2. Năng lực
- Năng lực riêng:
+ Tính được giá trị biểu thức số, biểu thức chữ bằng cách vận dụng các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính.
+ Lập được biểu thức tính kết quả của một số bài toán thực tiễn quen thuộc.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Tài liệu giảng dạy; SGK; Giáo án PPT, máy tính xách tay có cài sẵn phần mềm giả lập máy tính Casio fx – 570 VN PLUS, máy chiếu.
2 – HS: Đồ dùng học tập; SGK; SBT; máy tính cầm tay.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỎI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu
+ Gây chú ý để HS quan tâm tới thứ tự thực hiện các phép tính.
b. Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu hoặc SGK hoàn thành yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Nhận biết được kiến thức chuẩn bị tìm hiểu trong bài.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính:
6 – ( 6 : 3 + 1) . 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện tính theo suy nghĩ cá nhân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV hỏi đáp nhanh đáp án của tất cả HS và gọi 1 vài HS nếu cách thực hiện phép tính.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó đặt vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học mới: “ Muốn biết kết quả của bạn nào đúng, bạn nào sai. Tại sao bạn này đúng? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.” => Bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thứ tự thực hiện phép tính
a. Mục tiêu:
+ Nhớ lại và nhận biết được một đối tượng đã cho có phải là biểu thức hay không.
+ Nhận biết và nắm được hệ thống các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính.
+ Kiểm tra khả năng nhận biết các kiến thức và vận dụng vào đời sống.
b. Nội dung:
+ GV giảng, trình bày.
+ HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS nhớ và nhắc lại về biểu thức. - GV chốt lại khái niệm biểu thức một cách ngắn gọn: Gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia và nâng lên lũy thừa của các con số hoặc chữ. ( GV không bắt HS học thuộc mà chỉ cần HS nhận biết được đối tượng cụ thể cho có phải là biểu thức không) - GV yêu cầu HS suy nghĩ và hoàn thành HĐKP. - GV dẫn dắt, yêu cầu HS đọc hiểu quy ước về thực hiện các phép tính trong một biểu thức . - GV phân tích và lấy Ví dụ cho HS dễ hình dung (GV vừa giảng vừa bao quát lớp bảo đảm 100% ghi chép đầy đủ, chính xác):
Nếu chỉ có phép cộng và phép trừ ( hoặc chỉ có phép nhân và phép chia) thì thực hiên các phép tính từ trái qua phải, chẳng hạn: 52 – 8 + 11 = 44 + 11 = 55 60 : 10 × 5 = 30 Nếu có phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa thì ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng và trừ, chẳng hạn: 10 + 2 . 42 = 10 + 2. 16 = 10 + 32 = 42
Nếu chỉ có một dấu ngoặc thì ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc trước. Chẳng hạn: ( 10 + 17) : 9 = 27 : 9 = 3 Nếu có các dấu ngoặc tròn ( ) , dấu ngoặc vuông [ ], dấu ngoặc nhọn { } thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc nhọn. Chẳng hạn: {15 + 2.[8-(5-3)]} : 9 = 15 + 2.[8-2]} : 9 = {15 + 2.6} : 9 = {15+12} :9 = 27 : 9 = 3 - GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 1 được trình bày trong SGK – tr19. - GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc để hoàn thành Thực hành 1 ( 2 HS lên bảng trình bày). - GV cho HS trao đổi, thảo luận nhóm hoàn thành Thực hành 2( 2 HS lên bảng trình bày). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động và hoàn thành các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, trình bày tại chỗ. - HS giơ tay, trình bày bảng, cácHS khác hoàn thành vở. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chữa lại đáp án, cho 1 vài HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức và đánh giá quá trình học của HS. |
1. Thứ tự thực hiện phép tính HĐKP: Có các kết quả khác nhau đó vì: + An có kết quả bằng 0 vì An thực hiện lần lượt các phép tính từ trái sang phải (sai thứ tự các phép tính): 6 – 6 : 3 . 2 = 0 : 3. 2 = 0 + Bình có kết quả bằng 2 vì Bình thực hiện đúng theo quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau: 6 – 6 : 3 . 2 = 6 – 2. 2 = 6 - 4 = 2 + Chi có kết quả bằng 5 vì Chi thực hiện 3.2 trước ( sai thứ tự phép tính): 6 – 6 : 3 . 2 = 6 – 6 : 6= 6 -1 = 5 * Khi thực hiện các phép tính trong một biểu thức: - Với các biểu thức không có dấu ngoặc: Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ VD: 52 – 8 + 11 = 44 + 11 = 55 60 : 10 × 5 = 30 10 + 2 . 42 = 10 + 2. 16 = 10 + 32 = 42 - Với các biểu thức có dấu ngoặc: trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau: ( ) [ ] { } VD: ( 10 + 17) : 9 = 27 : 9 = 3 {15 + 2.[8-(5-3)]} : 9 = 15 + 2.[8-2]} : 9 = {15 + 2.6} : 9 = {15+12} :9 = 27 : 9 = 3 Thực hành 1: a) 72 . 19 - 362 : 18 = 1368 – 72 = 1296. b) 750 : {130 – [(5 . 14 – 65)3 + 3]} = 750 : {130 – [(70 – 65)3 + 3]} = 750 : {130 – [(5)3 + 3]} = 750 : (130 – 128) = 750 : 2 = 375 Thực hành 2: a) (13x- 122) : 5 = 5 13x- 122 = 25 13x = 25 + 122 13x = 25 + 144 13x = 169 x = 169 : 13 => x = 13 b) 3x [82 - 2.(25 - 1)] = 2 022 3x = 2 022: [82 - 2 . (25 - 1)] 3x = 2 022 : [ 64 – 2.31] 3x = 2 022 : 2 x = 1 011 : 3 => x = 337 |
Hoạt động 2: Sử dụng máy tính cầm tay
a. Mục đích:
- HS biết chức năng và sử dụng một số phím chức năng chính của máy tính: Mở (tắt) máy; Xóa màn hình ; Chọn chế độ tính toán số học ; Nhận kết quả.
- HS biết thực hiện các phép tính số học cơ bản : Cộng, trừ, nhân, chia hai số tự nhiên ; Lũy thừa của một số tự nhiên ; Bình phương ; Lập phương ; Tìm thương ( và dư, nếu có).
- HS biết nhập biểu thức tính toán ( có dấu ngoặc) : biểu thức hiện trên màn hình giống như sách, vở.
b. Nội dung:
+ GV giảng, trình bày.
+ HS chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và hoàn thành yêu cầu.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu: Có rất nhiều loại MTCT. Em hãy nêu 1 số loại máy tính cầm tay mà em biết. - Sau khi HS trả lời, GV chiếu Slide và giới thiệu 1 số loại máy tính cầm tay. - GV dẫn dắt: “Trên thị trường có rất nhiều loại máy tính cầm tay khác nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu các tính năng trên của máy Casio fx 570VN PLUS, một loại máy tính cầm tay khá phổ biến.” - GV chiếu Slide “Bản giả lập Máy tính fx 500 VN PLUS” và giới thiệu một số phím chức năng chính của MTCT ( HS nghe và thực hành theo): + Các nút số từ 0 đến 9. + Nút dấu cộng, dấu trừ, dấu nhân, dấu chia. + Nút dấu “=” cho phép hiện ra kết quả trên màn hình số. - GV yêu cầu HS đọc hiểu và thực hiện theo Ví dụ 2. - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoàn thành Thực hành 3. - GV lưu ý cho HS : Khi nhập phép nhân một số với tổng, trước dấu ngoặc không cần bấm phím . Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý lắng nghe, hoạt động và hoàn thành các yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: -HS giơ tay phát biểu tại chỗ, trình bày bảng, các HS khác chú ý và nhận xét, bổ sung. - Đối với bài Thực hành 3, HS lên thực hiện thao tác trên bản gải lập máy tính cho cả lớp cùng theo dõi và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV chốt lại đáp án, lưu ý HS và cho HS nhắc lại quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. |
2. Sử dụng máy tính cầm tay Thực hành 3: a) 93. ( 4327 – 1928) + 2500 b) 53. (64.19 + 26.35) – 210 |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thành Bài 1+ 2.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành vở, mỗi bài 2 HS lên bảng trình bày.
Bài 1:
a) 2 023 + 252 : 53 + 27
= 2 023 + (5 . 5)2 : 53+ 27
= 2 023 + 52 . 2 : 53+ 27
= 2 023 + 5 + 27
= 2 055
b) 60 : [7 . (112 - 20 . 6) + 5]
= 60 : [7 . (112 - 20 . 6) + 5]
= 60 : [7 . (121 - 20 . 6) + 5]
= 60 : [7 . (121 - 120) + 5]
= 60 : (7 . 1 + 5)
= 60 : 12
= 5
Bài 2:
a) (9x + 23) : 5 = 2
9x + 23 = 2 . 5
9x + 23 = 10
9x = 10 - 23
9x = 10 – 8
9x = 2
=> x =
b) [34 - (82 + 14) : 13]x = 53 + 102
[34 - (82 + 14) : 13]x =225
x = 225 : [34 - (82 + 14) : 13]
x = 225 : (34 - 78 : 13)
x = 225 : (34 - 6)
x = 225 : 75
=> x = 3
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố và khắc sâu kiến thức.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 3+ 4
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành vở ( 2 HS lên thực hiện trên bản giả lập máy tính bài 3, 1HS lên bảng trình bày bài 4)
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bài 3:
Bài 4: Giải:
Tổng số tiền mua văn phòng phẩm của cơ quan là:
35 . 10 + 67 . 5 + 100 . 5 + 35 . 7 + 35 . 5 = 1 605 (nghìn đồng).
Đáp án: 1 605 nghìn đồng.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi Chú |
- Đánh giá thường xuyên: + Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. + Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân. + Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể) |
- Phương pháp quan sát: + GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,.. + GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS. |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận. |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ thứ tự thực hiện các phép tính.
- Làm các bài tập 1+ 3 (SBT-tr17).
- Chuẩn bị bài mới “ Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng.”
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
- Giáo án Toán 6 Bài 6: Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng
- Giáo án Toán 6 Bài 7: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
- Giáo án Toán 6 Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
- Giáo án Toán 6 Bài 9: Ước và bội
- Giáo án Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Toán lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)