Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức Kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình
Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức Kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Giúp HS làm quen với việc xây dựng một kế hoạch đơn giản về tài chính.
- Áp dụng được các kiến thức về tỉ số phần trăm vào những vấn để cụ thể trong đời sống.
- Giáo dục ý thức chi tiêu có kế hoạch.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng tính toán, kĩ nằn xây dựng kế hoạch tài chính đơn giản
b. Năng lực: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
3. Phẩm chất
- Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
2. Đối với học sinh:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị bài giảng:
- HS sẽ được giao thu thập các dữ liệu thực tế và sẽ làm việc này ở nhà trong một thời gian khá dài. Việc theo dõi thường xuyên và nắm chắc kết quả những việc đã giao cho HS chuẩn bị ở nhà là rất quan trọng. Đó sẽ là các dữ liệu mà các em phải xử lí. Nếu dữ liệu là phi thực tế, do HS tự nghĩ ra, thì kết quả xử lí sẽ không có ý nghĩa trải nghiệm nữa và do đó tính giáo dục sẽ kém hiệu quả.
- Để bài học có tính thiết thực cao GV cần biết trong số các HS trong lớp, những HS nào được bố mẹ chu cấp tiền hàng tháng và có thể tự mình quyết định việc chỉ tiêu và chỉ vào những việc gì (xem thêm đưới đây). Điểu đó rất cần thiết khi giao việc cho HS làm ở nhà, bởi vì mỗi trường hợp sẽ dẫn đến một kết quả riêng phù hợp với trường hợp đó.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Bước 1: Thu thập và lập bảng dữ liệu (nhiệm vụ HS làm ở nhà)
1. Thời gian thực hiện
Bước này GV nên giao nhiệm vụ cho HS từ sớm (đầu học kì II) để HS có thời gian thực hiện. Đến khi học xong Bài 31 (Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm) thì có thể chuyển sang bước 2.
2. Cách thực hiện
* GV chia HS trong lớp thành hai danh sách:
- Danh sách 1 gồm những HS được bố mẹ chu cấp tiền hàng tháng và có thể tự mình quyết định việc chỉ tiêu và chỉ vào những việc gì
- Danh sách 2 gồm những HS còn lại.
* Hướng dẫn HS cách ghi chép số liệu, cụ thể là:
- Thống nhất việc phân loại các khoản chỉ đối với mỗi danh sách để tiện theo dõi. Chỉ khoảng 10 khoản chỉ đối với danh sách 1; không quá 15 khoản chỉ đối với danh sách 2.
- Với mỗi khoản chi, đặc biệt đối với các khoản chi thường xuyên như tiền ăn, HS cần ghi chép hằng ngày, hay hàng tuần, cuối cùng mới cộng lại để lấy tổng số tiền cho khoản chỉ đó ghi vào bảng dữ liệu chính thức.
- Đối với các HS thuộc danh sách 1, HS lập bảng căn cứ vào thực tế chi tiêu hàng tháng của chính mình.
- Đối với các HS thuộc danh sách 2, HS lập bảng căn cứ vào thực tế chỉ tiêu hàng tháng của gia đình. HS có thể hỏi bố mẹ để lập bảng.
* Dựa vào những ghi chép đã có, HS lập bảng dữ liệu ban đầu (chính thức) theo mẫu bảng T.1.
* Đây là công việc mà HS gần như phải làm hằng ngày và trong thời gian dài. Do đó GV cần tổ chức để HS tự giám sát lẫn nhau để công việc không bị sao nhãng. Chẳng hạn, chia thành các nhóm thích hợp hoặc chia theo tổ HS vốn đã được tổ chức trong mỗi lớp học. Các nhóm đó tổ chức mỗi cá nhân báo cáo hàng tuần xem đã ghi chép được gì mới so với tuần trước.
Bước 2. Lập bảng phân tích dữ liệu (làm tại lớp)
1. Thời gian thực hiện
- Sau khi HS đã hoàn thành bảng đữ liệu ban đầu.
- Trong giờ học trải nghiệm, tiết thứ nhất.
2. Cách thực hiện
* Làm quen với việc phân tích dữ liệu đựa vào bảng T.1. GV yêu cầu HS:
- Hoàn thành cột cuối cùng trong bảng T.1 (tính tỉ số phần trăm).
- Lập bảng phân tích T.2 theo hướng dẫn trong SGK.
- Trao đổi trong lớp để trả lời câu hỏi: các khoản chỉ của anh Bình còn có gì chưa hợp lí? Nên điểu chỉnh thế nào?
* Chia số HS trong lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 3 - 5 HS thuộc cùng một danh sách phân loại. Mỗi nhóm chọn lấy một bảng số liệu ban đầu có đầy đủ số liệu đáng tin cậy nhất (nếu HS đều có bảng số liệu ban đầu tìn cậy thì có thể tiến hành làm cá nhân).
* Hoàn thành cột cuối cùng trong bảng số liệu ban đầu của mỗi nhóm (tính tỉ số
phần trăm).
* Thống nhất các hạng mục cần phân chia (có thể theo cách chia 3 hạng mục như SGK hoặc đưa ra cách phân chia khác). Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi: Mỗi hạng mục chỉ tiêu nên chiếm tỉ lệ là bao nhiêu phần trăm thì hợp lí? Ghi lại câu trả lời đã thống nhất trong nhóm.
* Dựa vào bảng số liệu ban đầu và cách phân chia hạng mục đã thống nhất, hoàn thành bảng phân tích dữ liệu. Chú ý việc lựa chọn hạng mục để xếp các khoản chỉ cho hợp lí.
Bước 3. Trao đổi về cách chi tiêu cho hợp lí (làm tại lớp)
1. Thời gian thực hiện
- Sau khi HS đã hoàn thành bảng phân tích đữ liệu theo nhóm.
- Trong giờ học trải nghiệm, tiết thứ hai.
2. Cách thực hiện
* Thảo luận theo nhóm: So sánh các số ở cột cuối trong bảng phân tích của nhóm với các con số mà cả nhóm đã thống nhất. Từ đó từng người nêu ý kiến của mình về cách chi tiêu của gia đình (hay cá nhân). Thống nhất ý kiến chung của nhóm.
* Thảo luận chung cả lớp: GV chọn những nhóm có chuẩn bị tốt nhất lên trình bày bảng phân tích và ý kiến chung của nhóm cho cả lớp nghe. Sau đó GV cho HS phát biểu ý kiến trình bày quan điểm của riêng mình. Ít nhất mi danh sách nên có một nhóm trình bày trên lớp.
* GV tổng kết chung.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Toán 6 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Toán lớp 6 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Giáo án Toán 6 Bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm
Giáo án Toán 6 Hoạt động thể thao nào được yêu thích nhất trong hè?
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Toán lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)