Giáo án Vật Lí 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều mới nhất

Giáo án Vật Lí 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều mới nhất

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều.

- Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện.

- Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động.

- Biết sử dụng động cơ điện một chiều hợp lý sao cho không ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị thu phát sóng điện từ.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ, biểu diễn lực điện từ.

- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.

3. Thái độ:

- Ham hiểu biết, yêu thích môn học.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. Chuẩn Bị:

1.Giáo viên: SGK, giáo án điện tử.

2.Học sinh: Mỗi nhóm: 1 mô hình động cơ điện 1 chiều có thể hoạt động được với nguồn điện 6V

- 1 nguồn điện 6V

III. Hoạt động dạy học

1 Kiểm tra bài cũ:

- GV: Gọi 2 HS lên bảng

- HS1: Phát biểu quy tắc bàn tay trái?

Làm bài 27.3

- HS2: Bài 27.2; 27.4.

2.Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Đặt vấn đề: Khi dây dẫn đặt trong song song với đường sức từ thì không có lực từ tác dụng lên dây dẫn. Nhưng nếu đưa liên tục dòng điện vào khung dây thì khung dây sẽ liên tục chuyển động quay trong từ trường của nam châm. ứng dụng điều này để chế tạo động cơ điện một chiều.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều.

- Hiểu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện.

- Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong khi động cơ điện hoạt động.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu cấu tạo động cơ điện một chiều.

- GV: Chiếu cấu tạo động cơ điện một chiều lên màn. Phát động cơ điện một chiều cho các nhóm.

? Nêu tên và chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện một chiều?

- GV: Kết luận trên màn chiếu.

- HS: Chú ý nắm thông tin

- HS: Tìm hiểu các bộ phận chính của động cơ điện một chiều.

- HS: Nhận đồ dùng, quan sát, nhận diện các bộ phận chính của động cơ điện một chiều.

→ Đại diện nhóm trả lời.

I. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều

1. Các bộ phận chính của động cơ điện 1 chiều

Động cơ điện 1 chiều gồm 2 bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn có bộ góp điện.

2: Nghiên cứu hoạt động của động cơ điện một chiều.
- GV: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? (Dựa vào tác dụng của từ trường lên khung dây có dòng điện chạy qua)

- GV: Chiếu hình 28.1 lên màn chiếu. Yêu cầu HS thực hiện câu C1, C2.

- GV: Yêu cầu HS làm TN theo nhóm, kiểm tra dự đoán (C3)

Thời gian: 5 phút.

- GV: Kết luận. Thông báo tên gọi các bộ phận chính của động cơ điện một chiều.

- HS: Trả lời.

- HS Thực hiện câu C1.

Nêu dự đoán hiện tượng xảy ra với khung dây khi có dòng điện chạy qua.

→ Trả lời C1, C2.

- HS: Làm TN và trả lời C3.

Đaị diện các nhóm báo cáo KQ, so sánh với sự đoán ban đầu.

- HS: Đọc kết luận SGK.

2. Hoạt động của động cơ điện một chiều

C1: (HS tự trả lời)

C2: Khung dây sẽ quay do tác dụng của 2 lực từ tác dụng lên AB và CD của khung dây.

C3: (HS làm TN)

3. Kết luận:

a. Động cơ điện 1 chiều có 2 bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường (bộ phận đứng yên) và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (bộ phận quay). Bộ phận đứng yên được gọi là stato, bộ phận quay được gọi là rôto.

b. Khi đặt khung dây dẫn ABCD trong từ trường và cho dòng điện chạy qua khung thì dưới tác dụng của lực điện từ, khung dây sẽ quay

3: Tìm hiểu động cơ điện một chiều trong kỹ thuật.
- GV: Chiếu H28.2 lên màn.

- HS: Quan sát hình vẽ để chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện 1 chiều trong kỹ thuật.

- GV: Động cơ điện 1 chiều trong kỹ thuật bộ phận tạo ra từ trường có phải nam châm vĩnh cửu không? bộ phận quay của động cơ đơn giản chỉ là 1 khung dây hay không?

- HS: Hoạt động cá nhân câu C4

- GV: Gọi HS đọc KL SGKvề động cơ điện 1 chiều trong kĩ thuật.

II. Động cơ điện 1 chiều trong kỹ thuật

1. Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều trong kỹ thuật

Bộ phận chính:

- Nam châm điện (stato)

- Cuộn dây (Rôto)

C4: a. Trong động cơ điện kỹ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện.

b. Bộ phận quay của động cơ điện một chiuề trong kỹ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của 1 khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.

2. Kết luận: SGK/77

4: Phát hiện sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện.

- GV: Khi hoạt động, động cơ điện đã chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?

- GV: Kết luận.

- HS: Hoạt động cá nhân nêu nhận xét về sự chuyển hoá năng lượng trong động cơ điện. III. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện

- Khi động cơ điện 1 chiều hoạt động điện năng được chuyển hoá thành cơ năng.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Động cơ điện một chiều gồm mấy bộ phận chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2 : Chọn phát biểu đúng khi nói về động cơ điện một chiều?

A. Nam châm để tạo ra dòng điện.

B. Bộ phận đứng yên là roto.

C. Để khung có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện.

D. Khung dây dẫn là bộ phận đứng yên.

Câu 3 : Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên:

A. tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

B. tác dụng của điện trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

C. tác dụng của lực điện lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

D. tác dụng của lực hấp dẫn lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

Câu 4 : Động cơ điện một chiều quay được là nhờ tác dụng của lực nào?

A. lực hấp dẫn

B. lực đàn hồi

C. lực điện từ

D. lực từ

Câu 5 : Roto của một động cơ điện một chiều trong kĩ thuật được cấu tạo như thế nào?

A. là một nam châm vĩnh cửu có trục quay.

B. là một nam châm điện có trục quay.

C. là nhiều cuộn dây dẫn có thể quay quanh một trục.

D. là nhiều cuộn dây dẫn cuốn quanh một lõi thép gắn với vỏ máy.

Câu 6 : Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là:

A. Nam châm điện đứng yên (stato).

B. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau đứng yên (stato).

C. Nam châm điện chuyển động (roto).

D. Nhiều cuộn dây đặt lệch nhau chuyển động (roto).

Câu 7 : Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:

A. Nhiệt năng thành điện năng.

B. Điện năng thành cơ năng.

C. Cơ năng thành điện năng.

D. Điện năng thành nhiệt năng.

Câu 8 : Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện?

A. Không thải ra ngoài các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

B. Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn kilôoát.

C. Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%.

D. Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.

Câu 9 : Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng?

A. Bàn ủi điện và máy giặt.

B. Máy khoan điện và mỏ hàn điện.

C. Quạt máy và nồi cơm điện.

D. Quạt máy và máy giặt.

Câu 10 : Muốn cho động cơ điện quay được, cho ta cơ năng thì phải cung cấp năng lượng dưới dạng nào?

A. Động năng

B. Thế năng

C. Nhiệt năng

D. Điện năng

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Y/c HS hoạt động cá nhân hoàn thành câu C5 → C7 ?

- GV: Kết luận

- HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C5, C6, C7. C5: Quay ngược chiều kim đồng hồ

C6: Vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra từ trường mạnh như nam châm điện.

C7: Động cơ điện có mặt trong các dụng cụ gia đình phần lớn là động cơ điện xoay chiều, như quạt điện, máy bơm, động cơ trong máy khâu, trong tủ lạnh, máy giặt.... Ngày nay động cơ điện 1 chiều có mặt phần lớn ở các bộ phận quay của đồ chơi trẻ em.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- HS: Đọc ghi nhớ và " Có thể em chưa biết"

- GV: ?Khi hoạt động cơ điện một chiều hoạt động, tại các cổ góp có hiện tượng gì xảy ra?

- HS: Trả lời.

- GV: Tạo ra các tia lửa điện kèm theo mùi khét. Các tia lửa điện này là tác nhân sinh ra khí NO, NO2 có mùi hắc. Sự hoạt động của động cơ điện một chiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác, gây nhiễu thiết bị vô tuyến truyền hình gần đó.

Biện pháp khắc phục: Sử dụng các động cơ điện xoay chiều thay thế cho động cơ điện một chiều.

Tránh mắc chung động cơ điện một chiều với các thiết bị thu phát sóng điện từ.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và làm BT 25 (SBT).

- Chuẩn bị báo cáo thực hành bài 29.

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 9 mới, chuẩn nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án chuẩn môn Vật Lí 9 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên