Giáo án Vật Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão mới nhất

Giáo án Vật Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão mới nhất

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phận kì.

- Hiểu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được các vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là phải đeo kính hội tụ.

- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão.

2. Kỹ năng:

- Biết vận dụng kiến thức quang học để hiểu được các tật của mắt và cách khắc phục

3. Thái độ:

- Cẩn thận.

- Biết được nguyên nhân dẫn đến tật cận thị và có biện pháp bảo vệ mắt.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. Chuẩn bị:

* GV: SGK, tài liệu tham khảo, giáo án.

* HS: Mỗi nhóm 1 kính cận, 1 kính lão

III. Tiến trình dạy - học:

1.Kiểm tra bài cũ: (5p)

GV: ?Em hãy so sánh ảnh ảo của TKPK và ảnh ảo của TKHT?

2 Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Hiểu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phận kì.

- Hiểu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được các vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là phải đeo kính hội tụ.

- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão.

Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- đặc điểm chính của mắt cận

- đặc điểm chính của mắt lão

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Tìm hiểu biểu hiện của mắt cận thị và cách khắc phục. (15p)

Đặt vấn đề: SGK.

- GV: Đưa nội dung câu hỏi C1 lên bảng. Yêu cầu HS trả lời C1.

- GV: Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần mắt?

- GV: Kết luận.

Điểm cực viễn CV của mắt cận ở xa hay ở gần mắt hơn bình thường?

- GV thông bao: Để khắc phục tật cận thị → Đeo kính cận là thấu kính phân kì.

GV: Phát kính cận cho các nhóm và yêu cầu HS nêu cách Hiểu được kính cân?

Thời gian: 3p

- GV: Kết luận.

- GV: Yêu cầu HS vẽ ảnh của vật AB theo yêu cầu câu C4.

- GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ.

- GV nhấn mạnh: Kính cận thích hợp là tiêu điểm của kính trùng với điểm cực viễn. (F CV)

- GV: + ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nào? (nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn gần mắt)

+ Mắt có nhìn rõ ảnh A'B' của AB không? Vì sao? Mắt nhìn ảnh này lớn hơn hay nhỏ hơn vật?

- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận qua câu trả lời C3, C4.

- GV thông báo thêm: Người cận thị do mắt liên tục phải điều tiết nên thường bị tăng nhãn áp, chóng mặt, đau đầu, ảnh hưởng đến lao động trí óc và tham gia giao thông. Vì vậy người cận thị không nên điều khiển các phương tiện giao thông vào buổi tối, khi trời mưa và với tốc độ cao.

Cần có biện pháp bảo vệ và luyện tập cho mắt, tránh nguy cơ tật nặng hơn.

- HS: Trả lời C1.

- HS: Trả lời.

- HS: Trả lời.

- HS: Hoạt động nhóm trả lời.

- HS: Thực hiện câu C4.

- HS: Trả lời.

- HS: Đọc nội dung kết luận SGK/131.

I. Mắt cận

1. Những biểu hiện của tật cận thị

C1: + Khi đọc sách, phải đặt sách gần hơn bình thường.

+ Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

+ Ngồi trong lớp, không nhìn rõ những vật ngoài sân.

C2: Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt, điểm cực viễn (CV) của mắt cận ở gần hơn mắt bình thường

2. Cách khắc phục tật cận thị

C3: Ta có thể xem kính đó có cho ảnh ảo nhỏ hơn vật hay không hoặc sờ tay xem phần giữa có mỏng hơn phần rìa hay không.

C4: Giáo án Vật Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão mới nhất

- Khi không đeo kính mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm xa mắt hơn điểm cực viễn (Cv) của mắt

- Khi đeo kính muốn nhìn rõ ảnh A’B’ của AB thì A’B’ phải hiện lên trong khoảng từ cực cận tới điểm cực viễn của mắt tức là phải nằm gần mắt hơn so với điểm cực viễn (Cv)

* Kết luận: SGK /131

2: Tìm hiểu biểu hiện của mắt lão và cách khắc phục. (15p)
- GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu tìm hiểu về những đặc điểm của mắt lão.

- GV: ?Mắt lão thường gặp ở người có tuổi ntn?

Cực cận (CC) so với mắt bình thường ntn?

- GV: Kết luận.

- GV: Phát cho mỗi nhóm HS 1 kính lão.

Yêu cầu HS phân biệt hai loại kính này

Kính lão là kính loại gì?

- GV: Kết luận.

- GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời C6.

- GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình.

Hỏi: Khi mắt lão không đeo kính, điểm cực cận ở quá xa mắt. Mắt có nhìn rõ AB không? Tại sao?

- GV: Kết luận.

- GV: Khi đeo kính, muốn nhìn rõ AB thì ảnh A'B' phải hiện lên trong khoảng nào? Yêu cầu có thực hiện được không với kính não nói trên?

- GV: Kết luận. Cho HS quan sát trên màn chiếu việc tại sao đeo kính lão là thấu kính hội tụ thì thích hợp còn đeo kính phân kì là không thích hợp.

- HS: Nghiên cứu tài liệu.

- HS: Trả lời.

- HS: Hoạt động nhóm

+ Nhận đồ dùng, phân biệt hai loại kinh.

+ Tìm hiểu kính lão.

+ Thời gian: 5 p.

⇒ Trả lời.

- HS: Trả lời C6.

- HS: Quan sát hình trả lời.

- HS: Trả lời.

II. Mắt lão

1. Những đặc điểm của mắt lão

- Mắt lão thường gặp ở người già.

- Sự điều tiết mắt kém lên chỉ nhìn thấy vật ở xa mà không thấy vật ở gần.

- CC xa hơn CC của người bình thường.

2. Cách khắc phục tật mắt lão.

C5: Muốn thử xem kính lão có phải là TKHT hay không ta có thể xem kính đó có khả năng cho ảnh ảo lớn hơn vật hoặc cho ảnh thật hay không.

Hoặc bằng hình học thấy phần giữa dày hơn phần rìa.

C6: Giáo án Vật Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão mới nhất

- Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm gần mắt hơn điểm CC của mắt.

- Khi đeo kính thì ảnh A’B’ của vật AB phải hiện lên xa mắt hơn điểm CC của mắt mới nhìn rõ ảnh này. Với kính lão trong bài thì yêu cầu này hoàn toàn được thoả mãn.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Biểu hiện của mắt cận là:

A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

D. không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

Câu 2 : Biểu hiện của mắt lão là:

A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

D. không nhìn rõ các vật ở xa mắt

Câu 3 : Kính cận thích hợp là kính phân kì có tiêu điểm F

A. trùng với điểm cực cận của mắt.

B. trùng với điểm cực viễn của mắt.

C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.

D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.

Câu 4 : Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như

A. kính phân kì

B. kính hội tụ

C. kính mát

D. kính râm

Câu 5 : Mắt cận có điểm cực viễn

A. ở rất xa mắt.

B. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

C. gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

D. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt lão.

Câu 6 : Tác dụng của kính cận là để

A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.

B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.

C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.

D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt.

Câu 7 : Chọn câu trả lời sai:

Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm và phải đeo kính có tiêu cự 50 cm. Khi không đeo kính, người đó nhìn rõ vật:

A. gần nhất cách mắt 15 cm.

B. xa nhất cách mắt 50 cm.

C. cách mắt trong khoảng từ 15 đến 50 cm.

D. gần nhất cách mắt 50 cm.

Câu 8 : Một người cận phải đeo kính có tiêu cự 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách xa mắt nhất là bao nhiêu?

A. 25cm

B. 15cm

C. 75cm

D. 50cm

Câu 9 : Điểm cực viễn của mắt lão thì:

A. Gần hơn điểm cực viễn của mắt thường.

B. Bằng điểm cực viễn của mắt cận.

C. Xa hơn điểm cực viễn của mắt thường.

D. Bằng điểm cực viễn của mắt thường.

Câu 10 : Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào ?

A. Mắt cận, đeo kính hội tụ.

B. Mắt lão, đeo kính phân kì.

C. Mắt lão, đeo kính hội tụ.

D. Mắt cận, đeo kính phân kì.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng, mở rộng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV: Nêu biểu hiện của mắt cận, mắt lão và nêu cách khắc phục tật cận thị, tật mắt lão? - HS: Hoạt động cá nhân trả lời. Nguyên nhân dân gây cận thị là do: ô nhiễm không khí, sử dụng ánh sáng không hợp lý, thói quen làm việc không khoa học..

Để giảm nguy cơ mắc các tật của mắt, chúng ta cùng giữa gìn môi trường trong lành, không có ô nhiễm và có thói quen làm việc khoa học.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học phần ghi nhớ

- Làm BT 49.1 ⇒ 49.4 (SBT). Đọc trước nội dung bài tiếp theo.

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 9 mới, chuẩn nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án chuẩn môn Vật Lí 9 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên