Giáo án Vật Lí 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu mới nhất

Giáo án Vật Lí 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu mới nhất

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trả lời được các câu hỏi, thế nào là sự trộn 2 hay nhiều ánh sánh màu với nhau?

- Trình bày và giải thích được thí nghiệm trộn các ánh sánh màu.

- Dựa vào sự quan sát, có thể mô tả được màu của ánh sánh mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều ánh sánh màu với nhau.

- Trả lời được các câu hỏi: Có thể trộn được các ánh sánh trắng hay không, có thể trộn được “ánh sánh đen” hay không?

2. Kĩ năng:

- Tiến hành thí nghiệm để tìm ra quy luật trộn màu ánh sáng.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, cẩn thận.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. Chuẩn bị:

*GV: SGK, tài liệu tham khảo.

- Vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng to vẽ 3 màu: đỏ, lục, lam; con quay.

*HS: Mỗi nhóm chuẩn bị một bộ thí nghiệm trộn các ánh sáng màu.

III. Tiến trình dạy - học:

1.Kiểm tra bài cũ: (5p)

- GV: Gọi 2 HS

- HS1: Chữa bài 53 - 54.1 và 53-54.4 SBT.

- HS2: Ánh sáng trắng được phân tích thành những màu nào?

Có mấy cách phân tích ánh sáng trắng? Kể tên?

2.Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.

Ví dụ:

- Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thì được ánh sáng màu vàng.

- Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu tím.

- Khi trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu xanh da trời.

Giáo án Vật Lí 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu mới nhất

Tại sao lại như vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

- Dựa vào sự quan sát, có thể mô tả được màu của ánh sánh mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều ánh sánh màu với nhau.

- Trả lời được các câu hỏi: Có thể trộn được các ánh sánh trắng hay không, có thể trộn được “ánh sánh đen” hay không?

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1: Tìm hiểu khái niệm thế nào là trộn các ánh sánh màu. (5p)

⇒ Đặt vấn đề: SGK/142

- GV: Hướng dẫn HS đọc tài liệu và quan sát thiết bị TN. Tìm hiểu:

+ Trộn các ánh sáng màu là gì?

+ Thiết bị trộn màu có cấu tạo như thế nào? tại sao có ba cửa sổ? Tại sao các cửa sổ có tấm lọc màu?

- GV: Thông báo về khái niệm trộn các ánh sáng màu.

- HS: Đọc tài liệu và quan sát thiết bị TN.

- HS: Trả lời.

I. Thế nào là trộn các a/s màu với nhau

*Ta có thể trộn 2 hay nhiều chùm sáng màu với nhau nếu chiếu các chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên màn ảnh màu trắng màu của màn ảnh chỗ đó sẽ là màu mà ta thu được khi trộn các chùm sáng màu nói trên với nhau.

Hay trộn ánh sáng màu là cho các ánh sáng màu tác dụng đồng thời vào mắt để gây ra một cảm giác mới.

*Thiết bị trộn ánh sáng màu:

(Hình 54.1 /SGK tr142)

2: Tìm hiểu kết quả của sự trộn 2 a/s màu với nhau (10p)

- GV: Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu:

+ Mục đích thí nghiệm 1.

+ Các bước tiến hành thí nghiệm?

- GV: Hướng dẫn các thao tác tiến hành thí nghiệm.

- GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm; trả lời C1.

Thời gian: 5p

- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- GV: Tổ chức thảo luận rút ra kết luận.

- HS Tìm hiểu theo các yêu cầu của GV.

- HS: Hoạt động nhóm

+ Nhận dụng cụ TN

+ Tiến hành TN như hướng dẫn → Quan sát hiện tượng.

+ Trả lời C1.

- HS: Đại diện nhóm báo cáo.

II. Trộn 2 ánh sáng màu với nhau.

1.Thí nghiệm 1:

(SGK/142)

C1: - Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thì được ánh sáng màu vàng.

- Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu hồng nhạt.

- Trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu nõn chuối.

* Không có cái gọi là “ánh sáng màu đen” bao giờ trộn hai ánh sáng màu khác nhau cũng ra một ánh sáng màu khác.

2.Kết luận :

(SGK/143)

3: Tìm hiểu trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng. (10p)

- GV: Gọi 1 HS nêu bước tiến hành TN 2.

- GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành TN 2 → Quan sát hiện tượng xảy ra → Trả lời C2.

Thời gian: 5p

- GV: Yêu cầu HS báo cáo kết quả TN

- GV: Kết luận.

- HS: Tìm hiểu TN 2.

- HS: Thực hiện TN 2 theo sự hướng dẫn của GV, rút ra nhận xét và trả lời câu C2.

- HS: Báo cáo kết quả TN.

III. Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng.

1.Thí nghiệm 2:

C2: trộn ba ánh sáng màu đỏ, lục và lam với nhau ta được ánh sáng trắng

2. Kết luận:

(SGK/143)

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Hiện tượng nào sau đây không phải là sự trộn các ánh sáng màu?

A. Chiếu ánh sáng tím với ánh sáng vàng vào cùng một chỗ trên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có màu khác.

B. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu thích hợp lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng màu trắng.

C. Chiếu ánh sáng trắng lên mặt ghi của đĩa CD cho tia phản xạ lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.

D. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu khác nhau lần lượt lên tấm màn màu trắng. Ta lần lượt thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.

Câu 2 : Khi trộn các ánh sáng có màu dưới đây. Trường hợp nào không tạo ra được ánh sáng trắng?

A. Trộn ánh sáng đỏ, lục, lam với độ sáng thích hợp.

B. Trộn ánh sáng vàng, đỏ tươi, vàng, lục, lam với độ sáng thích hợp.

C. Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp.

D. Trộn ánh sáng đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với độ sáng thích hợp.

Câu 3 : Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu?

A. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.

B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.

C. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ, rồi sau đó qua kính lọc màu vàng.

D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.

Câu 4 : Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào dưới đây?

A. đỏ

B. vàng

C. da cam

D. lục

Câu 5 : Khi chiếu hai ánh sáng đỏ và lục lên một tờ giấy trắng ta thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu vàng. Nếu chiếu thêm vào tờ giấy ánh sáng màu lam thích hợp ta sẽ thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu

A. đỏ

B. lục

C. trắng

D. lam

Câu 6 : Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng ở giữa có trục quay, chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau và tô màu lần lượt là: đỏ, lục và lam. Cho vòng tròn quay thật nhanh nhìn mặt giấy ta nhận thấy có màu

A. kẻ sọc đỏ và lục

B. kẻ sọc đỏ và lam

C. kẻ sọc lục và lam

D. trắng

Câu 7 : Chiếu ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lục ta tu được vệt sáng màu:

A. đỏ

B. vàng

C. lục

D. lam

Câu 8 : Tại một điểm trên màn hình tivi màu có ba hạt, phát ra ba thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu ba hạt này được kích thích phát sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo ra được những màu khác nhau tại điểm đó. Nếu ba màu này được kích thích sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì?

A. màu vàng

B. màu xanh da trời

C. màu hồng

D. màu trắng

Câu 9 : Chọn phương án sai

A. Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác.

B. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy ánh sáng trắng.

C. Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn.

D. Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh thẫm.

Câu 10 : Chọn phương án đúng

A. Chỉ có thể trộn hai ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn.

B. Ba màu đỏ, vàng, lục là ba màu cơ bản của ánh sáng.

C. Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh thẫm.

D. Khi trộn các ánh sáng màu có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta thấy màu đen.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Biểu diễn TN câu C3.

- GV: Kết luận.

- HS: Quan sát → Trả lời IV.Vận dụng.

C3: TN này gọi là TN đĩa tròn Niutơn do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới (võng mạc) nếu đĩa quay nhanh, mỗi điểm trên màng lưới nhận được gần như đồng thời ba thứ ánh sáng phản xạ từ ba vùng có các màu đỏ, lục, lam trên đĩa chiếu đến và cho ta cảm giác màu trắng.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Ứng dụng pha trộn màu trong mĩ thuật

4. Hướng dẫn về nhà:

- Làm bài tâp trong sách bài tập.

- Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 9 mới, chuẩn nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án chuẩn môn Vật Lí 9 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên