Giáo án Vật Lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng mới nhất

Giáo án Vật Lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng mới nhất

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trả lời được câu hỏi: Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?

- Vận dụng được kiến thức về tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và trên vật màu đen để giải thích 1 số ứng dụng thực tế.

- Trả lời được các câu hỏi: tác dụng sinh học của ánh sáng là gì? Tác dụng quang điện của ánh sáng là gì?

2. Kĩ năng:

- Thu thập thông tin về tác dụng của ánh sáng trong thực tế để thấyđược vai trò của ánh sáng.

- Có kĩ năng thực hành.

3. Thái độ:

- Say mê vận dụng khoa học vào thực tế.

- Biết lợi ích của việc sử dụng tác dụng nhiệt, tác dụng quang điện của ánh sáng góp phần bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. Chuẩn bị:

*GV: SGK, tài liệu tham khảo.

- Giáo án.

- Pin mặt trời.

* HS: Chuẩn bị cho mỗi nhóm

- 1 bộ thí nghiệm nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng.

III. Tiến trình dạy - học

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

- GV: Gọi 2 HS lên bảng

- HS1: Làm câu C4, C5, C6 SGK/145

- HS2: Bài tập 55.1; 55.3 SBT.

3. Bài mới

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Giáo án Vật Lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng mới nhất

Ở ngoài trời nắng, người cảm thấy nóng bức

Giáo án Vật Lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng mới nhất

Ở ngoài trời nắng, số chỉ của nhiệt kế tăng

Giáo án Vật Lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng mới nhất

Vào mùa hè, băng tan chảy

Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu....

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - Vận dụng được kiến thức về tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và trên vật màu đen để giải thích 1 số ứng dụng thực tế.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của ánh sáng. (15p)

⇒ Đặt vấn đề: SGK/146

- GV: Yêu cầu HS trả lời C1.

- GV: Kết luận.

- GV: Kể tên ứng dụng tác dụng của ánh sáng trong đời sống và sản xuất?

- GV: Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?

- GV: Kết luận.

- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục 2 tìm hiểu

+ Mục đích thí nghiệm?

+ Thiết bị thí nghiệm?

+ Cách bố trí thí nghiệm?

+ Các bước tiến hành thí nghiệm?

- GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành TN.

Thời gian: 7 p

- GV: Theo dõi, hướng dẫn HS làm TN.

- GV: Tổ chức thảo luận chung cả lớp về kết quả TN.

- GV: Hướng dẫn HS thảo luận C3.

- GV: Kết luận.

Thông báo thêm: ánh sáng mang theo năng lượng, trong một năm nhiệt lượng do Mặt Trời cung cấp cho Trái Đất lớn hơn tất cả các nguồn năng lượng khác được sử dụng trong năm đó. Năng lượng Mặt Trời được xem là vô tận và sạch. Tăng cường sử dụng năng lượng Mặt Trời góp phần tiết kiệm các năng lượng đang khan hiếm khác và bảo vệ được môi trường.

- HS: Trả lời C1.

- HS: Trả lời C3.

- HS: Trả lời.

- HS: Tìm hiểu theo các yêu cầu của GV → Trả lời.

- HS: Hoạt động nhóm

+ Nhận dụng cụ thí nghiệm.

+ Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.

+ Theo dõi thời gian và độ tăng nhiệt độ.

+ Ghi vào bảng 1.

- HS: Thảo luận câu C3.

I. Tác dụng nhiệt của ánh sáng.

1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?

C1: VD về 1 số hiện tượng chứng tỏ ánh sáng chiếu vào mọi vật sẽ làm cho các vật đó nóng lên, khi chạy điện ở bệnh viện ta chiếu ánh sáng vào cơ thể, chỗ bị chiếu sáng sẽ nóng lên.

C2: Phơi khô các vật ngoài nắng, làm muối, ngồi sưởi nắng trong mùa đông

* ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên, khi đó năng lượng a/s đã bị biến thành nhiệt năng đó là t/d nhiệt của ánh sáng.

2. Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và vật màu đen

a, Thí nghiệm:

Bảng 1

Giáo án Vật Lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng mới nhất

b. Kết luận:

C3: Trong cùng một thời gian, với cùng một nhiệt độ ban đầu và cùng môt điều kiện chiếu sáng thì nhiệt độ của tấm kim loại khi bị chiếu sáng mặt đen tăng nhanh hơn nhiệt độ của tấm kim loại đó khi bị chiếu sáng mặt trắng có nghĩa là trong cùng điều kiện thì vật màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều hơn vật màu trắng.

SGK/147

2: Nghiên cứu tác dụng sinh học của ánh sáng. (8p)

- GV: Hãy kể một số hiện tượng xảy ra với cơ thể người và cây cối khi có ánh sáng?

- GV: Tác dụng sinh học của ánh sáng là gì?

- GV: Rút ra kết luận

- HS: Trả lời.

- HS: Trả lời.

II. Tác dụng sinh học của ánh sáng.

ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật, đó là tác dụng sinh học của ánh sáng

C4: VD các cây cối thường ngả hoặc vươn ra chỗ có ánh sáng mặt trời.

C5: VD Nên cho trẻ nhỏ tắm nắng buổi sáng sớm để thân thể được cứng cáp.

3: Tìm hiểu tác dụng quang điện của ánh sáng. (9p)
- GV thông báo cho HS biết pin mặt trời hoạt động dựa trên điều kiện nào.

- GV: Giới thiệu một dụng cụ dùng pin mặt trời. → Trả lời C6

- GV thông báo: Pin mặt trời gồm 2 chất khác nhau, khi chiếu ánh sáng vào, một số e từ bản cực này bật ra bắn sang bản cực kia làm hai bản cực nhiễm điện khác nhau → Nguồn điện một chiều.

- GV: Yêu cầu HS trả lời C7.

- GV: Kết luận.

Pin mặt trời biến đổi năng lượng nào thành năng lượng nào?

- GV: Kết luận về tác dụng quang điện của ánh sáng

- HS: Quan sát, trả lời.

- HS: Trả lời C7.

- HS: Trả lời.

III. Tác dụng quang điện của ánh sáng.

1. Pin mặt trời

C6: Máy tính bỏ túi, đồ chơi trẻ em.

Pin Mặt Trời đều có một cửa sổ để chiếu ánh sáng vào.

C7: Muốn cho pin phát điện, phải chiếu ánh sáng vào pin

- Khi pin hoạt động thì nó không nóng lên hoặc chỉ nóng lên không đáng kể. Do đó, pin hoạt động được không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng.

- Để pin trong bóng tối, áp vật nóng pin, pin không hoạt động được.

⇒ Pin hoạt động được không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng.

2. Tác dụng quang điện của ánh sáng

Pin quang điện biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.

Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1 : Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra?

A. Tác dụng nhiệt

B. Tác dụng quang điện

C. Tác dụng từ

D. Tác dụng sinh học

Câu 2 : Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành

A. điện năng

B. nhiệt năng

C. cơ năng

D. hóa năng

Câu 3 : Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối

A. hấp thụ ít ánh sáng nên cảm thấy nóng.

B. hấp thụ nhiều ánh sáng nên cảm thấy nóng.

C. tán xạ ánh sáng nhiều nên cảm thấy nóng.

D. tán xạ ánh sáng ít nên cảm thấy mát.

Câu 4 : Chọn phương án sai

Các việc chứng tỏ tác dụng nhiệt của ánh sáng là:

A. Phơi quần áo

B. Làm muối

C. Sưởi ấm về mùa đông

D. Quang hợp của cây

Câu 5 : Công việc nào dưới đây ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?

A. Đưa một chậu cây cảnh ra ngoài sân phơi.

B. Kê bàn học cạnh của sổ cho sáng.

C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.

D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.

Câu 6 : Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?

A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.

B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.

C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.

D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.

Câu 7 : Ánh sáng mặt trời chiếu vào cây cối có thể gây ra những tác dụng gì?

A. Nhiệt và sinh học

B. Nhiệt và quang điện

C. Sinh học và quang điện

D. Chỉ gây ra tác dụng nhiệt

Câu 8 : Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em, người ta đã sử dụng những tác dụng gì của ánh nắng mặt trời?

A. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng nhiệt.

B. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học.

C. Đối với người già thì sử dụng tác dụng nhiệt, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng sinh học.

D. Đối với người già thì sử dụng tác dụng sinh học, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng nhiệt.

Câu 9 : Trong pin năng lượng ánh sáng đã biến thành

A. Nhiệt năng

B. Quang năng

C. Năng lượng điện

D. Cơ năng

Câu 10 : Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời lắp trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra những tác dụng gì?

A. Chỉ gây tác dụng nhiệt.

B. Chỉ gây tác dụng quang điện.

C. Gây ra đồng thời tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện.

D. Không gây ra tác dụng nào cả.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV: Y/c HS hoạt động cá nhân trả lời C8, C9, C10.

- GV: Kết luận.

- HS: Hoạt động cá nhân trả lời C8, C9, C10. C8: Acsimet đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời.

C9: Bố mẹ muốn nói đến tác dụng sinh học của ánh sáng mặt trời

C10: Về mùa đông nên mặc quần áo màu tối vì quàn áo màu tối hấp thụ nhiều năng lượng của ánh sáng mặt trời và sưởi ấm cho cơ thể. Về mùa hè, trái lại nên mặc quần áo màu sáng để nó hấp thụ ít năng lượng của ánh sáng mặt trời, giảm được sự nóng bức khi ta đi ngoài nắng.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- HS: Đọc phần ghi nhớ và "có thể em chưa biết"

4. Hướng dẫn về nhà:

- Làm bài tập 56 SBTVL

- Học bài.Xem trước bài 57 SGK

- Nhận xét giờ học.

* Rút kinh nghiệm:

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 9 mới, chuẩn nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án chuẩn môn Vật Lí 9 của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên