Giáo án Vật Lí 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu mới nhất
Giáo án Vật Lí 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu mới nhất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trả lời được câu hỏi, có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ, màu xanh, màu đen.
- Giải thích được hiện tượng: khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng ta thấy có vật màu đỏ, vật màu xanh, vật màu trắng, vật màu đen.
- Giải thích được hiện tượng : khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ các vật màu đỏ mới giữ nguyên được màu còn các vật có màu khác thì màu sắc sẽ bị thay đổi.
2. Kĩ năng:
- Nghiên cứu hiện tượng màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu để giải thích vì sao ta nhìn thấy các vật có màu sắc khi có ánh sáng.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
II. Chuẩn bị.
*GV: SGK, tài liệu tham khảo. Tranh vẽ về phong cảnh, cảnh vật.
* HS: Chuẩn bị cho mỗi nhóm
- Một hộp kín có các đèn phát ra ánh phát ra ánh sáng trắng, đỏ, lục.
- Các vật có màu trắng, đỏ lục.
III. Tiến trình dạy - học
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau
- Khi trộn các ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau ta được ánh sáng màu gì?
3. Bài mới.
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Cho hs quan sát hình
- Khi chiếu 3 vật màu xanh lục, màu trắng, màu đỏ bằng ánh sáng trắng trên nền trắng thì ta thấy 3 vật đó vẫn có màu xanh lục, màu trắng, màu đỏ. Tại sao lại như vậy. Chúng ta sẽ tìm hiểu..... |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Trả lời được câu hỏi, có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ, màu xanh, màu đen. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
1: Tìm hiểu Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới ánh sáng trắng (10p) | ||
⇒ Đặt vấn đề: SGK/144 - GV: Giới thiệu một số tranh phong cảnh, cảnh vật. Yêu cầu HS quan sát tranh. - GV: Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận trả lời C1. - GV: Chuẩn kiến thức. |
- HS: Quan sát tranh.
- HS: Trả lời C1. |
I. Vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh và vật màu đen dưới a/s trắng
C1: Khi nhìn thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó vào mắt. + Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt, ta thấy được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh đến mắt ta. |
2: Tìm hiểu khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật (15p) | ||
- GV: Ta nhìn thấy một vật khi nào?
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục 1, phần II. - GV: Giới thiệu "hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu" Yêu cầu HS sử dụng dụng cụ này để quan sát màu của các vật khi chiếu chùm sáng đỏ rồi chùm sáng xanh lục. Thời gian: 5p - GV: Yêu cầu HS báo cáo kết quả TN. - GV: Kết luận. - GV: Một vật có màu xanh lục dưới ánh sáng trắng. Nếu đặt vật đó dưới ánh sáng đỏ, vật đó có màu đỏ hay không? (không) - GV: Đặt câu hỏi với vật màu đỏ, đen, trắng dưới ánh sáng đỏ. - GV: Kết luận - GV: Yêu cầi HS trả lời C3. - GV: Kết luận |
- HS: Trả lời. - HS: Hoạt động nhóm + Nhận dụng cụ thí nghiệm. + Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn → Quan sát, nhận xét - HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS: Trả lời. - HS: Trả lời. - HS: Trả lời C3. |
II. Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật
1. Thí nghiệm và quan sát (SGK/144) - Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu đỏ → Nhận xét? - Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu xanh lục → Nhận xét? - Chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu đen → Nhận xét? - Chiếu ánh sáng xanh lục vào vật màu đỏ → Nhận xét? - Chiếu ánh sáng xanh lục vào vật màu xanh lục → Nhận xét? 2. Nhận xét C2: Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ, vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ. - Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu đỏ, vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ. - Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đen vẫn có màu đen, vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ. C3: Dưới ánh sáng xanh lục, vật màu trắngvà vật màu xanh luc có màu xanh lục, vậy màu trắng tán xạ tốt ánh sáng xanh lục Chiếu ánh sáng xanh lục vào vật màu đỏ, màu đen, nhìn thấy vật màu tối, |
3: Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các tán xạ ánh sáng. (5p) | ||
- GV: Yêu cầu HS nêu kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng. | - HS: Rút ra kết luận. | III. Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật:
SKG /145 |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Câu 1 : Khi thấy vật màu trắng thì ánh sáng đi vào mắt ta có màu: A. đỏ B. xanh C. vàng D. trắng Câu 2 : Chọn phát biểu đúng A. Khi nhìn thấy vật có màu nào (trừ vật đen) thì có ánh sáng màu đó đi vào mắt ta. B. Tấm lọc màu nào thì hấp thụ tốt ánh sáng màu đó. C. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng ta thu được ánh sáng trắng. D. Các đèn LED phát ra ánh sáng trắng. Câu 3 : Khi nhìn thấy vật màu đen thì A. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng trắng. B. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng xanh. C. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng đỏ. D. không có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. Câu 4 : Chọn câu đúng A. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ. B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng. C. Mái tóc đen ở đâu cũng thấy là mái tóc đen. D. Hộp bút màu xanh để trong phòng tối vẫn thấy màu xanh Câu 5 : Chọn phương án đúng A. Vật có màu trắng chỉ có khả năng tán xạ ánh sáng. B. Vật có màu nào thì tán xạ yếu ánh sáng màu đó. C. Vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng các màu khác. D. Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng nào. Câu 6 : Dưới ánh sáng đỏ ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ đó chắc chắn không phải là chiếc áo màu: A. trắng B. đỏ C. hồng D. tím Câu 7 : Ca dao có câu: Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi Tại sao trong nước lại có ánh trăng vàng? A. mặt nước có tác dụng như một thấu kính, vì vậy ánh sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước. B. Mặt nước có tác dụng như một lăng kính, vì vậy ánh sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước. C. Mặt nước có tác dụng như một gương phẳng, vì vậy ánh sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước. D. Mặt nước có tác dụng như một gương phẳng, vì vậy ánh sáng từ Mặt Trăng truyền tới phản xạ trên mặt nước tạo thành ảnh của Mặt Trăng dưới nước. Câu 8 : Dưới ánh sáng đỏ và ánh sáng lục, ta thấy có một dòng chữ màu đen. Vậy dưới ánh sáng trắng, dòng chữ ấy có màu: A. đỏ B. vàng C. lục D. xanh thẫm, tím hoặc đen Câu 9 : Dưới ánh sáng trắng, trên một bức tranh vẽ một chiếc ô tô ta thấy lốp xe màu đen, người lái mặc áo trắng, đội mũ xám, đầu ô tô có cắm một lá cờ đỏ. Dưới ánh sáng đỏ, các vật đó sẽ có màu gì? A. Phương án A. B. Phương án B. C. Phương án C. D. Phương án D. Câu 10 : Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy gì? A. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu đỏ. B. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu lục. C. Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu vàng. D. Ánh sáng đèn LED vẫn có màu lục, ánh sáng đèn quả nhót vẫn có màu đỏ. |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV: Y/c HS trả lời C4, C5, C6 - GV: Kết luận |
- HS: Trả lời C4, C5, C6 | IV. Vận dụng.
C4: Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu xanh thì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng trắng của mặt trời. Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có a/s chiếu đến chúng và chúng chẳng có gì để tán xạ. C5: Đặt một tấm kính đỏ lên tờ giấy trắng, rồi chiếu ánh sáng trắng vào tấm kính thì ta sẽ thấy tờ giấy màu đỏ. Giải thích: ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng đi qua tấm kính đỏ, rồi chiếu vào tờ giấy trắng. Tờ giấy trắng tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ. ánh sáng đỏ này lại đi qua tấm kính đỏ theo chiều ngược lại, vào mắt ta. Vì thế ta thấy tờ giấy màu đỏ. C6: Trong chùm sáng trắng có đủ mọi ánh sáng màu, khi đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng, ta thấy nó có màu đỏ vì nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng. Tương tự như vậy, đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng ta sẽ thấy vật màu xanh... |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- Tìm hiểu về sự Ô nhiễm ánh sáng đường phố từ kính (đặc biệt là kính phản quang). => Hiện nay tại các thành phố lớn việc sử dụng kính màu trong xây dựng đã trở thành phổ biến. ánh sáng mặt trời sau khi phản xạ trên các tấm kính có thể gây chói loá cho con người và các phương tiện tham gia giao thông. Vì vậy khi sử dụng những mảng kính lớn trên bề mặt các toà nhà trên đường phố cần tính toán diện tích bề mặt kính, khoảng cách công trình, dải cây xanh cách li.
- HS: Đọc ghi nhớ và "có thể em chưa biết" |
4. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tâp từ 55.1 → 55.3
- Học bài. Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
- Nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 57: Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 58: Tổng kết chương III : Quang học
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 9 mới, chuẩn nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án chuẩn môn Vật Lí 9 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)