Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2025 (cả ba sách) | Giáo án Khoa học 5
Tài liệu Giáo án Khoa học lớp 5 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều mới, chuẩn nhất bám sát mẫu giáo án Khoa học của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Khoa học lớp 5 theo chương trình mới.
Giáo án Khoa học lớp 5 năm 2025 (cả ba sách)
Xem thử Giáo án Khoa học 5 KNTT Xem thử Giáo án Khoa học 5 CTST Xem thử Giáo án Khoa học 5 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Khoa học lớp 5 cả năm (mỗi bộ sách) chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: Gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giáo án Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức
Giáo án Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
- Nguyên nhân, tác hại ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất.
- Việc làm giúp bảo vệ môi trường đất.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động tìm hiểu về các nguyên nhân, tác hại do ô nhiễm, xói mòn đất và các biện pháp bảo vệ môi trường đất qua các hoạt động sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,...
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ, trình bày kết quả nhóm.
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nêu được nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm, xói mòn đất.
- Đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Thực hiện nhiệm vụ của nhóm, thực hiện bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh, video liên quan đến bài học.
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
- SHS.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS tham gia trò chơi kết nối vào bài học. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ”: + GV đưa ra bảng ô chữ và yêu cầu HS tìm ra các từ có nghĩa trong bảng. + Ai có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được một phần thưởng của GV.
- Sau khi HS tìm được 4 từ có nghĩa trong bảng, GV công bố kết thúc trò chơi. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Môi trường đất bị ô nhiễm gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến các loài sinh vật và con người như thực vật chậm lớn hoặc bị chết; con người nếu sử dụng thực phẩm ở vùng đất ô nhiễm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Vậy ô nhiễm đất là gì? Có những biện pháp nào để phòng chống ô nhiễm đất? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 2 – Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất – Tiết 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. NGUYÊN NHÂN, TÁC HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM ĐẤT - GV mời 1 HS đọc khung thông tin SGK trang 9. Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm đất a. Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm đất. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, phát phiếu học tập. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát hình 1 và cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm đất. - GV quan sát, hướng dẫn, góp ý với từng nhóm để hoàn thiện nội dung báo cáo. - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm. - GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận: + Trong các nguyên nhân đã kể, nguyên nhân nào do con người gây ra? + Nêu thêm một số nguyên nhân gây ô nhiễm đất khác mà em biết. |
- HS lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi và quan sát bảng ô chữ:
4 từ có nghĩa trong bảng: ô nhiễm, xói mòn, bảo vệ, đất. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi tên bài mới. - HS đọc khung thông tin. - HS lắng nghe, quan sát hình 1. - Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm báo kết quả thảo luận: Hình 1a: Đưa quá nhiều lượng rác thải sinh hoạt ra môi trường. Hình 1b: Hiện tượng núi lửa phun trào dung nham làm đất bị khô cứng, khó trồng trọt. Hình 1c: Nước chưa qua xử lí thải trực tiếp ra môi trường đất. Hình 1d: Sử dụng dư thừa thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. - HS trả lời: + Nguyên nhân do con người gây ra: Không xử lí rác thải và nước thải trước khi thải ra môi trường. Sử dụng du thừa thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. |
................................
................................
................................
Giáo án Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo
Giáo án Khoa học lớp 5 Chủ đề 1: Chất
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 1: Thành phần và vai trò của đất
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 3: Hỗn hợp và dung dịch
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 4: Sự biến đổi của chất
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 5: Ôn tập chủ đề Chất
Giáo án Khoa học lớp 5 Chủ đề 2: Năng lượng
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 6: Năng lượng và vai trò của năng lượng
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 7: Mạch điện đơn giản.
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 8: Vật dẫn điện và vật cách điện
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 9: Sử dụng năng lượng điện
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 10: Năng lượng chất đốt an toàn
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 11: Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 12: Ôn tập chủ đề Năng lượng
Giáo án Khoa học lớp 5 Chủ đề 3: Thực vật và động vật
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 13: Sự sinh sản của thực vật có hoa
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 15: Sự sinh sản của động vật
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 16: Sự lớn lên và phát triển của động vật
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 17: Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 18: Vi khuẩn quanh ta.
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 19: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 20: Một số bệnh ở người do vi khuẩn gây ra
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 21: Ôn tập chủ đề Vi khuẩn
Giáo án Khoa học lớp 5 Chủ đề 5: Con người và sức khỏe
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 22: Một số đặc điểm của nam và nữ
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 23: Sự sinh sản ở người
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 24: Các giai đoạn phát triển của con người
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 25: Chăm sóc sức khoẻ tuổi dạy thì
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 27: Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ
Giáo án Khoa học lớp 5 Chủ đề 6: Sinh vật và môi trường
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 28: Chức năng của môi trường
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 29: Tác động của con người đến môi trường
Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường
Giáo án Khoa học lớp 5 Cánh diều
Giáo án Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 2: Hỗn hợp và dung dịch
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu:
- Hỗn hợp và dung dịch.
- Thực hành tách muối ra khỏi dung dịch muối.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động tìm hiểu về các thí nghiệm tạo ra dung dịch và hỗn hợp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ, trình bày kết quả nhóm.
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch từ các ví dụ đã cho.
- Thực hành tách muối ra khỏi dung dịch muối.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm theo phân công nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, máy tính, máy chiếu.
- Hình ảnh, video liên quan đến bài học.
- Dụng cụ thí nghiệm.
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
- SHS.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi mở đầu kết nối vào bài học. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, thảo luận và trả lời câu hỏi: Trong cốc A và B ở hình 1 có chứa gì? Sau khi khuấy đều và để lắng, em còn nhìn thấy muối ăn hay cát trong mỗi cốc không? Vì sao? - GV mời 1 HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới: Trong cả hai cốc đều có hai thành phần trộn lẫn với nhau, gọi là hỗn hợp. Vậy làm thế nào để phân biệt được hỗn hợp và dung dịch? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài Bài 2 – Hỗn hợp và dung dịch. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thực hành tạo hỗn hợp a. Mục tiêu: Nêu được số lượng chất có trong hỗn hợp; nêu được tính chất của mỗi chất trong hỗn hợp không thay đổi; làm được thí nghiệm tạo hỗn hợp; nhận biết được các chất trong hỗn hợp có thể hòa tan vào nhau hoặc không hòa tan vào nhau. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục Con ong SGK trang 12 để có kiến thức ban đầu về hỗn hợp. - GV chia lớp thành các nhóm 4. - GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 1 theo hướng dẫn trong SGK trang 12, 13. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập số 1 (đính kèm dưới hoạt động). - GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập của nhóm mình lên bảng chung. Các nhóm khác nhận xét chéo, kiểm chứng để chuẩn hóa kết quả Phiếu học tập số 1. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có phần thực hành và kết quả báo cáo tốt. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm phát biểu về hỗn hợp thu được và so sánh với nội dung trong mục Con ong SGK trang 12 xem có phù hợp không. - GV nhận xét, tổng kết kiến thức về hỗn hợp. - GV cung cấp thông tin: Hỗn hợp thu được là bột canh được sử dụng trong cuộc sống, có thể thêm, bớt thành phần để có vị phù hợp với sở thích và mục đích. - GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 2 theo 4 dựa vào hướng dẫn trong SGK trang 13. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập số 2 (đính kèm dưới hoạt động). - GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập của nhóm mình lên bảng chung. Các nhóm khác nhận xét chéo, kiểm chứng để chuẩn hóa kết quả Phiếu học tập số 2. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có phần thực hành và kết quả báo cáo tốt. - GV nêu câu hỏi mở rộng: Em có nhận xét gì về đặc điểm của hỗn hợp từ hai thí nghiệm trên? |
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận trả lời câu hỏi. - HS trả lời: Sau khi khuấy đều và để lắng, không còn nhìn thấy muối ăn trong cốc A do muối ăn đã hòa tan trong nước nhưng vẫn còn nhìn thấy cát trong cốc B do cát không hòa tan trong nước. - HS lắng nghe, ghi bài. - HS đọc bài: Hỗn hợp có từ hai chất trở lên trộn lẫn với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ nguyên tính chất của nó. - HS chia thành các nhóm. - HS đọc nội dung trong SGK và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn. - HS lắng nghe yêu cầu của GV. - Đại diện nhóm trình bày kết quả (đính kèm dưới hoạt động). - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS phát biểu: Mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ nguyên tính chất của nó ⇒ giống với nội dung mục Con ong. - HS lắng nghe, ghi bài. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ. - HS chia nhóm, làm thí nghiệm theo hướng dẫn. - HS lắng nghe yêu cầu của GV. - Đại diện nhóm trình bày kết quả (đính kèm dưới hoạt động). - HS lắng nghe, phát huy. |
................................
................................
................................
Xem thử Giáo án Khoa học 5 KNTT Xem thử Giáo án Khoa học 5 CTST Xem thử Giáo án Khoa học 5 CD
Tài liệu giáo án lớp 5 các môn học chuẩn khác:
Xem thêm đề thi lớp 5 các môn học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)