30 Bài tập Amin nâng cao (có lời giải)
Với 30 Bài tập Amin nâng cao có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập Amin nâng cao
30 Bài tập Amin nâng cao (có lời giải)
Bài giảng: Bài tập tổng hợp amin - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Bài 1: Chia một amin bậc một đơn chức thành hai phần bằng nhau. Hoà tan hoàn toàn phần một trong nước rồi cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư. Lọc kết tủa sinh ra rữa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn. Cho phần hai tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 4,05 gam muối. Công thức của amin là:
A. C4H9NH2 B. CH3NH2
C. C3H7NH2 D. C2H5NH2
Lời giải:
Đáp án: B
Gọi công thức của amin bậc một đơn chức có công thức RNH2
Chú ý RNH2 có tính bazo tương tự như NH3
3RNH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3RNH3Cl
2Fe(OH)3 -to→ Fe2O3 + 3H2O
Luôn có nFe(OH)3 = 2nFe2O3 = 2. 0,01 = 0,02 mol ⇒ nRNH2 = 0,6 mol
RNH2 + HCl → RNH3Cl
Khi tham gia phản ứng trung hòa amin bằng HCl có nRNH3Cl = namin = 0,06 mol
⇒ R = 15 (CH3)
Vậy công thức của amin là CH3NH2.
Bài 2: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 10 : 5, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Tổng số đồng phân của 3 amin trên là
A. 7 B. 14
C. 16 D. 28
Lời giải:
Đáp án: B
Phân tử khối của 3 amin lần lượt là:R, R+14, R+28 với số mol tương ứng a,10a,5a mol
mHCl = 31,68 - 20 = 11,68(g) ⇒ nHCl = 0,32
nHCl = a + 10a + 5a = 0,32 ⇒ a = 0,02
20 = 0,02.R + 0,02.10(R+14) + 0,02.5(R+28) ⇒ R = 45
⇒ C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2
3 amin có số đồng phân lần lượt là 2,4,8(14)
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp gồm anlylamin, ethylamine, methylamine, isopropylamine bằng lượng O2 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 26,88 lít CO2 (đktc). Mặt khác; nếu cho 24,9 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì sau phản ứng thu được 43,15 gam muối. % khối lượng của anlylamin có trong hỗn hợp X là
A. 45,78%. B. 22,89%.
C. 57,23%. D. 34,34%.
Lời giải:
Đáp án: A
⇒ nN = nhh = 0,5 mol
⇒ nH = 24,9 – 0,5.14 – 1,2.12 = 3,5
Đặt số mol anlylamin là x, CnH2n+3N là y.
Ta có hệ:
Bài 4: Cho 13,8 gam hỗn hợp X gồm formic acid, metylenđiamin và ethanol phản ứng hết với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác 13,8 gam X tác dụng vừa hết với V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của V là
A. 0,1. B. 0,2.
C. 0,3. D. 0,4.
Lời giải:
Đáp án: D
nHCOOH = a mol; nCH2(NH2)2 = b mol; nC2H5OH = c mol
⇒ 46(a + c) + 46b = 13,8g
a + c = 2nH2 = 0,2 ⇒ b = 0,1 mol
Khi X tác dụng với HCl chỉ có metylendiamin phản ứng
nHCl pư = 2nCH2(NH2)2 = 0,2 mol ⇒ V = 0,4 lít
Bài 5: Cho 5 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 7,92 gam hỗn hợp muối. Biết 3 amin trên được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 4 : 3 và thứ tự phân tử khối tăng dần. Công thức phân tử của 3 amin là:
A. C2H7N, C3H9N, C4H11N B. CH5N, C2H7N, C3H9N
C. C3H9N, C4H11N, C5H13N D. C3H7N, C4H9N, C5H11N
Lời giải:
Đáp án: A
Bảo toàn khối lượng ta có:
mHCl = mmuối – mamin = 7,92 – 5 = 2,92 gam
Amin đơn chức ⇒ namin = nHCl = 2,92 : 36,5 = 0,08 mol
⇒ Số mol amin lần lượt là: 0,01; 0,04; 0,03
Gọi phân tử khối của amin có phân tử khối nhỏ nhất là M
Amin đồng đẳng kế tiếp
⇒ phân tử khối của 2 amin còn lại lần lượt là: M + 14; M + 28
mamin = 0,01.M + 0,04(M + 14) + 0,03(M + 28) = 5
⇒ M = 45: C2H7N
⇒ 3 amin là: C2H7N, C3H9N, C4H11N
Bài 6: Có hai amin bậc nhất: A là đồng đẳng của aniline và B là đồng đẳng của methylamine. Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam A thu được 336 cm3 N2 (đktc); đốt cháy hoàn toàn B cho hỗn hợp khí và hơi trong đó tỉ lệ . Công thức cấu tạo thu gọn của A, B lần lượt là:
A. CH3C6H4NH2 và CH3CH2NHCH3
B. CH3C6H4NH2 và CH3(CH2)2NH2
C. C2H5C6H4NH2 và CH3(CH2)2NH2
D. CH3C6H4NH2 và CH3(CH2)3NH2
Lời giải:
Đáp án: B
nN2 = 0,015 mol ⇒ nA = 0,03 mol ⇒ MA = 107 ⇒ A: CH3C6H4NH2
Đốt cháy B được VCO2 : VH2O = 2: 3
Gỉa sử nCO2 = 2; nH2O = 3
⇒
⇒ nC = 3 ⇒ B: CH3(CH2)2NH2
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ, thu được 0,4 mol CO2; 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả sử không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó N2 chiếm 80% thể tích. Công thức phân tử của X là:
A. C2H5NH2 B. CH3NH2
C. C3H7NH2 D. C4H14N2
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có:
nO2 = nCO2 + 0,5.nH2O = 0,4 + 0,35 = 0,75 mol
O2 chiếm 20% không khí và N2 chiếm 80% không khí
⇒ nN2 amin = nN2 – nN2 kk = 3,1 – 3 = 0,1 mol
Ta có: C : H : N = 0,4 : 1,4 : 0,2 = 2 : 7 : 1
⇒ 2 amin là: C2H7N và C2H5NH2
Bài 8: Đốt cháy amin A bằng lượng không khí vừa đủ (chứa 80 % N2 và 20 % O2 về thể tích), thu được 0,528 gam CO2, 0,54 gam H2O và 2,5536 lít N2 (ở đktc). Cho A qua lượng dư dung dịch FeCl3 thu được m gam kết tủa nâu đỏ. Tên gọi của A và giá trị của m lần lượt là:
A. methylamine và 0,428 gam B. methylamine và 1,284 gam
C. ethylamine và 0,428 gam D. ethylamine và 1,284 gam
Lời giải:
Đáp án: A
nCO2 = 0,012 ⇒ nH2O = 0,03; nN2 = 0,114
Bảo toàn nguyên tố O:
2nO2 = 2nCO2 + nH2O = 2.0,012 + 0,03 = 0,054 mol
⇒ nO2 = 0,027 mol
⇒ nO2 kk = 4nO2 = 0,108 mol ⇒ nN2(A) = 0,114 – 0,108 = 0,006
⇒ nA = 0,012 mol ⇒ Số C trong A = nCO2 : nA = 1
⇒ A là: CH3NH2
nFe(OH)3 = 1/3nCH3NH2 = 0,004 mol ⇒ mFe(OH)3 = 0,428g
Bài 9: A là một chất hữu cơ có chứa N. Lấy 1,77 gam A đem oxi hóa hết bằng lượng dư CuO, nung nóng, thu được CO2, H2O và nitơ đơn chất. Cho hấp thụ hết H2O trong dung dịch; H2SO4 đậm đặc, khối lượng bình axit tăng 2,43 gam. Hấp thụ CO2 hết trong bình đựng dung dịch KOH, khối lượng bình tăng 3,96 gam. Khí nitơ thoát ra có thể tích là 336 ml ở đktc. Tỉ khối hơi của A so với hiđro là 29,5. A là:
A. C2H7N B. C2H8N2
C. C3H9N D. C2H5NO3
Lời giải:
Đáp án: C
MA = 29,5.2 = 59: C3H9N
Bài 10: Để trung hòa hoàn toàn 0,90 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức bậc một có tỉ lệ số mol là 1 : 1 cần dùng 2 lít hỗn hợp dung dịch axit HCl và H2SO4 có pH = 2. Vậy công thức của 2 amin là:
A. CH3NH2 và C2H5NH2 B. CH3NH2 và C3H7NH2
C. C2H5NH2 và C3H7NH2 D. C2H5NH2 và C4H9NH2
Lời giải:
Đáp án: B
Gọi số mol mỗi amin là: x mol
Ta có pH = 2 ⇒ [H] = 0,01M ⇒ nH+ = 2.0,01 = 0,02 mol
⇒ x + x = 2x = 0,02
⇒ Mhh = 0,9 : 0,02 = 45, số mol của 2 amin bằng nhau
⇒ M1 + M2 = 45.2 = 90
⇒ 2 amin là: CH3NH2 (31) và C3H7NH2 (59)
Bài 11: Hỗn hợp X gồm hai amin thuộc dãy đồng đẳng aniline có phân tử khối hơn kém nhau 14u. Cho biết 13,21 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1,3M. Phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X là:
A. 35,2% C6H7N và 64,8% C7H9N
B. 45,2% C7H9N và 54,8% C8H11N
C. 64,8% C6H7N và 35,2% C7H9N
D. 54,8% C7H9N và 45,2% C8H11N
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có: nHCl = 0.13 mol = n X
Mtrung binh = 13,21 : 0.13 = 101 ⇒ C6H7N và C7H9N
Gọi số mol C6H7N và C7H9N lần lượt là x và y
Từ số mol của X và khối lượng của X ta có hệ:
x + y = 0,13 và 93x + 107y = 13,21
⇒ x = 0.05 mol và y = 0.08 mol
Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 CO2 và 12,6g hơi nước và 69,44 lít nitơ. Giả thiết không khí chỉ gồm nitơ và oxi, trong đó oxi chiếm 20% thể tích. Các thể tích đo ở đkc. Amin X có công thức phân tử là
A. C3H7NH2 B. C2H5NH2
C. CH3NH2 D. C4H9NH2
Lời giải:
Đáp án: B
nCO2 = 0,4 mol; nH2O = 0,7 mol; nN2 = 3,1 mol
Ta thấy, các đáp án đều là amin đơn chức
Gọi CTPT: CxHyN
nN2 (amin) = 1/2x. nCO2 = 0,2/x mol
nN2 thoát ra = nN2 kk + nN2 amin = 4nO2 + nN2 amin = 3,1
⇒ 4.0,75 + 0,2/x = 3,1 ⇒ x = 2
Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 1,76 gam CO2; 1,26 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% về thể tích không khí. Công thức phân tử của X và giá trị của V lần lượt là:
A. X là C2H5NH2; V = 6,944 lít.
B. X là C3H7NH2; V = 6,944 lít.
C. X là C3H7NH2; V = 6,72 lít.
D. X là C2H5NH2; V = 6,72 lít.
Lời giải:
Đáp án: A
nCO2 = 1,76:44 = 0,04 mol
nH2O = 1,26:18 = 0,07 mol
Bảo toàn O: nO2 tham gia phản ứng = nCO2 + 1/2. nH2O = 0,075 mol
nC = nCO2 = 0,04 mol
nH = 2nH2O = 0,14 mol
→ C : H = 2 : 7
Amin đơn chức nên sẽ có công thức là C2H7N hay C2H5NH2
⇒ namin = 0,04 : 2 = 0,02 mol
nN2(do amin sinh ra) = 0,02:2 = 0,01 mol
nN2( trong không khí) = 0,075.4 = 0,3 mol
⇒ nN2 = 0,3 + 0,01 = 0,31 mol
VN2 = 0,31.22,4 = 6,944 lít
Bài 14: Trung hoà dung dịch chứa m gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được 2m gam muối sunfat. Công thức của hai amin là:
A. CH5N và C2H7N B. C2H7N và C3H9N
C. C4H11N và C5H13N D. C3H9N và C4H11N
Lời giải:
Đáp án: B
2CnH2n+3N + H2SO4 → (CnH2n+4)2SO4
2x mol x mol x mol
Ta có: mH2SO4 = mmuối – mamin = m g
⇒ 98x = m ⇒ x = m/98 ⇒ M = m : 2m/98 = 49
⇒ n = 2,5 ⇒ 2 amin là: C2H7N và C3H9N
Bài 15: Chia một amin bậc một đơn chức thành hai phần bằng nhau. Hoà tan hoàn toàn phần một trong nước rồi cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư. Lọc kết tủa sinh ra rữa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn. Cho phần hai tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 4,05 gam muối. Công thức của amin là:
A. C4H9NH2 B. CH3NH2
C. C3H7NH2 D. C2H5NH2
Lời giải:
Đáp án: B
Gọi công thức của amin bậc một đơn chức có công thức RNH2
Chú ý RNH2 có tính bazo tương tự như NH3
3RNH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3RNH3Cl
2Fe(OH)3 -to→ Fe2O3 + 3H2O
Bảo toàn nguyên tố Fe: nFe(OH)3 = 2nFe2O3 = 2. 0,01 = 0,02 mol ⇒ nRNH2 = 0,6 mol
RNH2 + HCl → RNH3Cl
Khi tham gia phản ứng trung hòa amin bằng HCl có nRNH3Cl = namin = 0,06 mol
⇒ R = 15 (CH3)
Bài 16: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ (gồm 1/5 thể tích O2, còn lại là N2) được khí CO2 , H2O và N2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 39,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch giảm đi 24,3 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 34,72 lít (đktc). Biết dX/O2 < 2. CTPT của X là:
A. C2H7N. B. C2H8N.
C. C2H7N2. D. C2H4N2
Lời giải:
Đáp án: A
nCO2 = nBaCO3 = 0,2 mol
mdd giảm = mBaCO3 – (mCO2 + mH2O)
nH2O = 39,4 – 24,3 – 0,2 .44 = 6,3 gam ⇒ nH2O = 0,35 mol
Bảo toàn oxi ta có:
nO2 = 0,5.(2nCO2 + nH2O) = 0,5.(2.0,2 + 0,35) = 0,375 mol
nN2(kk) = 4nO2 = 4.0,375 = 1,5nN2 (X) = 1,55 – 1,5 = 0,05
Ta có: nC : nH : nN = 0,2 : 0,7 : 0,1 = 2 : 7 : 1
dX/O2 < 2 ⇒ MX < 64
⇒ CTPT X là: C2H7N
Bài 17: A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó N chiếm 15,054% theo khối lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3 g A tác dụng hết với nước brom dư thu được a g kết tủa. giá trị của a là:
A. 39 g B. 30 g
C. 33 g D. 36 g
Lời giải:
Đáp án:
Đang biên soạn
Bài 18:Dung dịch A gồm HCl, H2SO4 có pH = 2. Để trung hòa hoàn toàn 0,59 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no bậc 1 (có số C không quá 4) phải dùng 1 lít dung dịch A. CTPT 2 amin(không phải đồng phân của nhau):
A. CH3NH2 và C4H9NH2
B. CH3NH2 và C2H5NH2
C. C3H7NH2
D. C4H9NH2 và CH3NH2 hoặc C2H5NH2
Lời giải:
Đáp án: D
pH = 2 ⇒ [H+] = 0,01nH+ = 0,01 mol
Mhh = 0,59 : 0,01 = 59
⇒ Có 1 chất có M < 59 và 1 chất > 59
⇒ A gồm C4H9NH2 và CH3NH2 hoặc C2H5NH2
Bài 19: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam một hợp hợp chất amin đơn chức Y bằng một lượng không khí vừa đủ. Dẫn toàn bộ khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 6 gam kết tủa và 9,632 lít khí (ở đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm công thức phân tử của Y.
A. CH5N B. C2H7N
C. C3H9N D. C4H11N
Lời giải:
Đáp án: C
Gọi CTPT của amin là CxHyN
mkết tủa = mCaCO3 = 6 g ⇒ nCO2 = 6:100 = 0,06 mol
Khí còn lại là N2 ⇒ nN2 = 0,43 mol (Gồm N2 trong không khí và N2 sinh ra do đốt amin)
Đặt số mol amin là a ⇒ nN2 (amin) = a/2 mol ⇒ nN2 (không khí) = 0,43 – a/2(mol)
Mà trong không khí, nO2 = 1/4 nN2 ⇒ nO2 phản ứng = 1/4.(0,43 – a/2) mol
Bảo toàn Khối lượng
⇒ mH (amin) = mamin – mC – mN = 1,18 – 0,06.12 – a.14 = 0,46 – 14a
⇒ nH2O = (0,46 − 14a)/2
Bảo toàn nguyên tố O: 2nCO2 + nH2O = 2nO2
⇒ 2.0,06 + (0,46 − 14a)/2 = 2. 1/4.(0,43 – a/2)
⇒ a = 0,02 mol ⇒ Mamin =1,8.0,02 = 59 (C3H9N)
Bài 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin cần vừa đủ 10,36 lít O2 (ở đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 19,45 gam và có 0,56 lít một khí (ở đktc) thoát khỏi bình. Giá trị của m là:
A. 5,35 gam B. 10,7 gam
C. 3,25 gam D. 7,5 gam
Lời giải:
Đáp án: A
mN2 = (0,56:22,4).28 = 0,7 gam
mO2 pư = (10,36:22,4).32 = 14,8 gam
Khối lượng bình NaOH tăng = mCO2 + mH2O = 19,45 gam
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mamin = mCO2 + mH2O – mO2 = 19,45 + 0,7 - 14,8 = 5,35 gam
Bài 21: Đốt cháy hoàn toàn a mol 1 amin X mạch hở, có 1 liên kết đôi trong phân tử thu được 6a mol hỗn hợp sản phẩm. Nếu cho 1 mol X tác dụng với HCl dư trong điều kiện thích hợp thu được m gam sản phẩm. Giá trị của m là:
A. 79,5 B. 131
C. 116 D. 167,5
Lời giải:
Đáp án: D
Amin X mạch hở, có 1 liên kết đôi trong phân tử nên X có dạng: CnH2n(NH2)x
CnH2n(NH2)x + O2 → nCO2 + (n + 0,5x)H2O + 0,5xN2
Gỉa sử a = 1 ta có: nhh sp = n + n + 0,5x + 0,5x = 6 ⇒ 2n + x = 6
⇒ n = x = 2
⇒ CTCT X: H2N – CH = CH – NH2
⇒ Sản phẩm thu được là: ClH3N – CH(Cl) – CH2 – NH3Cl (có số mol là 1 mol)
⇒ m = 1.167,5 = 167,5 gam
Bài 22: Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí carbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất X là:
A. CH2=CH-NH-CH3
B. CH3-CH2-NH-CH3
C. CH3-CH2-CH2-NH2
D. CH2=CH-CH2-NH2
Lời giải:
Đáp án: C
Dựa vào đáp án ⇒ X đều là amin đơn chức, Gọi CTPT X : CxHyN
⇒ x + y/2 + 0,5 = 8 ⇒ 2x + y = 15 ⇒ x = 3; y = 9
X phản ứng với HNO2 giải phóng Nitơ ⇒ X là amin bậc 1
⇒ X có thể là CH3CH2NH2 hoặc (CH3)2CHNH2
Bài 23: Hỗn hợp khí X gồm methylamine và hai hydrocarbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lit hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 40,32 lit hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 19,04 lit khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hydrocarbon là ( các khí đo ở đkc):
A. C2H6 và C3H8 B. C3H6 và C4H8
C. CH4 và C2H6 D. C2H4 và C3H6
Lời giải:
Đáp án: B
Hỗn hợp X gồm: CH7N và CxHy
nX = 0,3; nH2O = 0,95; nCO2 + nN2 = 0,85
Ta có: nH2O – nCO2 – nN2 = nCH7N (1)
Số H trung bình = 2nH2O : nX = 6,33
⇒ Có 1 chất có số H > 6
Lại có: nH2O – (nCO2 + nN2) = 0,1 mol
Nếu 2 hydrocarbon là alkane thì: nH2O – nCO2 = nCxHy (3)
Từ (1)(2)(3) ta có 2 chất đó phải là alkene
Bài 24: Có 80% hiđro nguyên tử được tạo ra do 3,36g Fe tác dụng dd HCl, khử nitro benzene sẽ thu được m gam aniline. m có giá trị là
A. 2,688 B. 1,024
C. 1,488 D. 2,344
Lời giải:
Đáp án: C
nFe = 0,06 (mol) ⇒ n[H+] = 0,06 .2.80% = 0,096 (mol)
C6H5NO2 + 6H → C6H5NH2 + 2H2O
⇒ naniline = 0,096 : 6 = 0,016 ⇒ maniline = 1,488 ( gam )
Bài 25: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn chức, mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có một nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó nCO2: nH2O = 10:13 và 5,6 lít N2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu là:
A. 35,9 gam B. 21,9 gam
C. 29,0 gam D. 28,9 gam
Lời giải:
Đáp án: D
nCO2: nH2O = 10:13
nO2 = 2,475 mol
Bảo toàn nguyên tố O ta có:
2nCO2 + nH2O = 2nO2 = 2.2,475 = 4,95
⇒ nCO2 = 1,5; nH2O = 1,95
madmin = mC + mH + mN = 1,5.12 + 1,95.2 + 0,25.2.14 = 28.9(g)
Bài 26: Đốt cháy hoàn toàn 15 gam hỗn hợp gồm amin đơn chức no X mạch hở và ancol đơn chức no Y mạch hở bằng oxi lấy dư rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 70 gam kết tủa. Hỗn hợp khí ra khỏi bình có thể tích 11,2 lít (đktc) và có tỉ khối hơi so với hiđro là 15,6. Biết MY = MX + 15. CTPT của X, Y lần lượt là
A. C2H7N, C3H7OH B. CH5N, C2H5OH
C. C3H9N, C4H9OH D. CH5N, CH3OH
Lời giải:
Đáp án: A
nCO2 = nCaCO3 = 0,7 mol
2 khí thoát ra khỏi bình là: N2, O2 dư
nhh = 0,5 mol; Mhh = 15,6.2 = 31,2
⇒ nN2 = 0,1 mol ⇒ nO2 = 0,4 mol
nX = 2nN2 = 2.0,1 = 0,2 mol; nY = a mol
X: CnH2n+3N; Y: CmH2m+1OH
Ta có hệ:
⇒ CTPT của X, Y lần lượt là: CH7N; C3H7OH
Bài 27: Hỗn hợp X gồm 1 alkyne, 1 alkane (số mol alkyne bằng số mol alkane), 1 alkene và 2 amin no, đơn chức, mạch hở Y và Z là đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X trên cần 174,72 lít O2 (đktc), thu được N2, CO2 và 133,2 gam nước. Chất Y là
A. methylamine. B. ethylamine.
C. propylamine. D. butylamin.
Lời giải:
Đáp án: A
nO2 = 7,8 mol; nH2O = 7,4 mol
Bảo toàn nguyên tố O ta có:
nCO2 = (2nO2 – nH2O)/2 = 4,1 mol
Do alkane và alkyne có số mol bằng nhau nên ta quy đổi về alkene. Đốt cháy alkene ta có: n CO2 = nH2O
Gọi số mol alkene là x mol
Gọi công thức chung của 2 amin là: CnH2n+3N
CnH2n+3N → nCO2 + (n + 1,5)H2O + 1/2N2
Vậy 2 amin là CH3NH2 và C2H5NH2
Bài 28: Trộn 2 thể tích oxi với 5 thể tích không khí (gồm 20% thể tích oxi, còn lại là nitơ) thu được hỗn hợp khí X. Dùng X để đốt cháy hoàn toàn V lít khí Y gồm hai amin no đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, sau phản ứng thu được 9V lít hỗn hợp khí và hơi chỉ gồm CO2, H2O và N2. Biết các thể tích được đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của 2 amin là
A. CH5N và C2H7N. B. C2H7N và C3H9N.
C. C2H5N và C3H7N. D. C3H9N và C4H11N.
Lời giải:
Đáp án: A
Trộn 2x mol O2 với 5x mol không khí → X gồm: 3x mol O2 và 4x mol N2.
Y no, đơn chức, mạch hở nên đốt Y có dạng: CnH2n+3N
X và Y phản ứng vừa đủ nên nếu cho V lít Y thu được và 9V hỗn hợp sau phản ứng tương đương 1 mol Y thu được 9 mol hỗn hợp
từ tỉ lệ phản ứng đốt ta có: 3x = (6n+3) ÷ 4 ⇒ 4x = 6n + 3.
Sau phản ứng có: (1/2 + 6n + 3) mol N2 + 1/2(2n + 3) mol H2O và n mol CO2
⇒ (1/2 + 6n + 3) + 1/2(2n + 3) + n = 9
⇒ n = 1,5
2 amin đồng đẳng kế tiếp nên chỉ có thể là CH5N và C2H7N.
Bài 29: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm methylamine và ethylamine có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí khi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là:
A. 3 : 5. B. 5 : 3.
C. 2 : 1. D. 1 : 2.
Lời giải:
Đáp án: D
Ta có MX = 44 ⇒ nO2 : nO3 = 1: 3
Ta có
mà Y đều là các amin no đơn chức CnH2n+3N
Gọi số mol O2 và O3 cần dùng lần lượt là x và 3x mol để đốt cháy hết y mol hỗn hợp amin có công thức chung là
Bảo toàn nguyên tố O
⇒ 2x + 3x.3
⇒ x : y = 1:2.
Bài 30: Đốt cháy hoàn toàn 11,25 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở (trong phân tử có số C nhỏ hơn 4) bằng lượng không khí (chứa 20% thể tích O2 còn lại là N2) vừa đủ thì thu được CO2, H2O và 3,875 mol N2. Mặt khác, cho 11,25 gam X trên tác dụng với nitrous acid dư thì thu được khí N2 có thể tích bé hơn 2 lít (ở đktc). Amin có lực bazơ lớn hơn trong X là
A. Trimethylamine. B. ethylamine.
C. dimethylamine. D. N-methylethanamine.
Lời giải:
Đáp án: C
Gọi công thức chung của 2 amin là: CnH2n+3N
⇒ n = 2
RNH2 + HNO2 → ROH + H2O + N2
TH1: X gồm: CH5N và C3H9N
nCH3NH2 = nC3H9N = 0,125 ⇒ nN2 ≥ nCH3NH2 = 0,125
⇒ VN2 > 2,8 ( loại)
TH2: C2H5NH2 và CH3NHCH3 thỏa mãn
Amin có lực bazo lớn hơn là dimethylamine
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Bài tập amino acid cơ bản có lời giải chi tiết
- Bài tập amino acid nâng cao có lời giải chi tiết
- Bài tập ester cơ bản có lời giải chi tiết
- Bài tập ester nâng cao có lời giải chi tiết
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều