30 Bài tập về Kim loại kiềm cực hay, có lời giải chi tiết

Với 30 Bài tập về Kim loại kiềm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập về Kim loại kiềm

30 Bài tập về Kim loại kiềm cực hay, có lời giải chi tiết

Bài giảng: Bài tập trọng tâm về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Bài 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm là

A. 1s1.     B. 2s1.

C. ns1.     D. ns2.

Lời giải:

Đáp án: C

Lớp electron ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm chỉ có 1 electron.

→ Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.

Bài 2: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm nào sau đây?

A. IA.     B. IIIA.

C. IVA.     D. IIA.

Lời giải:

Đáp án: A

Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA.

Bài 3: Để bảo quản kim loại kiềm người ta thường làm như thế nào?

A. Để trong bình kín.

B. Để trong bóng tối.

C. Ngâm trong dầu hỏa.

D. Để nơi thoáng mát.

Lời giải:

Đáp án: C

Kim loại kiềm có tính khử rất mạnh, do đó các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa.

Bài 4: Để điều chế kim loại kiềm người ta dùng phương pháp nào dưới đây?

A. Điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm.

B. Khử oxit của kim loại kiềm ở nhiệt độ cao.

C. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm.

D. Dùng kim loại để đẩy kim loại kiềm ra khỏi dung dịch muối.

Lời giải:

Đáp án: A

Phương pháp dùng để điều chế kim loại kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm.

Bài 5: Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm

A. số oxi hoá của nguyên tố trong hợp chất .

B. số lớp electron.

C. số electron ngoài cùng của nguyên tử.

D. cấu tạo đơn chất kim loại.

Lời giải:

Đáp án: B

Số lớp electron ở các kim loại kiềm là khác nhau.

Ví dụ: Li 2 lớp electron, Na 3 lớp electron ...

Bài 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?

A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

B. Khối lượng riêng nhỏ.

C. Độ cứng giảm dần từ Li đến Cs

D. Mạng tinh thể của kim loại kiềm là lập phương tâm diện.

Lời giải:

Đáp án: D

Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu lập phương tâm khối.

Bài 7: Khi nói về kim loại kiềm , phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.

B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần

D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Lời giải:

Đáp án: C

Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần là sai vì tính kim loại mạnh dần nên phản ứng với nước tăng dần.

Bài 8: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là

A. 1s22s22p63s2.     B. 1s22s22p6.

C. 1s22s22p63s1.     D. 1s22s22p63s23p1.

Lời giải:

Đáp án: C

Na (Z = 11): 1s22s22p63s1.

Bài 9: Vị trí của Na (z = 11) trong bảng tuần hoàn là

A. ô 11, chu kỳ 3, nhóm IA.     B. ô 11, chu kỳ 1, nhóm IIIA.

C. ô 11, chu kỳ 2, nhóm IA.     D. ô 11, chu kỳ 3, nhóm IIIA.

Lời giải:

Đáp án: A

Na (Z = 11): 1s22s22p63s1.

Na thuộc ô thứ 11 do có z = 11, chu kỳ 3 do có 3 lớp electron, nhóm IA do có 1 electron lớp ngoài cùng, nguyên tố s.

Bài 10: Để điều chế kim loại natri người ta dùng phương pháp nào sau dây?

(1) điện phân nóng chảy NaCl

(2) điện phân nóng chảy NaOH

(3) điện phân dung dịch NaCl có màn ngăn

(4) khử Na2O bằng H2 ở nhiệt độ cao

A. (2),(3),(4).     B. (1),(2),(4).

C. (1),(3).     D. (1),(2).

Lời giải:

Đáp án: D

2NaCl -dpnc→ 2Na + Cl2

4NaOH -dpnc→ 4Na + O2 + 2H2O.

Bài 11: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

A. R2O3.     B. RO2.

C. R2O.     D. RO.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 12: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là

A. Rb.     B. Li.

C. Na.     D. K.

Lời giải:

Đáp án: C

2M (0,03) + 2H2O → 2MOH + H2 (0,015 mol)

MM = 0,69 : 0,03 = 23. Vậy kim loại kiềm là Na.

Bài 13: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết một phần ba dung dịch A là

A. 100 ml.     B. 200 ml.

C. 300 ml.     D. 600 ml.

Lời giải:

Đáp án: B

Đặt 2 kim loại tương ứng với một kim loại là X

2X + 2H2O → 2XOH (0,06) + H2 (0,03 mol)

Trung hòa 1/3 dung dịch A

XOH (0,02) + HCl (0,02 mol) → XCl + H2O

→ VHCl = 0,02 : 0,1 = 0,2 lít = 200ml.

Bài 14: Hòa tan 2,3 gam một hỗn hợp K và một kim loại kiềm R vào nước thì thu được 1,12 lít khí (đktc). Kim loại R là

A. Li.     B. Na.

C. Rb.     D. Cs.

Lời giải:

Đáp án: A

Đặt hai kim loại K và R tương ứng với 1 kim loại là .

Ta có: 2M (0,1) + 2H2O → MOH + H2 (0,05 mol)

M = 2,3 : 0,1 = 23.

Mà MR < M < MK → R là Li thỏa mãn.

Bài 15: Hòa tan hết 10,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 3 lít dung dịch có pH = 13. Hai kim loại kiềm đó là

A. Na, K.     B. Li, Na.

C. K, Rb.     D. Rb, Cs.

Lời giải:

Đáp án: A

pH = 13 → [OH-] = 0,1M → nOH- = 0,3 mol = nMOH

Đặt hai kim loại kiềm tương ứng với 1 kim loại là M.

2M (0,3) + 2H2O → 2MOH (0,3 mol) + H2

M = 10,1 : 0,3 = 33,667

Có MNa (= 23) < M < MK (= 39)

Vậy 2 kim loại là Na và K.

Bài 16: Hòa tan 7,8 gam một kim loại kiềm R vào nước thu được 100ml dung dịch D và 2,24 lít H2 (đktc). Vậy R và nồng độ mol của dung dịch D là

A. Na và 1M.    B. K và 2M.

C. K và 1M.    D. K và 1,5M.

Lời giải:

Đáp án: B

Số mol H2 = 0,1 mol

Phương trình phản ứng: 2R (0,2) + 2H2O → 2ROH (0,2) + H2 (0,1 mol)

Tính được MR = m : n = 7,8 : 0,2 = 39. Vậy kim loại cần tìm là K.

CM (D) = 0,2 : 0,1 = 2M.

Bài 17: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 2,7.     B. 5,4.

C. 10,4.    D. 7,7.

Lời giải:

Đáp án: B

Ta có: nH2 = 0,04 mol

Gọi: nNa = x mol → nAl = 2x mol

Phản ứng: 2Na (x) + 2H2O → 2NaOH (x) + H2 (0,5x mol) (1)

2Al (x) + 2NaOH (x) + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (1,5x mol) (2)

Sau các phản ứng còn m(g) chất rắn không tan, đó là khối lượng của Al dư.

Theo phản ứng (1), (2) 0,5x + 1,5x = 0,4 → x = 0,2 mol

→ mAl ban đầu = 2x = 0,2.2 = 0,4 mol

Mà: nAl phản ứng = nNaOH = x = 0,2 mol → nAl dư = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol

→ m = mAl dư = 0,2.27 = 5,4 (g)

Bài 18: Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp Na và K vào nước được dung dịch A và V lít khí ở đktc. Để trung hòa hòa toàn dung dịch A phải dùng 75 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Vậy V có giá trị là

A. 0,56 lít.    B. 0,672 lít.

C. 0,84 lít.    D. 1,12 lít.

Lời giải:

Đáp án: C

Đặt hai kim loại Na và K tương ứng với 1 kim loại là M

2M + 2H2O → 2MOH (0,075) + H2 (0,0375 mol)

2MOH (0,075) + H2SO4 (0,0375) → M2SO4 + 2H2O

→ V = 0,0375.22,4 = 0,84 lít

Bài 19: Cho 6,2 gam hỗn hợp gồm Na và một kim loại kiềm M có tỉ lệ số mol là 1:1 tác dụng với 104 gam nước, người ta thu được 110 gam dung dịch. Vậy kim loại kiềm M là

A. Li.    B. K.

C. Rb.    D. Cs.

Lời giải:

Đáp án: B

Phương trình phản ứng

2Na (x) + 2H2O (x) → 2NaOH + H2 (0,5x mol)

2M (x) + 2H2O (x) → 2MOH + H2 (0,5x mol)

Theo đề bài ta có: 23x + Mx = 6,2 (1)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mkim loại + mnước = mdd + mhiđro

Từ đó: mhiđro = mkim loại + mnước - mdd = 6,2 + 104 - 110 = 0,2 (g)

→ 0,5x + 0,5x = 0,1 → x = 0,1 mol, thay vào (1) ta được M = 39 (K).

Bài 20: Cho dãy các kim loại kiềm: 11Na, 19K, 37Rb, 55Cs. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong dãy trên là

A. Cs.     B. Rb.

C. Na.     D. K.

Lời giải:

Đáp án: A

Cs có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong dãy (29oC).

Bài 22: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Al    B. Li

C. Ba    D. Cr

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 23: Kim loại nào sau đây tác dụng rõ rệt với nước ở nhiệt độ thường?

A. Fe.    B. Ag.

C. Na.    D. Cu.

Lời giải:

Đáp án: C

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Bài 24: Tính chất hóa học đặc trưng của các kim loại kiềm là

A. tính bazơ.    B. tính axit.

C. tính oxi hóa.    D. tính khử.

Lời giải:

Đáp án: D

Các kim loại kiềm có tính khử mạnh.

Bài 25: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất?

A. Mg.    B. Na.

C. Li.    D. Al.

Lời giải:

Đáp án: C

Li là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất 0,53g/cm3, nên là kim loại nhẹ nhất.

Bài 26: Điện phân nóng chảy 23,4g muối clorua của 1 kim loại kiềm R thu được 4,48 lít khí (đktc) ở anot. R là

A. Li.     B. Na.

C. K.    D. Rb.

Lời giải:

Đáp án: B

2RCl (0,4) -dnpc→ 2R + Cl2 (0,2 mol)

→ MRCl 0 = 23,4 : 0,4 = 58,5 → MR = 58,5 – 35,5 = 23.

Vậy R là Na.

Bài 27: Tính chất không phải của kim loại kiềm là

A. có nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. có số oxi hóa là +1 trong các hợp chất.

C. có độ cứng cao.

D. có tính khử mạnh.

Lời giải:

Đáp án: C

Các kim loại kiềm đều mềm, có thể cắt chúng bằng dao.

Bài 28: Để tiêu huỷ kim loại Na hoặc K dư thừa khi làm thí nghiệm ta dùng

A. dầu hoả.    B. nước vôi trong.

C. giấm ăn.    D. ethyl alcohol.

Lời giải:

Đáp án: D

Tiêu hủy kim loại Na, K bằng ethyl alcohol với phản ứng:

2Na + 2C2H5OH → 2C2H5ONa + H2

và 2K + 2C2H5OH → 2C2H5OK + H2.

Phản ứng này khá êm dịu, không gây nguy hiểm, không tạo ra chất độc hại, dễ xử lí.

Bài 29: Khi cho Na dư vào 3 cốc đựng mỗi dung dịch: Fe2(SO4)3, FeCl2 và AlCl3 thì 3 cốc

A. có kết tủa.    B. có khí thoát ra.

C. có kết tủa rồi tan.    D. không hiện tượng.

Lời giải:

Đáp án: B

Cả 3 cốc đều có khí thoát ra, do Na phản ứng với nước trong dung dịch:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Bài 30: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là

A. Na, Fe, K.    B. Na, Cr, K.

C. Be, Na, Ca.    D. Na, Ba, K.

Lời giải:

Đáp án: D

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên