Ôn tập chương Hợp chất chứa Nitrogen lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Tài liệu Ôn tập chương Hợp chất chứa Nitrogen lớp 12 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 12.

Ôn tập chương Hợp chất chứa Nitrogen lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 12 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

1. Bậc amine = số gốc hydrocarbon (R) liên kết trực tiếp với nguyên tử nitrogen.

2. Amine thể khí ở điều kiện thường: CH3NH2, C2H5NH2, CH3NHCH3, (CH3)3N.

- Aniline là chất lỏng, ít tan trong nước, không làm đổi màu quì tím và phenolphtalein.

3. Amine có tính base, có khả năng tạo phức và thể hiện tính khử khi tác dụng với nitrous acid. Riêng aniline có phản ứng làm mất màu nước bromine và tạo kết tủa trắng.

4. Các amino acid ở điều kiện thường là chất rắn, kết tinh không màu, tồn tại chủ yếu dạng ion lưỡng cực.

5. Aminno acid có tính lưỡng tính, tính điện di, phản ứng ester hóa và phản ứng trùng ngưng.

6. Tính điện di của amino acid là khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc vào pH của môi trường.

7. Protein hình cầu (lòng trắng trứng - anbumin) tan được trong nước, protein hình sợi (tóc, móng, sừng, …) không tan trong nước.

8. Khi đun nóng hoặc thêm acid, base, ion kim loại nặng nhiều protein sẽ bị đông tụ (luộc trứng, thịt cua nổi lên).

Quảng cáo

9. Thủy phân hoàn toàn peptit hoặc protein đơn giản đều thu được các α – amino acid.

10. Các peptit (trừ dipeptit) và protein hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo hợp chất màu tím (PƯ màu biuret).

- Protein tác dụng với HNO3 tạo chất rắn màu vàng.

* Bài tập tự luận

Câu 1. Viết đồng phân, gọi tên thay thế, tên gốc – chức, xác định bậc của các amine có công thức C2H7N, C3H9N, C4H11N.

Câu 2. Hoàn thành bảng sau:

Công thức

Tên thay thế

Tên bán hệ thống

Tên thường

Kí hiệu

 

 

 

Glycine

 

 

 

 

 

Alanine

 

 

 

 

 

Valine

 

 

 

 

Glutamic acid

 

 

 

 

 

Lysine

 

Câu 3. [CTST - SGK] Một peptide có cấu trúc như sau:

Ôn tập chương Hợp chất chứa Nitrogen lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

Quảng cáo

(a) Peptide trên chứa các amino acid nào? Có bao nhiêu lên kết peptide trong phân tử?

(b) Viết phản ứng thuỷ phân hoàn toàn peptide đã cho trong dung dịch HCl dư và dung dịch NaOH dư.

(c) Peptide này có phản ứng màu biuret không?

Câu 4. [KNTT - SGK] Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho:

(a) dung dịch aniline vào dung dịch HCl.

(b) dung dịch alanine vào dung dịch HCl.

(c) dung dịch Gly-Ala vào dung dịch NaOH dư, đun nóng.

Câu 5. [KNTT - SGK] Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptide Ala-Gly-Glu-Val thì có thể thu được các dipeptide và tripeptide nào?

* Bài tập trắc nghiệm

1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Câu 1. Chất X có công thức CH3NH2. Tên gọi của X là

A. trimethylamine.

B. ethylamine.

C. methylamine.

D. dimethylamine.

Quảng cáo

Câu 2. Chất nào sau đây là amine bậc một?

A. CH3NHC2H5.

B. (CH3)2NH.  

C. (C2H5)3N.

D. C6H5NH2.

Câu 3. [KNTT - SGK] Trong các đồng phân cấu tạo của các amine có công thức C3H9N, số amine bậc hai là

A. 0

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 4. Trong điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí?

A. Ethanol

B. Methyl acetate.

C. Aniline.

D. Methylamine.

Câu 5. Amine tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là

A. aniline.

B. ethylamine.

C. methylamine.

D. dimethylamine.

Câu 6. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

A. Phenylamine.

B. Methylamine.

C. Alanine

D. Glycine.

Câu 7. Methylamine (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây tạo alcohol?

A. HNO2

B. HCl

C. CuSO4.

D. FeCl3.

Câu 8. Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch: methylamine, aniline, acetic acid là

A. phenolphtalein.

B. quỳ tím.

C. sodium hydroxide

D. sodium chloride.

Câu 9. Aniline (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với

A. dung dịch NaCl

B. nước Br2

C. dung dịch NaOH

D. dung dịch HCl.

Câu 10. Alanine có công thức là

A. C6H5-NH2.

B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. H2N-CH2-COOH.

D. H2N-CH2-CH2-COOH.

Câu 11. Số nguyên tử oxygen trong phân tử glutamic acid là

A. 1

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 12. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất rắn?

A. Dimethylamine.

B. Ethylamine

C. Glycine

D. Methylamine.

Câu 13. Chất nào sau đây là dipeptide?

A. Ala-Gly-Ala.

 B. Ala-Ala-Ala.

C. Gly-Gly-Gly.

D. Ala-Gly.

Câu 14. Số liên kết peptide trong phân tử Ala – Gly – Ala – Gly là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 15. Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu

A. vàng.

B. đen.

C. đỏ.

D. tím.

Câu 16. Cho dãy các chất: CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 3.

B. 2.  

C. 4.  

D. 1.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các peptide đều có phản ứng màu biuret.

B. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một dipeptide.

C. Muối phenylammonium chloride không tan trong nước.

D. Ở điều kiện thường, methylamine và dimethylamine là những chất khí có mùi khai.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác enzyme.

B. Dung dịch valine làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

C. Amino acid có tính chất lưỡng tính.

D. Dung dịch protein có phản ứng màu biuret.

Câu 19. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thủy phân hoàn toàn polypeptide thu được các phân tử α-amino acid.

B. Protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu xanh lam.

C. Protein có thể bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid hoặc base.

D. Protein tác dụng với dung dịch nitric acid đặc tạo thành sản phẩm rắn có màu vàng.

Câu 20. Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được khi ở bảng sau:

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tìm

Quỳ tím chuyển màu xanh

Y

Dung dịch AgNO3/NH3, to

Tạo kết tủa Ag

Z

Nước bromine

Tạo kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. Aniline, glucose, ethylamine.

B. Ethylamine, glucose, aniline.

C. Ethylamine, aniline, glucose.

D. Glucose, ethylamine, aniline.

Câu 21. Kết quả thí nghiệm cùa các chất X, Y, Z với các thuốc thừ được ghi ở bảng sau:

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Quỳ tím chuyên màu hồng

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3

Tạo kết tủa Ag

Z

Nước bromine

Tạo kêt tủa trăng

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. Ethyl formate, glutamic acid, aniline.

C. Aniline, ethyl formate. glutamic acid.

B. Glutamic acid, ethyl formate, aniline.

D. Glutamic acid. aniline, ethyl formate.

Câu 22. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptide X mạch hở, thu được 3 mol glycine, 1 mol alanine và 1 mol valine. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val. Cấu tạo của X là

A. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.

B. Ala-Gly-Gly-Val-Gly.

C. Gly-Gly-Val-Gly-Ala.

D. Gly-Gly-Ala-Gly-Val

Câu 23. [KNTT - SGK] Cho các phát biểu sau:

(1) Dung dịch ethylamine và dung dịch aniline đều làm xanh giấy quỳ tím.

(2) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch methylamine vào dung dịch copper(II) sulfate, ban đầu thấy xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam.

(3) Cho dung dịch methylamine vào ống nghiệm đựng dung dịch iron(III) chloride thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ.

(4) Nhỏ vài giọt dung dịch aniline vào ống nghiệm đựng nước bromine thấy xuất hiện kết tủa trắng.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 24. Cho các phát biểu sau:

(a) Tất cả các peptide đều có phản ứng màu biuret.

(b) Muối phenylammonium chloride không tan trong nước.

(c) Ở điều kiện thường, methylamine và dimethylamine là những chất khí.

(d) Trong phân tử peptide mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxygen.

(e) Ở điều kiện thường, amino acid là những chất lỏng.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 4.

 C. 5.

D. 3.

2. Trắc nghiệm đúng – sai

Câu 25. Xét amine có công thức phân tử: C2H7N.

a. Có hai amine là đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C2H7N.

b. Tên gốc - chức amine bậc một có công thức phân tử C2H7N là ethylamine.

c. Công thức cấu tạo thu gọn của amine bậc hai ứng với C2H7N là CH3 – NH – C2H5.

d. Không tồn tại amine bậc ba có công thức phân tử C2H7N.

Câu 26. Trimethylamine là amine gây nên mùi tanh của cá

Ôn tập chương Hợp chất chứa Nitrogen lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 12)

a. Trimethylamine thuộc loại amine bậc 2.

b. Để khử mùi tanh của cá, ta có thể dùng giấm hoặc chanh.

c. Trimethylamine là chất lỏng, tan được trong nước.

d. Trimethylamine khi tan trong nước làm quỳ tím hóa xanh.

Câu 27. Xét 3 thí nghiệm minh họa tính base của amine.

 

TN1: Đĩa thủy tinh

TN2: Ống nghiệm (1)

TN3: Ống nghiệm (2)

Bước 1

Đặt vào mẩu giấy quỳ tím.

Lấy 2 mL dung dịch CH3NH2 và nhỏ thêm vài giọt phenolphthalein.

Lấy khoảng 1 mL dung dịch FeCl3.

Bước 2

Nhỏ vài giọt dung dịch CH3NH2 vào mẩu giấy quỳ tím.

Nhỏ từ từ 2 mL dung dịch HCl vào, lắc đều.

Nhỏ từ từ khoảng 3 mL dung dịch CH3NH2 vào, lắc đều.

a. Thí nghiệm 1 thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

b. Thí nghiệm 2 thấy dung dịch từ không màu chuyển sang màu hồng.

c. Thí nghiệm 3 thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ.

d. Nếu thay CH3NH2 bằng C6H5NH2 (C6H5-: phenyl) thì hiện tượng cả ba thí nghiệm trên không đổi.

Câu 28. Xét đặc điểm cấu tạo và tính chất vật lí của amino acid.

a. Trong phân tử amino acid, các nhóm -COOH và -NH2 tương tác với nhau làm cho chúng tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.

b. Ở điều kiện thường, amino acid là chất lỏng hoặc rắn.

c. Ở dạng kết tinh, amino acid có màu trắng.

d. Amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao và thường tan tốt trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

Câu 29. Cho amino acid X có công thức H2N – (CH2)4 – CH(NH2) – COOH.

a. Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitrogen trong X là 19,18%.

b. Tên gọi thông thường của X là valine.

c. Ở điều kiện thường, X là chất rắn, khi ở dạng kết tinh không có màu.

d. X thể hiện tính base khi tác dụng với dung dịch NaOH.

Câu 30. Xét phản ứng trùng ngưng của amino acid.

a. Các ε – amino acid hoặc ω – amino acid có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.

b. Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng ε – amino acid hoặc ω – amino acid là polymer và nước.

c. Polymer tạo thành trong phản ứng trùng ngưng amino acid thuộc loại polyester.

d. Nhóm chức amide là nhóm - CO – NH -.

Câu 31. Cho peptide X có tên gọi như sau: Gly – Val – Lys – Glu.

a. X thuộc loại tripeptide.

b. Amino acid đầu C của X là Glu.

c. X thủy phân không hoàn toàn có thể thu được tối đa 3 dipeptide.

d. Có thể phân biệt X với các dipeptide bằng phản ứng màu biuret.

Câu 32. Thí nghiệm về phản ứng màu biuret của peptide.

- Bước 1: Cho khoảng 1 mL dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm, nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc đều.

- Bước 2: Cho khoảng 4 mL dung dịch lòng trắng trứng (polypeptide) vào ống nghiệm, lắc đều.

a. Sau bước 1 thu được dung dịch xanh lam.

b. Sau bước 2 thu được dung dịch màu tím.

c. Nếu thay lòng trắng trứng (polypeptide) bằng các dipeptide khác thì hiện tượng sau bước 2 không đổi.

d. Phản ứng này có thể dùng để phân biệt lòng trắng trứng với các dipeptide.

Câu 33. Protein có vai trò rất quan trọng cho sự sống của con người và sinh vật.

a. Protein tham gia xây dựng tế bào, vận chuyển các chất trong cơ thể.

b. Protein điều hòa trao đổi chất, xúc tác cho quá trình sinh hóa.

c. Protein giúp thủy phân và tiêu hóa thức ăn.

d. Protein còn là nguồn thức ăn chính bổ sung năng lượng và các amino acid thiết yếu.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 12 các chủ đề hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên