Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Bài viết Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ.

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Phương pháp giải

Các dạng bài thường gặp:

+ Bài toán kim loại + axit → muối + H2

2M + 2nHX → 2MXn + nH2

2M + n H2SO4 → M2(SO4)n + nH2

Ta thấy khối lượng kim loại đã giảm vì tan vào trong dung dịch dưới dạng ion, nhưng khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn thu được sẽ tăng lên so với kim loại ban đầu do có anion gốc axit thêm vào

+ Bài toán nhiệt luyện

Oxit (X) + CO ( hoặc H2) → Chất rắn (Y) + CO2 ( hoặc H2O)

Ta không cần xác định Y gồm những chất nào nhưng ta luôn có:

m c/r giảm = mX – mY = mO và n CO2 (H2O) = n CO (hoặc H2) = n O = m/16

+ Bài toán kim loại + dung dịch muối

Ta có: Độ tăng (giảm) khối lượng của kim loại chính là độ tăng giảm khối lượng của muối ( vì lượng anion = const)

+ Bài toán chuyển muối này thành muối khác

Khối lượng muối thu được có thể tăng hoặc giảm do sự thay thế anion gốc axit này bằng anion gốc axit khác, sự thay đổi tuân theo quy tắc hóa trị

+ Bài toán chuyển oxit thành muối

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Lấy 3,44g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại kiềm đem hoà tan trong dung dịch HCl dư thì nhận được 448 ml CO2 (đktc). Vậy khối lượng muối clorua tạo thành là

A. 4,26 g.

B. 3,66 g.

C. 5,12 g.

D. 6,72g.

Giải:

Phản ứng xảy ra:

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Nhận thấy cứ 1 mol CO32- bị thay thế bởi 2 mol Cl- thì khối lượng muối tăng (2.35,5-60) = 11 (gam)

Do đó khối lượng muối clorua tạo thành là:

mmuối clorua = m muối cacbonat + 11.0,02 = 3, 66 (gam)

Đáp án B

Ví dụ 2: Lấy 4 g kim loại R hoá trị II đem hoà tan trong dung dịch HCl vừa đủ thì nhận được 2,24 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch X thì nhận được m (g) kết tủa. Vậy m có giá trị là

A. 8,12.

B. 10,0.

C. 11,12.

D. 12,0.

Giải:

Các phản ứng xảy ra:

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Như vậy từ kim loại ban đầu là R ta có sản phẩm muối cuối cùng là kết tủa RCO3.

Cứ 1 mol R sau các phản ứng tạo 1 mol RCO3 thì khối lượng tăng lên 60 gam.

Có nR = nH2 = 0,1

Vậy khối lượng kết tủa thu được là:

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Đáp án B

Ví dụ 3: Lấy 2 thanh kim loại M hoá trị II. Thanh 1 nhúng vào 250 ml dung dịch FeSO4; thanh 2 nhúng vào 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh 1 tăng 16g, thanh 2 tăng 20g. Biết nồng độ mol/l của 2 dung dịch ban đầu bằng nhau. Vậy M là

A. Mg.

B. N.

C. Zn.

D. Be.

Giải:

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Vì hai thanh kim loại M như nhau, nồng độ của hai dung dịch ban đầu bằng nhau và hóa trị của sắt và đồng trong dung dịch muối là II nên lượng kim loại M phản ứng ở hai dung dịch là bằng nhau.

Khối lượng các thanh kim loại tăng sau phản ứng là do M có khối lượng mol nhỏ hơn Fe và Cu.

Cứ 1 mol M phản úng tạo 1 mol Fe thì khối lượng kim loại tăng (56-M) gam.

Cứ 1 mol M phản ứng tạo 1 mol Cu thì khối lượng kim loại tăng (64-M) gam.

Gọi a là số mol M phản ứng.

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Đáp án A

Ví dụ 4: Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại A, B (đều có hoá trị II) vào nước được dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị m là

A. 6,36 g.

B. 63,6 g.

C. 9,12g.

D. 91,2g.

Giải:

Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:

Cứ 1 mol MCl2 → 1 mol M(NO3)2 và 2 mol AgCl thì m tăng 2.62 - 2.35,5 = 53 gam

Phản ứng tạo 0,12 mol AgCl có khối lượng muối tăng = 0,12.53/2 = 3,18 gam

mmuối nitrat = m muối clorua + mtăng = 5,94 + 3,18 = 9,12 (gam)

Đáp án D

Ví dụ 5: Cho hoà tan hoàn toàn a gam Fe3O4 trong dung dịch HCl, thu được dung dịch D, cho D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa để ngoài không khí đến khối lượng không đổi nữa, thấy khối lượng kết tủa tăng lên 3,4 gam. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi được b gam chất rắn. Giá trị của a, b lần lượt:

A. 46,4 g và 48 g.

B. 48,4 g và 46 g.

C. 64,4 g và 76,2 g.

D. 76,2 g và 64,4 g.

Giải:

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Ta thấy Fe3O4 có thể viết dạng Fe2O3.FeO. Khi cho D tác dụng với NaOH kết tủa thu được gồm Fe(OH)2 và Fe(OH)3. Để ngoài không khí

1 mol Fe(OH)2 tạo thành 0,2 mol Fe(OH)3 thêm 1 mol OH- khối lượng tăng lên 17 g

0,2 mol Fe(OH)2 tạo thành 0,2 mol Fe(OH)3 thì khối lượng tăng 3,4 gam.

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Đáp án A

Bài tập tự luyện

Bài 1: Lấy l,84g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại kiềm thổ đem hoà tan trong dung dịch HCl dư thì nhận được 448 ml CO2 (đktc) và m (g) hỗn hợp muối clorua. Vậy m có giá trị là

A. 192 g

B. 2,06 g.

C. 2,12 g.

D. l,24g

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Phản ứng xảy ra:

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Nhận thấy cứ 1 mol CO32- bị thay thế bởi 2 mol Cl- thì khối lượng muối tăng (2.35,5 -60) = 11 (gam).

Do đó khối lượng muối clorua tạo thành là:

m = mmuối clorua = mmuối cacbonat + 11.0,02 = 2,06 (gam)

Đáp án B

Bài 2: Lấy 2 thanh kim loại R hoá trị II có khối lượng p (g). Thanh 1 nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2; thanh 2 nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau thí nghiệm thanh 1 giảm 0,2%, thanh 2 tăng 28,4%. Biết số mol muối nitrat của R tạo ra trong 2 dung dịch bằng nhau. R là

A. Fe.

B. Ni.

C. Zn.

D. Mg.

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Các phản ứng xảy ra:

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Khối lượng thanh 1 giảm do khối lượng mol của R lớn hơn Cu và khối lượng thanh 2 tăng do khối lượng mol của M nhỏ hơn Pb.

Gọi số mol R đã phản ứng ở 2 trường hợp là a.

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

⇒ R = 65 là Zn

Đáp án C

Bài 3: Lấy l,36g hỗn hợp gồm Mg và Fe cho vào 400 ml dung dịch CuSO4 CM, sau khi phản ứng xong thì nhận được l,84g chất rắn Y và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z, lọc kết tủa nung ngoài không khí được l,2g chất rắn (gồm 2 oxit kim loại). Vậy CM của dung dịch CuSO4

A. 0,02 M.

B. 0,05 M.

C. 0,08M.

D. 0,12M.

Lời giải:

Các phản ứng xảy ra:

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Vì chất rắn thu được cuối cùng gồm 2 oxit kim loại nên 2 oxit này gồm MgO và Fe2O3.

Khi đó Mg và CuSO4 phản ứng hết, Fe có thể phản ứng hết hoặc dư.

Chất rắn Y gồm Cu và Fe dư

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Ta có khi 1 mol Mg phản ứng tạo 1 mol Cu thì khối lượng kim loại tăng (64-24) = 40 gam.

Khi 1 mol Fe phản ứng tạo 1 mol Cu thi khối lượng kim loại tăng (64 - 56) = 8 gam.

Mà a mol Mg và b mol Fe phản ứng với CuSO4.

Nên mtăng = 40a +8b =1,84-1,36 (1)

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Đáp án B

Bài 4: Lấy 2,144g hỗn hợp A gồm Fe, Cu cho vào 0,2 lít dung dịch AgNO3 CM , sau khi phản ứng xong nhận được 7,168g chất rắn B và dung dịch

C. Cho NaOH vào dung dịch C, lọc kết tủa nung ngoài không khí thì được 2,56g chất rắn (gồm 2 oxit). Vậy CM

A. 0,16 M.

B. 0,18 M.

C. 0,32M.

D. 0,36M.

Lời giải:

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Đáp án C

Bài 5: Một bình cầu dung tích 448 ml được nạp đầy oxi rồi cân. Phóng điện để ozon hoá, sau đó nạp thêm cho đầy oxi rồi cân. Khối lượng trong hai trường hợp chênh lệch nhau 0,03 gam. Biết các thể tích nạp đều ở đktc. Thành phần % về thể tích của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng là

A. 9,375%.

B. 10,375%.

C. 8,375%.

D. 11,375 %

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Thể tích bình không đổi, do đó khối lượng chênh là do sự ozon hóa. Cứ 1 mol oxi được thay bằng 1 mol ozon khối lượng tăng 16g

Vậy khối lượng tăng 0,03 gam thì số ml ozon (đktc) là

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Đáp án A

Bài 6: Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và M'CO3 vào dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là

A. 1,12 lít.

B. 1,68 lít.

C. 2,24 lít.

D. 3,36 lít.

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Đáp án C

Bài 7: Cho 1,26 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 3,42 gam muối sunfat. Kim loại đó là

A. Mg.

B. Fe.

C. Ca.

D. Al.

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.

Cứ 1 mol kim loại tác dụng tạo thành muối SO42- khối lượng muối tăng lên so với khối lượng kim loại ban đầu là 96 gam.

Theo đề khối lượng tăng 3,42 -1,26 = 2,16 g.

Vậy số mol kim loại M là 0,0225 mol.

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Đáp án B

Bài 8: Cho 8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng hết với 200 mL dung dịch CuSO4 đến khi phản ứng kết thúc, thu được 12,4 gam chất rắn B và dung dịch

D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc và nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam hỗn hợp gồm 2 oxit.

a. Khối lượng Mg và Fe trong A lần lượt là

A. 4,8 g và 3,2 g.

B. 3,6 g và 4,4 g.

C. 2,4 g và 5,6 g.

D. 1,2 g và 6,8 g.

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Các phản ứng:

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Dung dịch D gồm MgSO4 và FeSO4. Chất rắn B bao gồm Cu và Fe có thể dư

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Gọi x, y là số mol Mg và Fe phản ứng. Sự tăng khối lượng từ hỗn hợp A (gồm Mg và Fe) so với hỗn hợp B (gồm Cu và Fe có thể dư) là

(64x + 64y) - (24x + 56y) = 12,4 - 8 = 4,4

Hay : 5x + y = 0,55 (I)

Khối lượng các oxit MgO và Fe2O3 m = 40x + 80y = 8

Hay: x + 2y = 0,2 (II)

Từ (I) và (II) tính được x = 0,1; y = 0,05

mMg = 24.0,1 = 2,4 g và mFe = 8 - 2,4 = 5,6 g

Đáp án C

b. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4

A. 0,25 M.

B. 0,75 M.

C. 0,5 M.

D. 0,125 M.

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Đáp án B

c. Thể tích NO thoát ra khi hoà tan B trong dung dịch HNO3 dư là

A. 1,12 lít.

B. 3,36 lít.

C. 4,48 lít.

D. 6,72 lít.

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Hỗn hợp B gồm Cu và Fe dư. n Cu = 0,15 mol; n Fe = 0,1 - 0,05 = 0,05 mol.

Khi tác dụng với dung dịch HNO3: Theo phương pháp bảo toàn eletron

Phương pháp tăng giảm khối lượng trong hóa học vô cơ hay, có lời giải

Ta có 3a = 0,15 + 0,3; a = 0,15 (mol),

VNO = 0,15.22,4 = 3,36 (lít)

Đáp án B

d. Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 mL dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là

A. 3,81 g.

B. 4,81 g.

C. 5,21 g.

D. 4,86 g.

Lời giải:

Hướng dẫn giải:

Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.

Cứ 1 mol H2SO4 phản ứng, để thay thế O (trong oxit) bằng SO42- trong các kim loại, khối lượng tăng 96 - 16 = 80 g. Theo đề số mol H2SO4 phản ứng là 0,03 thì khối lượng tăng 0,24 g.

Vậy khối lượng muối khan thu được là: 2,81 + 2,4 = 5,21

Đáp án C

Xem thêm các phương pháp giải nhanh bài tập Hóa học hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

cac-phuong-phap-giai-nhanh-hoa-hoc-huu-co-vo-co.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên