Dãy hoạt động hoá học của kim loại lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Tài liệu Dãy hoạt động hoá học của kim loại lớp 9 trong Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Hóa 9.

Dãy hoạt động hoá học của kim loại lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Hóa học 9 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

A. LÝ THUYẾT CẦN NẮM VỮNG

I. Xây dựng dãy hoạt động của kim loại

♦ Thí nghiệm 1: Cho Na, Fe, Cu vào nước.

Hiện tượng: Na tan trong nước, sủi bọt khí còn Fe và Cu thì không.

PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑ ⇒ Na hoạt động hóa học mạnh hơn Fe và Cu.

♦ Thí nghiệm 2: Cho Fe, Cu vào dung dịch HCl

Dãy hoạt động hoá học của kim loại lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

Hiện tượng: Fe tan ra, sủi bọt khí còn Cu thì không.

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ ⇒ Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu.

♦ Thí nghiệm 3: Cho dây Cu vào dung dịch AgNO3

Hiện tượng: Có lớp chất rắn bám vào dây Cu, dung dịch chuyển sang màu xanh.

PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag  ⇒ Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag.

Quảng cáo

♦ Dãy hoạt động hóa học của kim loại:

                   K   Na   Ba   Ca   Mg   Al   Zn   Fe   Ni     Sn   Pb   (H)   Cu    Hg   Ag   Pt   Au

Cách nhớ: Khi Nào Bạn Cần  May  Áo  Záp  Sắt Nên  Sang Phố  Hỏi  Cửa Hàng  Á   Phi   Âu

Dãy hoạt động hoá học của kim loại lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

II. Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hoá học của kim loại lớp 9 (Chuyên đề dạy thêm Hóa 9)

♦ Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.

♦ Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng H2.

♦ Kim loại đứng trước H phản ứng với HCl, H2SO4, … tạo muối và giải phóng khí H2.

♦ Kim loại đứng trước (từ Mg trở đi) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Quảng cáo

B. BÀI TẬP

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1. [KNTT - SGK] Dự đoán hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có) trong các thí nghiệm sau:

(1) Rót dung dịch H2SO4 loãng vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 mL. Lần lượt cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau: Mg, Al, Zn.

(2) Cho viên kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3.

(3) Rót vào ba cốc thủy tinh loại 100 mL, mỗi cốc 25 mL nước cất. Cho vào mỗi cốc một mẩu kim loại trong số ba kim loại sau: Cu, Fe, Ca.

Câu 2. Nhằm xác định vị trí những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hóa học, người ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau:

- Thí nghiệm 1: Kim loại X đẩy được kim loại Z ra khỏi muối.

- Thí nghiệm 2: Kim loại Y đẩy được kim loại Z ra khỏi muối.

- Thí nghiệm 3: Kim loại X đẩy được kim loại Y ra khỏi muối.

- Thí nghiệm 4: Kim loại Z đẩy được kim loại T ra khỏi muối.

Em hãy sắp xếp các kim loại theo chiều mức độ hoạt động hóa học giảm dần.

Câu 3. Cho các kim loại: Cu, Fe, Na, Mg, Al, Ba, Zn, Ag.

Quảng cáo

(a) Sắp xếp các kim loại trên theo chiều giảm dần khả năng hoạt động hóa học.

(b) Kim loại nào tác dụng được với nước ở điều kiện thường?

(c) Kim loại nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

(d) Kim loại nào đẩy được Fe ra khỏi dung dịch FeCl2.

Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 4. [CD - SGK] Dựa vào dãy hoạt động hóa học, hãy hoàn thành các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp chất dưới đây (nếu có):

(a) Zn và dung dịch HCl.   

(b) Zn và dung dịch MgSO4.

(c) Zn và dung dịch CuSO4.                          

(d) Zn và dung dịch FeCl2

Câu 5. [CTST - SGK] Giải thích vì sao trong phòng thí nghiệm, kim loại sodium, potassium được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa?

Câu 6. Bạc (silver) có lẫn tạp chất là đồng (copper). Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách bạc ra khỏi hỗn hợp. Viết các PTHH xảy ra.

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 7. [CTST - SGK] Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng sau:

(a) Ca + H2O

(b) Fe + HCl

(c) Zn + CuSO4

Câu 8. [CD - SGK] Hoàn thành các phương trình hóa học sau (nếu có):

(a) Fe + HCl

(b) Cu + HCl

(c) Mg + H2SO4 loãng

(d) Cu + H2SO4 loãng

(e) Mg + Cu(NO3)2

(g) Ca + H2O

(h) Au + H2O

Câu 9. Từ Mg hãy viết các phương trình điều chế ra MgO, MgS, MgCl2, MgSO4, Mg(NO3)2.

Câu 10. Ngâm một lá sắt (iron) sạch trong dung dịch CuSO4 một thời gian. Các nhận định về kết quả phản ứng sau đây đúng hay sai? (Đánh dấu “X” vào lựa chọn)

Nhận định

Đúng

Sai

(a) Không có phản ứng xảy ra.

 

 

(b) Chỉ có đồng (copper) bám trên lá sắt (iron) còn lá sắt không có thay đổi gì.

 

 

(c) Trong phản ứng trên, sắt (iron) bị hòa tan và đồng (copper) được giải phóng.

 

 

(d) Phản ứng tạo thành kim loại đồng (copper) và muối iron (III) sulfate.

 

 

(e) Khối lượng lá sắt (iron) tăng thêm đúng bằng khối lượng đồng (copper) bám trên lá sắt trừ đi khối lượng sắt bị hòa tan

 

 

Câu 11. Một mẫu thủy ngân (mercury) có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb. Hãy nêu phương pháp hóa học để làm sạch mẫu thủy ngân trên. Viết các PTHH xảy ra.

❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

♦ Mức độ BIẾT

Câu 1. Trong số các kim loại Zn, Fe, Cu, Ni, kim loại hoạt động hóa học mạnh nhất là

A. Zn.   

B. Fe.    

C. Ag.   

D. Cu.

Câu 2. Kim loại nào trong số các kim loại Al, Fe, Ag, Cu hoạt động hóa học mạnh nhất?

A. Fe.    

B. Ag.   

C. Al.                                

D. Cu.

Câu 3. Cho dãy các kim loại: Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy hoạt động hóa học yếu nhất là?

A. Cu.   

B. Mg.  

C. Al.    

D. Ag.

Câu 4. Cho dãy các kim loại: Mg, K, Fe, Zn. Kim loại trong dãy hoạt động hóa học yếu nhất là?

A. K.     

B. Mg.  

C. Zn.   

D. Fe.

Câu 5. Kim loại nào sau đây tan tốt trong nước ở điều kiện thường?

A. Na.   

B. Mg.  

C. Zn.   

D. Cu.

Câu 6. Kim loại nào sau đây tan tốt trong nước ở điều kiện thường?

A. Fe.    

B. Zn.   

C. K.     

D. Al.

Câu 7. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với H2O?

A. Fe.    

B. Ca.   

C. Cu.   

D. Mg.

Câu 8. (QG.19 - 201). Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường?

A. Cu.   

B. Fe.    

C. Na.   

D. Al.

Câu 9. [MH - 2022] Kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư?

A. Cu.   

B. Ag.   

C. K.     

D. Au.

Câu 10. (B.14): Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?

A. Mg.  

B. Fe.                                

C. Al.    

D. Na.

Câu 11. [MH - 2021] Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch kiềm?

A. Al.                                

B. K.     

C. Ag.   

D. Fe.

Câu 12. [QG.21 - 201] Kim loại phản ứng với dung dịch HCl loãng sinh ra khí H2

A. Hg.   

B. Cu.                               

C. Fe.    

D. Ag.

Câu 13. [QG.21 - 203] Kim loại nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?

A. Au.                               

B. Cu.                               

C. Ag.                               

D. Na.

Câu 14. [QG.21 - 204] Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2?

A. Au.   

B. Cu.                               

C. Mg.  

D. Ag.

Câu 15. [QG.22 - 202] Kim loại nào sau đây không phản ứng được với HCl trong dung dịch?

A. Ni.                                

B. Zn.   

C. Fe.    

D. Cu.

Câu 16. [QG.22 - 202] Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch CuSO4?

A. Mg.  

B. Fe.    

C. Zn.                               

D. Ag.

Câu 17. Kim loại nào không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Zn.   

B. Fe.    

C. Al.    

D. Ag.

Câu 18. Kim loại phản ứng được với dung dịch HCl loãng là

A. Ag.   

B. Au.   

C. Cu.   

D. Al.

Câu 19. (A.14) Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Na.   

B. Al.    

C. Mg.                              

D. Cu.

Câu 20. Kim loại Fe phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. CuSO4.                        

B. MgCl2.                         

C. AlCl3.                          

D. KNO3.

Câu 21. Kim loại Cu phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. ZnSO4.                        

B. MgCl2.

C. AgNO3.                       

D. NaNO3.

Câu 22. Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. CuSO4.                        

B. MgCl2.

C. FeCl2.                          

D. AgNO3.

Câu 23. (C.08) Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là

A. Cu + dung dịch FeCl3.               

B. Fe + dung dịch HCl.

C. Fe + dung dịch FeCl3.                                            

D. Cu + dung dịch FeCl2.

♦ Mức độ HIỂU

Câu 24. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần từ trái sang phải là

A. Mg, K, Fe, Cu.             

B. Cu, Fe, K, Mg.             

C. K, Mg, Fe, Cu.             

D. Cu, Fe, Mg, K.

Câu 25. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần từ trái sang phải là

A. Al, Mg, K, Ca.             

B. Ca, K, Mg, Al.             

C. K, Ca, Mg, Al.             

D. Al, Mg, Ca, K.

Câu 26. Dãy chất gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về hoạt động hóa học là:

A. Cu; Fe; Zn; Al; Na; K.               

B. Al; Na; Fe; Cu; K; Zn.

C. Fe; Al; Cu; Zn; K; Na.               

D. Fe; Cu; Al; K; Na; Zn.

Câu 27. (M.15) Phương trình hóa học nào sau đây là sai?

A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.   

B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.

C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.     

D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.

Câu 28. (B.14) Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. 2Fe + 3H2SO4(loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2.               

B. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2.

C. 2Al + Fe2O3 to Al2O3 + 2Fe. 

D. 4Cr + 3O2 to 2Cr2O3

Câu 29. Khi cho mẫu Zn vào bình đựng dung dịch X, thì thấy khối lượng chất rắn trong bình từ từ tăng lên. Dung dịch X là

A. Cu(NO3)2.

B. AgNO3.                       

C. KNO3.

D. Fe(NO3)3.

Câu 30. Hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cu, Ag. Có thể thu được Ag tinh khiết bằng cách nào sau đây?

A. Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HCl.

B. Hoà tan hỗn hợp vào H2SO4 loãng.

C. Hoà tan hỗn hợp kim loại vào dung dịch AgNO3.

D. Dùng nam châm tách Fe và Cu ra khỏi Ag.

♦ Mức độ VẬN DỤNG

Câu 31. (201 – Q.17) Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là

A. 4.      

B. 3.      

C. 1.      

D. 2.

Câu 32. Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl, Z đẩy được T trong dung dịch muối T; X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau:

A. T, Z, X, Y.                   

B. Z, T, X, Y.                   

C. Y, X, T, Z.                   

D. Z, T, Y, X.

Câu 33. Cho các phát biểu sau:

(a) Kim loại dẻo nhất là vàng (gold).

(b) Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc (silver).

(c) Tất cả các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl.

(d) Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, các kim loại đứng trước Mg tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

(e) Tất cả các kim loại mạnh đều đẩy được các kim loại yếu hơn ra khỏi muối.

Số phát biểu đúng là

A. 1.      

B. 2.      

C. 3.      

D. 4.

2. Trắc nghiệm đúng - sai

Câu 34. Cho các kim loại K, Cu tác dụng với nước.

a. Kim loại K tan ra, có hiện tượng sủi bọt khí.

b. Kim loại Cu tan ra, không có sủi bọt khí.

c. Thí nghiệm chứng tỏ K hoạt động hóa học mạnh hơn Cu.

d. Thí nghiệm chứng tỏ Cu hoạt động hóa học mạnh hơn K.

Câu 35. Cho các kim loại Cu, Fe tác dụng với dung dịch HCl.

a. Kim loại Cu tan ta, có hiện tượng sủi bọt khí.

b. Kim loại Fe không tan.

c. Thí nghiệm chứng tỏ Cu hoạt động hóa học yếu hơn Fe.

d. Thí nghiệm chứng tỏ Fe hoạt động hóa học yếu hơn Cu.

Câu 36. Cho dây kim loại Cu vào dung dịch AgNO3.

a. Kim loại Cu tan ta, dung dịch chuyển sang màu vàng.

b. Có lớp chất rắn bám bên ngoài dây Cu, dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh.

c. Thí nghiệm chứng tỏ Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag.

d. Trong dãy hoạt động hóa học, Cu đứng sau Ag.

Câu 37. Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết mức độ hoạt động hóa học của kim loại.

a. Kim loại Na hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại Fe.

b. Kim loại Mg hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại Al.

c. Kim loại Cu hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại Fe.

d. Kim loại Fe hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại Ag.

Câu 38. Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết mức độ hoạt động hóa học của kim loại.

a. Kim loại Al hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại Zn.

b. Kim loại Ag hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại Cu.

c. Kim loại Cu hoạt động hóa học yếu hơn kim loại Fe.

d. Kim loại Zn hoạt động hóa học mạnh hơn kim loại Mg.

Câu 39. Cho các kim loại Na, K, Mg, Zn lần lượt tác dụng với nước.

a. Kim loại Na, K phản ứng mãnh liệt với nước ngay điều kiện thường.

b. Kim loại Mg, Zn phản ứng với hơi nước khi đun nóng.

c. Để bảo quản kim loại Na, K người ta ngâm trong dầu hỏa.

d. Dung dịch tạo thành khi cho Na, K tác dụng với nước làm quì tím chuyển sang đỏ.

Câu 40. Cho các kim loại: Na, Mg, Ag, Cu, Fe, Al.

a. Thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hóa học của các kim loại là Na, Mg, Al, Fe, Ag, Cu.

b. Kim loại Na có thể đẩy Mg ra khỏi dung dịch muối.

c. Kim loại Fe có thể đẩy Cu ra khỏi muối.

d. Có 2 kim loại không tác dụng với dung dịch HCl.

Câu 41. Cho các kim loại: K, Ag, Mg, Zn, Au.

a. Thứ tự giảm dần mức độ hoạt động hóa học của các kim loại là K, Mg, Zn, Ag, Au.

b. Kim loại K tác dụng được với dung dịch ZnCl2.

c. Kim loại Mg tác dụng được với dung dịch ZnSO4.

d. Có 3 kim loại tác dụng được với dung dịch HCl.

Câu 42. Cho các kim loại: K, Fe, Zn, Ag, Al.

a. Chiều tăng dần mức độ hoạt động hóa học của các kim loại là Ag, Fe, Zn, Al, K.

b. Kim loại tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường là K.

c. Kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng gồm Fe, Zn, Al.

d. Có 3 kim loại tác dụng được với dung dịch FeCl2.

Câu 43. Cho các kim loại: Na, Cu, Ag, Mg, Al.

a. Chiều tăng dần mức độ hoạt động hóa học của các kim loại là Al, Cu, Ag, Mg, Na.

b. Kim loại Na tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường còn kim loại Mg tác dụng với hơi nước khi đun nóng.

c. Kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng gồm Na, Mg, Al.

d. Có 2 kim loại tác dụng được với dung dịch CuCl2.

Câu 44. [CD - SGK] Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại ta có thể dự đoán được khả năng phản ứng của kim loại với các chất.

a. Sắt tác dụng được với dung dịch muối copper(II) sulfate.

b. Sắt không tác dụng được với dung dịch muối copper(II) nitrate.

c. Kẽm tác dụng được với dung dịch muối silver nitrate.

d. Bạc tác dụng được với dung dịch hydrochloric acid.

3. Trắc nghiệm trả lời ngắn

♦ Mức độ HIỂU

Câu 45. Cho các kim loại: Na, Mg, K, Ca, Fe, Al. Có bao nhiêu kim loại tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường?

Câu 46. Cho các kim loại: K, Ag, Mg, Ca, Ba, Cu. Có bao nhiêu kim loại tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường?

Câu 47. Cho các kim loại: Mg, Fe, Na, K, Cu, Ag. Có bao nhiêu kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thích hợp?

Câu 48. Cho các kim loại: Na, Mg, K, Cu, Fe, Ag. Có bao nhiêu kim loại tác dụng với dung dịch HCl?

Câu 49. Cho các kim loại: K, Zn, Cu, Au, Mg, Ag. Có bao nhiêu kim loại tác dụng mạnh với dung dịch H2SO4 loãng?

Câu 50. Cho các kim loại: Na, Mg, K, Ca, Fe, Al. Có bao nhiêu kim loại đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối?

Câu 51. Cho các kim loại: K, Cu, Mg, Al, Ag. Có bao nhiêu kim loại đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối?

Câu 52. Cho các kim loại: Mg, Na, Ag, Fe, K. Có bao nhiêu kim loại tác dụng được với dung dịch CuSO4?

♦ Mức độ VẬN DỤNG

Câu 53. Cho các kim loại Na, Fe, K, Cu lần lượt tác dụng với nước (điều kiện thường) và dung dịch HCl. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra?

Câu 54. Cho các kim loại K, Ag, Na, Zn, Cu lần lượt tác dụng với nước (điều kiện thường) và dung dịch FeSO4. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra?

Câu 55. Cho các kim loại Ca, K, Cu, Fe, Al lần lượt tác dụng với nước (điều kiện thường), dung dịch HCl và dung dịch CuSO4. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra?

Câu 56. Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho Fe vào nước ở nhiệt độ thường.

(b) Cho Mg vào dung dịch HCl.

(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.

(d) Cho Fe vào dung dịch MgCl2.

(e) Đốt Fe trong không khí.

Có bao nhiêu thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học?

Câu 57. Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho Ca vào nước.

(b) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.

(c) Cho Fe vào dung dịch HCl.

(d) Cho Cu vào dung dịch FeCl2.

(e) Cho Fe vào dung dịch AgNO3.

Có bao nhiêu thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học?

Câu 58. Cho các thí nghiệm sau:

(a) Cho K vào nước.

(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

(c) Cho Zn vào dung dịch HCl.

(d) Cho Mg vào dung dịch CuCl2.

(e) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm tạo thành chất khí?

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Hóa học lớp 9 các chủ đề hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên